Tuesday, August 13, 2013

Đạo Hồ

image
T khi ta có Bác H
Nhân dân chng được ăn no ngày nào
Ca dao XHCN
VGCS phải biến Hồ Chí Minh thành Phật, và như thế đương nhiên đảng trở thành giáo hội. Thâm ý của VGCS là, một khi nhân dân đã tín ngưỡng cái tôn giáo của chúng lập ra rồi thì lịch sử Dân Tộc sau này khó mà kết án Hồ Chí Minh và đảng VGCS về bất cứ tội ác nào chúng đã gây ra được, bởi vì Hồ là thần phật, và đảng CS là giáo hội. Đã là Phật, ai đụng đến Hồ là xúc phạm tín ngưỡng. Là giáo hội, kẻ nào đụng đến đảng CS tức là đàn áp tôn giáo. Đây là con đường khả dĩ bảo đảm nhất cho tập đoàn VGCS chạy tôi trước lịch sử và được trường tồn.

image
Đạo Hồ có thật hay chỉ là một ngoa ngôn và thêu dệt của người dân thù ghét CS
Xin thưa, chẳng ngoa ngôn, cũng không phải thêu dệt, đạo Hồ hay Hồ giáo là chuyện có thực, một tôn giáo đang thịnh hành tại VN. Theo nghĩa tôn giáo, đạo Phật là đường lối tâm linh giải phóng con người khỏi khổ lụy. Đạo Chúa thường gọi là con đường cứu rỗi của Thiên Chúa cho trần gian. Thế còn đạo Hồ? Nó không hơn không kém là biện pháp duy trì sự thống trị của đảng VGCS trên đất nước.
Thực tế và lịch sử trên 60 năm qua đã minh bạch trả lời, Hồ Chí Minh là tên bán nước, đầy tớ Nga Hoa, đẩy nhân dân VN vào vòng nô lệ, lầm than, đói khổ. Cuộc đời Hồ toàn là gian manh, bịp bợm, dâm loạn, và chém giết. Ấy thế mà đảng VGCS suy tôn Hồ như một anh hùng Dân Tộc, sánh vai với những Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi, tôn thờ Hồ như bậc Bồ Tát, tạc tượng đem vô chùa để phật tử chiêm bái và thờ cúng ngang hàng với đức Phật. Trong các gia đình, ảnh Hồ phải có và phải được đặt nơi trang nghiêm nhất trong nhà. VGCS vẽ chân dung Hồ vừa là vị cha già dân tộc, yêu nước, thương dân, vừa là một bậc siêu phàm sánh ngang với thần phật. Không nghi ngờ gì nữa, VGCS mưu đồ lập ra một tôn giáo mới tại VN, gọi là Đạo Hồ.

Bài viết dưới đây của tác giả Trần Khải tìm hiểu về thứ tôn giáo mới này mà ông gọi là Hồ Giáo, hình thành và phát triển tại Việt Nam như thế nào. Bài này tác giả gởi lên internet ngày 22-5-2007, hơn 6 năm rồi. Ngày ấy, đọc bài thấy khá kỳ lạ nhưng thú vị, chúng tôi vẫn bán tín bán nghi, cố lưu giữ lại làm chứng liệu. Nay nghiệm thấy khảo sát của tác giả Trần Khải là xác thực. Chúng tôi xin tác giả, ông Trần Khải, cho phép đăng lại để chứng minh rằng “Đạo Hồ” là một sự kiện có thật, chứ không phải do lòng thù ghét VGCS thêu dệt ra. Sau ngày VGCS trong nước làm lễ suy tôn nhà sư Thích Quảng Đức, người mà chúng coi là lập công đầu trong việc triệt hạ TT Ngô Đình Diệm, làm sụp đố chế độ Đệ I VNCH, và cuối cùng đưa đất nước vào vòng thống trị của VGCS, thì Hồ giáo càng được khẳng định hơn.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiêu bài viết của tác giả Trần Khải.

Bác Hồ như Phật, Chúa?

image
Lương chng, lương v, lương con
Đi ba bui ch ch còn lương tâm
Lương tâm đem cht ra hm
Vi rau mung luc khen thm là ngon
Ca dao XHCN
Chuyện thờ cúng ông Hồ Chí Minh không phải là chuyện tự phát của một số cá nhân đồng bào ưa xin số đề, mà thực ra có thể suy luận rằng đó là chính sách lớn của nhà nước cộng sản Việt Nam. Cứ đọc báo nhà nước rải rác cũng có thể suy luận như thế được.

