Wednesday, August 21, 2013

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

image
Người xưa trọng nghề vì nghề nuôi sống được thợ. Có nghề là đời sống được bảo đảm. Tay nghề giỏi là thân được sướng và có chuyên tâm vào công việc thì mới mong thành công. Còn những câu thành ngữ quen thuộc khác cũng mang ý nghĩ trên:
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" hay "Trăm hay không bằng tay quen": có giỏi cũng phải thực tập mới được.
Tiếng Mỹ còn có câu "Jack of all trades, master of no one" (= cái gì cũng làm thì không giỏi cái gì được). Rõ ràng là người xưa chỉ lo sao có được cái nghề để lo miếng cơm, manh áo, nuôi thân, nuôi gia-đình, vợ con. Nhìn xa hơn chút thì quả nhiên tất cả những danh-nhân đều là những chuyên-gia đã thành công trong địa-hạt của mình: khoa-học, chính-trị, âm-nhạc, thể-thao...
Và ngay cả trong cùng một ngành cũng nên chuyên vào một bộ môn: bác sĩ thì le lắm rồi nhưng nếu nha-sĩ hay bác-sĩ mắt, hay chuyên hẳn về ung thư não chẳng hạn thì lại càng bảo-đảm. Càng chuyên-môn càng "ăn tiền", nghĩa bóng cũng như nghĩa đen.

image
Một võ sĩ cần có một tuyệt-chiêu để tác oai, tác quái (đừng quên Vương Trùng Dương đã trở thành Võ lâm chí tôn nhờ công phu Nhất Dương Chỉ); một kiếm sĩ cần có một nhát bí-mật (botte secrète); ca sĩ phải có ít nhất một bài tủ làm ký-hiệu (Chiều mưa biên-giới của quái-kiệt Trần Văn Trạch, Đêm đông của nữ ca-sĩ Bạch Yến, Riêng một góc trời của Tuấn Ngọc, ...). Nhất là trong những ngành nghệ-thuật, hay dở là chuyện khó khẳng-định nhưng có được một phong cách (style) riêng-biệt mới là điều cần.

image
Chúng ta ai cũng biết đến "hệ-thống danh-nhân" (celebrity system) của Mỹ: làm gì thì làm, miễn sao nổi-tiếng thì đi đâu cũng lọt, làm gì cũng dễ thành-công. Một thí-dụ điển-hình của địa-vị "celebutante" (nổi-tiếng không phải vì tài) là cô Paris Hilton, chắt của thành-lập viên nhóm khách-sạn HILTON: nhờ con nhà giàu và nhờ một cuốn băng video nóng bỏng tung lên Mạng, cô đã trở thành rất nổi-tiếng để sau đó trở thành diễn-viên, ca sĩ, văn sĩ, doanh nhân, ... và tỉ-phú.

Nhất nghệ tinh không chỉ áp-dụng nơi một cá-nhân, mà còn có thể là nét đặc trưng của cả một nhóm: làng Cự Đà nổi tiếng với nghề gia-truyền làm tương, làng Hành-Thiện nổi-tiếng là làng Nho học từ xưa, có nhiều người học hành đỗ đạt... Bên Mỹ này, ba phần tư chủ-nhân tiệm làm móng tay vùng California là người Việt-Nam, trong khi người Đại-Hàn thành-công với nghể giặt ủi và người Trung Hoa nổi-tiếng với nghề tiệm ăn.

image
Nước Thuỵ-Sĩ, nuớc của đồng-hồ, còn nổi-tiếng với ngân-hàng và cơ-sở tài-chánh. Nước Pháp nổi-tiếng nhờ rượu vang, thức ăn, đồ xa-xỉ-phẩm như nước hoa, quần áo, ... Nước Đức, nước Bỉ được biết đến nhờ rượu bia,...Những nuớc Trung-Đông thì được Trời ban cho dầu-hoả. Trong ngành thể-thao, Trung-Quốc đứng đầu với môn bóng bàn, nước Ba-Tây với môn bóng đá, ...
Nói tóm lại, khó ai có thể nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" là sai, như lịch-sử đã chứng minh từ ngàn đời nay. Chỉ có điều, thời buổi này thay đổi nhiều và nhanh quá, một nghề đang thịnh hôm nay, ngày mai có thể chết: máy vi-tính đã giết nhiều nghề trong ngành kế-toán và nghề bàn giấy, Internet đã làm đảo điên những nghề điã nhạc, phim ảnh, báo chí, bưu-điện, ...

