A
reporter's love for a wounded people
Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của
tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết
"foreword" và endorsements.
Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết
rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng
niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ
của chúng ta:
Đoạn
kết
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt ViệtNam . Vào năm 2015, thế giới sẽ
chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó
là ngày "giải phóng." Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành
lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ
không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ
và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống
trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế
tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua
mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam
và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính
thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện
này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến
mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là
Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt
Tàu Thống Nhất Hà Nội và Sài Gòn
Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống
nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã
được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức
hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ
độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ
vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald
Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết
Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ
thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng
trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và
cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Trại tù cải tạo
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và
lịch sử của phương
Việt Minh 1954
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt
động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ
tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và
con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả
một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách
tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô
Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng
toàn trị hay không? Không.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể
sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh
Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn
không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát
tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?
Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại
sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại
giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác"
duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao
các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta , làm cho
một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao
các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những
người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc
về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản
khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn
công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?
Đường mòn HCM
Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám
ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian
với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám
phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính
trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý
kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League
thì không bao giờ đủ cả.
Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh
bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các
phương tiện khủng bố."
Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép
nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa
kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và
tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách
sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ
Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày
nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc
phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha
hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín
mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng
xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ
và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra
trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam . Tác động của sự khiếm khuyết
đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá
hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được.
Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín
trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai
là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác:
khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp
tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một
người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam , tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm
ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những
tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga
xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi
ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
Uwe Siemon-Netto
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.