Không chỉ là chuyện lập bàn thờ để tưởng nhớ ông Hồ kiểu khơi khơi đâu. Chuyện nghe đâu thập phần bí hiểm, và người ta nói còn nhiều chuyện huyền bí ngoại cảm đang được Bộ Chính Trị cộng sản Việt Nam gắng sức giữ bí mật. Lâu lâu chúng ta mới nghe vài chuyện. Thí dụ, như trong một Hội Nghị về Tiềm Năng Con Người tại Hà Nội cuối năm 2005, một băng âm thanh ghi lại lời Tướng Chu Phác cho biết ông đã nghiên cứu môn Bói Dịch Cụ Hồ nhiều năm. Trong hội nghị lúc đó có nhiều viên chức công an và cả các nhà ngoại cảm, nhưng không thấy ai phản đối gì. Mới đây, một đảng Ủy Quận Hà Nội thực hiện và thu băng buổi gọi hồn cụ tổ dòng họ Nguyễn Công để sẽ trình lên Thành Ủy làm tài liệu trong hồ sơ di dời ngôi mộ cổ dòng họ Nguyễn Công. Chuyện này tất nhiên làm chúng ta dễ dàng nghĩ tới chuyện là Đảng cộng sản Việt Nam có thể bước qua vài khu phố là tới Lăng Ông Hồ, và nguyên lực lượng ngoại cảm này có thể làm lễ gọi hồn xem ông Hồ muốn gì, có thể hỏi xem ông Hồ muốn cúng chay hay cúng mặn…

image
tội ác hồ chí minh
Trong tuần qua, nhiều nơi trong nước rầm rộ tổ chức Lễ Sinh Nhật Ông Hồ 19/5. Ngày này có lẽ không đúng, nhưng nhà nước cần một ngày như thế để có cớ ầm ĩ.

Nếu bạn theo dõi một số sinh hoạt trong nước có liên hệ tới những ngày như thế này, có thể đôi khi thấy nhà nước rất tinh vi đã dàn dựng cho ông Hồ một vị trí y hệt như một giáo chủ. Và các cán bộ địa phương ở các tỉnh huyện cũng đua nhau lập đền thờ ông Hồ để lập công dâng đảng. Vậy chớ, nếu dân xin số đề tại Hà Nội mà vào Lăng Ông Hồ xin số hên thì bảo đảm là bị bắt liền.

Thậm chí, có nơi lịch sử còn bị đảng cộng sản Việt Nam viết lại. Thí dụ, đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ tại Cà Mau bây giờ không ai thấy tượng người chồng của bà Âu Cơ là Vua Lạc Long Quân ở đâu cả. Mà trong đền có tên Quốc Mẫu này, chỉ thấy tượng bà Âu Cơ đối diện với tượng ông Hồ. Chính báo nhà nước viết thế đấy.

Mời bạn vào xem báo Bạc Liêu, Số 1323 - Cuối Tuần, nơi bài nhan đề “Tổ đình Quốc mẫu Âu Cơ” đã kể chuyện Bác Hồ bứng ghế Vua Lạc Long Quân, giành ngồi với bà Âu Cơ như sau, trích: 
Mùng 10 tháng 3 âm lịch năm nay - ngày giổ tổ Hùng Vương và cũng là ngày giỗ Tổ đầu tiên, cán bộ, công chức được nghỉ một ngày hưởng nguyên lương. Nhân ngày kỷ niệm này, xin được nhắc về một đình thờ Tổ của người miền Nam ở cực Nam Tổ quốc. 

image
Ngôi đình đó hiện ở TP. Cà Mau và có tên là Tổ đình Quốc mẫu Âu Cơ. Đây cũng là một trong số ít những ngôi đình thờ bà Âu Cơ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà không phải ở tỉnh nào cũng có. Đình được thành lập khoảng đầu những năm 1960, tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, phường 9, TP. Cà Mau, gần đối diện trường Chính trị tỉnh Cà Mau. Trước đây, đình chỉ là gian nhà lợp lá, thờ Quốc mẫu bằng bài vị, không có tượng Quốc mẫu. Điểm đáng chú ý là đình không thờ thêm thần thánh nào khác ngoài bà Âu Cơ.  