Bách nghệ tinh, ...
Như đã nói,  "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết". Cũng như "Jack of all trades, master of no one" (= cái gì cũng làm thì không giỏi cái gì được). Ôm đồm quá chỉ có hại. Nếu có một ngoại-lệ đáng kể nhất thì chắc hẳn phải nhắc đến Leonardo di ser Piero da Vinci (Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci, Ý Đại Lợi), thường được gọi là Leonardo da Vinci. Ông được coi là một thiên-tài toàn năng: họa sĩ (bức tranh nổi tiếng nhất là Mona Lisa), nhà điêu-khắc, nhạc sĩ, bác sĩ, nhà giải-phẫu, kỹ sư, kiến-trúc sư, nhà sáng tạo và triết gia.

image
Có lẽ tự cổ chí kim, trên đời này không còn ai biết nhiều, hiểu rộng hơn ông. Nói đến bách nghệ, bên Pháp có trường Bách Khoa Paris (École Polytechnique) còn được nhắc đến với tên X, thành-lập năm 1794, là trường cao-đẳng đại-học đào tạo kỹ sư nổi tiếng nhất tại Pháp. Mục đích truyền thống của các sinh viên Polytechnique (Polytechniciens) là trở thành nhân lực cao cấp của quốc gia và mục đích này vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy vẫn được nhắc đến như đào tạo đại-học, nhưng trên thực tế chương-trình học luôn vượt khá xa so với chương-trình đại-học khoa-học bình thường.
Thêm vào đó, chương-trình học thường rất rộng, sinh viên thường tiếp cận các môn học nằm ngoài chuyên ngành của mình. Triết lý "rộng hơn sâu" đã gây nên rất nhiều tranh cãi từ nhiều năm nay, nhưng điều này đã làm nên tính đặc-trưng của chương-trình học Polytechnique. Thực tế cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp, đa số có một nền tảng khoa-học cơ-bản rất chắc chắn, giúp họ dễ dàng đào sâu vào bất cứ chuyên ngành nào trong thời gian ngắn hơn nhiều so với một sinh viên đại-học bình thường.

image
Trong môi trường làm việc, phần lớn các cựu sinh viên Polytechnique đều trở thành Giám-Đốc, Tổng-Giám-Đốc trong những hãng tư hay viên-chức cao-cấp trong chính phủ, không ai là không thành công cả. Mặt khác, bất cứ bộ-trưởng, thủ-tướng, tổng-thống Pháp nào cũng đều xuất thân từ Trường Quốc Gia Hành Chánh (Ecole Nationale de l'Administration, gọi tắt là E.N.A.) hay ít nhất là trường Cao Học Chính Trị (Institut d'Etudes Politiques de Paris, gọi tắt là Sciences Po).
Mẫu số chung của các trường này là chương trình học rất rộng và nhất là cách giảng dạy tập cho sinh-viên một lối suy-nghĩ đặc thù của những nhà lãnh-đạo: phân-tích và hiểu rất nhanh qua những điểm chính-yếu để quyết định. Điều này cũng dễ hiểu vì vai-trò một lãnh-đạo là chỉ đường (đạo), là quyết định để người khác thi hành. Như vậy, một nhà lãnh đạo không thể là một chuyên-gia. Vẫn bên Pháp, nếu ngược giòng thời gian lên thế kỷ thứ 17, ta sẽ có khái-niệm "Honnête Homme" làm mẫu-mực nhân-tính (modèle d'humanité) cho nam-giới quí-tộc cũng như tư-sản thời đó. Khái-niệm "Honnête
Homme" này hầu như chỉ có bên Pháp, tôi chỉ có thể tạm dịch là "Quân-tử Pháp" coi như là gần nhất. Người Quân-tử Pháp phải là một người có kiến-thức rộng và là người hoạt-bát, nhưng phải biết lịch-sự và khiêm-tốn. Nói về sự hiểu-biết, người Quân-tử Pháp là người toàn-năng, có óc tổng-quát hơn là chuyên-môn.


image
(Blaise Pascal đã từng khẳng-định "il est plus beau de savoir quelque chose sur tout que de savoir tout d'une chose" = Biết chút ít về tất cả mỹ miều hơn là biết tất cả về một thứ). Người này có đầu óc mở rộng và hiếu kỳ. Nói về nhân-tính, người Quân-tử Pháp phải biết cân-bình giữa Thân và Tâm, biết chừng mực, trọng sự cân-đối hài hòa (điểm này có đôi phần tương-tự với pháp Trung-Dung). Ngoài xã-hội, người này lịch sự với đàn bà (galant), nhã nhặn, cởi mở, có duyên (nhưng vẻ hài-hước dí dỏm của ông là loại tế-nhị làm người khác mỉm cười). Nói tóm lại, lý-tưởng "Honnête Homme" là một mẫu người đi ngược lại quan-niệm "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", tuy rằng "nghệ" ở đây chỉ-định nghề-nghiệp nuôi thân chứ không nghĩa rộng như quan-điểm "Honnête Homme".

image
Nói đến đây, tôi lại nhớ đến một nhân-vật thật đặc sắc: Sir Richard Branson, một doanh-nhân tỷ phú người Anh, bỏ học từ lúc 15 tuổi và ngày hôm nay là chủ nhân của nhóm Virgin, với hơn 400 công-ty và 55.000 nhân viên trên toàn cầu và trong mọi địa-hạt: đĩa nhạc, điện-ảnh và truyền hình, thể thao, du lịch, hàng không và xe lửa, nước uống và thực phẩm, ... Ông còn rất quan-tâm đến những vấn đề ô-nhiễm và từ-thiện.
Chủ-trương của ông là nếu biết kinh-doanh thì mình vẫn có thể thành công trong bất cứ ngành nào. Ông đã được vinh danh và được lãnh nhiều giải toàn cầu, ông cũng đã được phong "Hiệp sĩ" (knight) bởi Hoàng-tử Charles. Trên phương-diện cá-nhân, ông là một thể-thao gia có hạng (máy bay, thuyền buồm, kite board, khí cầu đốt lửa / montgolfière với vài kỷ-lục đã được thâu nhận, ...), và (dĩ nhiên) ông là một tay Playboy khét tiếng.


image
Lại một bách nghệ gia.

Nhất nghệ hay bách nghệ?

Đào sâu hay đào rộng? Đặt câu hỏi cho có lệ chứ đương nhiên là khía cạnh nào cũng có cái hay cái dở, điểm lợi điểm bất lợi, và đừng quên điểm chính là phải phù-hợp với cá-tính và khả năng của mỗi người. Như đã xem, nhất nghệ hay bách nghệ đều có thể thành công (hay thất bại) như nhau, lại trở về số-phận của mỗi người thôi. Riêng trong trường-hợp tôi, chắc hẳn câu "Jack of all trades, master of no one" là đúng hơn hết. Thuở đi học, tôi đã chọn kỹ-sư thay vì bác sĩ vì tôi sợ học thuộc lòng, sau đó tôi học thêm một năm về quản-trị xí-nghiệp rồi bắt đầu đi làm với trách-nhiệm quản-lý những chương-trình huấn-luyện nhân-viên (Responsable formation / Training manager). Tôi học kỹ-sư về kim-loại, đi làm trong những hãng/xưởng kim loại suốt 15 năm để rồi sau cùng vẫn chả biết gì về kim loại, vì tôi làm toàn những nghề "tổng quát" trong những địa hạt nhân sự (Ressources humaines / Human resource), quản lý (Management) hay Quality (ngành này hình như ít thấy ở Việt-Nam, tôi không biết phải dịch là gì, có lần tôi đọc được trên Mạng danh từ "Quản lý Chất lượng tổng quát" để chỉ định Total Quality Management thì thấy nó "kỳ kỳ" làm sao ý). Đã có lần đi phỏng vấn, một nhà tuyển dụng (recruiter) đã định-nghĩa tôi là một "kỹ sư văn chương", đúng là nửa người, nửa ngợm (nửa đười ươi)!

image 
Sau đó, tôi ra làm riêng trong nghề cố-vấn Quản-lý (Management consulting) và đã may mắn có dịp tiếp xúc với gần 300 công-ty trong những địa-hạt rất khác biệt: ngân hàng, bảo-hiểm, kế-toán, thương nghiệp, giáo-dục, thông tin đại chúng, năng lượng và nước, cơ-quan nhà nước, nhà in (trong đó có in tiền và in tem bưu-điện), Công chánh, hóa học, dầu hỏa, ...
Tính tôi hiếu kỳ lắm, tôi thích học hỏi trong rất nhiều ngành: tâm-lý, xã-hội, triết, lịch-sử, âm nhạc, văn chương, nhiếp ảnh, ...
Nói về ăn, tôi đã thử rất nhiều thức ăn trên thế-giới và đi ăn hiệu, tôi thường gọi những món tôi chưa bao giờ ăn. Thích ăn nên tôi cũng biết "lăn vào bếp". Nói về nhạc, tôi nghe đủ loại: cổ điển, Rock, Pop, Jazz,... cũng như nhạc thuần-túy các nước (World music), chỉ trừ có nhạc Rap thì nghe chưa lọt tai. Du-lịch thì tôi đã được đi thăm viếng rất nhiều vùng trong rất nhiều quốc-gia. Nhưng nói cho cùng, tôi đã trở thành bách-khoa một phần vì nhu-cầu đưa đẩy mà thôi. Lúc trước, gia-đình tôi không được khá giả lắm, thịt cá trên bàn ít nên tôi chỉ có nước xuống bếp thanh toán trước nào đầu gà, cổ gà, chân gà, nào xương heo, xương bò, nào hột xoài, nào cùi dừa,... và tôi đã tập ăn đủ thứ (tôi quan-niệm bất cứ món gì, nếu đã có người thích và ăn thì tôi cũng có thể thấy ngon). 
Khi đi du-học thì bất đắc dĩ tôi đã phải học nấu ăn, giặt giũ, là quần áo, khâu vá, lên gấu quần, tự cắt tóc, ... và đi làm hè để kiếm thêm tiền. Lúc ra làm riêng, tôi đã phải tập kế-toán, lo việc hành chánh, sửa chữa máy vi-tính, đi tìm khách, làm đủ mọi nghề.

image
Trong nhà thì tôi đâm ra hí hoáy, sửa chữa lặt vặt (bricoleur / handy man), việc gì quẫn kẹt lắm mới phải gọi thợ. Tất cả cũng vì nhu-cầu đòi hỏi thôi, chả vì giỏi giang gì.
Và cuối cùng, câu "master of no one" lại càng áp dụng cho tôi. Tôi đào rộng nhưng không sâu nên gặt hái thì chả được bao nhiêu. Ngày hôm nay, anh kỹ sư về hưu cũng chỉ "tàng tàng", chả giàu chả sang, chả nghèo chả đói. Sửa chữa gì ở nhà thì được chứ ra ngoài thì làm gì dám? Nấu ăn thì không sợ đói nhưng không thể nói là tay đầu bếp giỏi. Tán phét thì đề-tài gì cũng nhảy vào, nhưng vào chi-tiết chút thì lại nhảy ra. Về nhạc thì đàn gẩy phừng phừng để tự đệm chơi ở nhà chứ lên sân-khấu thì xấu mặt vợ lắm, và hát thì chỉ hát đỡ cho vợ lấy hơi lại thôi. Văn thơ thì không dám tự xưng văn sĩ, thi sĩ gì cả. Thể thao thì món gì cũng chỉ trung bình. Đôi khi, nhìn chung quanh mình, cũng cảm thấy chút tủi thân lắm (hic hic).

image
Nhất nghệ, bách nghệ, vạn nghệ, miễn là có nghề nuôi thân là mừng rồi. Bàn cho vui, cho qua ngày, qua tháng vậy thôi chứ mỗi người một tính, mỗi người một số phận, bước qua sao khỏi? Tuy nhiên, có một nghề mà đàn ông chúng ta không bao giờ có thể thể lơ là được là nghề phụng-sự vợ, có đúng như vậy không các chị?

image




Yên Hà
tháng 8, 2013

image

New Inventions
Sự dẫy chết của văn hóa Việt
Chuyện tiếu lâm thời hiện đại
Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới
Những cái chết lãng xẹt
Lập đảng mới: "Chồn Lùi"
Hàng hiếm
10 tiếng nói trong cuộc biểu tình ở Long An
Ca dao thời sản
Đài báo Việt Nam tự do làm hàng chợ?
Những triết lý về ly cà phê!
Sống ở thành phố thông minh
Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc
Cơ hội cuối cùng
Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Truy tìm Tên & Tài sản của các lãnh đạo CSVN
Người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ
Xin các Ông đừng dối trá và ngụy biện nữa
Báo chí nước ngoài bình về Nghị định 72 & Wikipedi...
Phép thử của Socrates
Đạo Hồ
Thứ nhất hậu duệ…
Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam...
Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam
Đài TQ nói về 'nhập khẩu' phụ nữ Việt
Ông Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc
Tướng Cộng sản Trung Quốc dám nói rõ sự thật
Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản ...
Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow
Cộng sản Việt Nam và chiêu đánh đổ niềm tin tôn gi...
Canon, Nikon lao đao vì điện thoại thông minh
Nữ 'thầy bói' Anh chết ở Sài Gòn
Bí ẩn: một linh mục 'xuất hiện rồi biến mất'
Sến già nam
Chuyện “thả rông”
Tam giác quỷ !
Nước mận khô và chứng táo bón
Mục đích thật sự của Nghị định 72?
Tôi khát khao vào đảng
Trung Quốc tung 'đòn Tôn Tử' ở biển Đông
Chuyện của một phụ nữ nghiện đánh bài
Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?
The CIA Museum
Chuyên gia thực phẩm tranh luận về tương lai của t...
Vụ di dân Việt: Cảnh sát Nga 'tham nhũng'
Khu ăn chơi của Tây ở thành phố mang tên HCM
Tây bắt đầu thật sự sợ các “chú”
6 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh thấp khớp
Những điều bình thường ở nước Mỹ
Cô đơn và tội lỗi
Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai
Khi nào phải đổ xăng cho xe?
Nhiệt độ nóng hơn gây thêm nhiều bệnh tật
Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người
Những điều cần biết khi mua dầu olive
Nghị định 72 là 'nghị định tưng tưng'
Hai nhà cuối phố
Tờ 100 đô la mới sẽ lưu hành ngày 08.10.2013
Dự Luật Nhân quyền Việt Nam 2013
Người Mỹ nghĩ gì khi uống “Trà”
Những nhân vật nổi danh Thế Giới khẳng định về Cộn...
Bệnh nhớ nhà
Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Người biểu tình Việt Nam và Philippines sát cánh c...
Cấm tổng hợp tin qua mạng xã hội?
Phó Chủ tịch Đà Nẵng nói về mại dâm
Một câu chuyện bi thương làm cho ba triệu con tim ...
Dân chơi mà nhát hít!
Bi kịch từ người chồng nghiện đánh bài
Nữ võ sư Nguyễn Kim Anh đoạt giải Tae Kwon Do thế ...
Khai trương sòng bài Hồ Tràm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Cơ quan LHQ nhận tuyên bố 258
Cảnh sát Nga bắt 1200 người Việt
Cải tạo ngược

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.