Năm 1997, đình được trùng tu, xây dựng cơ bản bằng tường gạch, mái ngói, an vị tượng Quốc mẫu, với kinh phí trên 30 triệu đồng do nhân dân địa phương đóng góp. Trong đợt trùng tu này, đình lập thêm một bàn thờ Bác Hồ ở phía trước chính điện đối diện với nơi thờ Quốc mẫu. Chính điện có ngai của vua Hùng. Ngài được làm bằng gỗ, được bá tánh dâng cúng ngày 6/12/1965. Phía 2 bên chính điện thờ Quốc mẫu là nơi thờ Lạc thư (bên trái) và Hà đồ (bên phải). 

Trong đình có liễn đối bằng chữ quốc ngữ. Hai câu đối nơi chính điện thờ Quốc mẫu là:

DỰNG SƠN HÀ TIÊN MẸ MỞ VĂN LANG (trái)

KHAI THÁNH ĐỊA RỒNG CHA TRUYỀN BÁCH VIỆT (phải)

2 câu viết trên tường, góc dưới chính điện:

* Tạ ơn cha! Các con mang tình cha qua từng thế hệ đến mảnh đất cuối cùng để dựng dậy hồn thiêng sông núi cho nòi giống tiên rồng (trái)
* Lạy mẹ! Các con dù nghèo hay giàu ở quê hương hay lưu lạc tha phương từng thế hệ đi qua vẫn mang trong tim tình thương của mẹ (phải)… (hết trích)

Bạn đọc bản tin đó có bao giờ thắc mắc là tại sao Đảng Ủy Cà Mau không dựng trong đền Quốc Mẫu Âu Cơ thêm các tượng quý bà Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, hay các Nông Thị và Nguyễn Thị khác cho đông đủ ấm cúng? Ai mà trả lời nổi. Chỉ có cách nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn ông Hồ xem ý ổng thế nào.

image
Chưa hết, nhà nước chắc là thấy cần tăng thêm liều lượng, nên gần đây mới nhờ một ông Tiến Sĩ giữ chức phó Tỉnh viết bài, và mời nhiều vị sư và cả linh mục ca ngợi Ông Hồ đức độ mấp mé với Phật, với Chúa.

Tác giả bài báo đó là Tiến Sĩ Huỳnh Văn Tới, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trên số báo cấp tỉnh Công Nghiệp Đồng Nai vào giữa tháng 3-2007, với bài tựa đề “Bác Hồ Trong Đời Sống Văn Hóa Tinh Thần Của Nhân Dân Đồng Nai”. Trích các đoạn đáng chú ý sau:
… Bàn thờ Bác trong nhà là hiện tượng phổ biến. Gia đình của người Việt ở Đồng Nai có tập quán thờ ông bà và những vị thần có liên quan đến bổn mạng của mình: Táo quân bảo trợ việc bếp núc, các nữ thần là mẹ sanh mẹ độ, ông địa , thần tài phụ trợ việc làm ăn... Từ khi Bác mất, nhiều gia đình có thêm bàn thờ Bác với ý nghĩa Bác vừa là Cha già, vừa là người đem hạnh phúc cho gia đình….

image
Tiến Sĩ Huỳnh Văn Tới
Trong sinh hoạt cộng đồng, người Việt ở Đồng Nai có thờ cúng những người có công lớn, đem lại lợi ích thiết thực cho dân làng. Ở đình thờ thành hoàng bổn cảnh, tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ... tuởng niệm những người đã khuất tuy khuyết danh nhưng có công với mảnh đất dân làng đang sống.
Những anh hùng dũng sĩ có công đánh giặc, diệt thú dữ cũng được đưa vào thờ trong đình. Với quan niệm như thế, Bác Hồ vị cứu tinh của dân tộc rất xứng đáng được cộng đồng thờ cúng…

Sau ngày thống nhất đất nước, việc thờ cúng Bác ở đình miếu được nhân rộng. Năm 1982, đình Hắc Lăng (huyện Châu Thành) làm lễ rước vong linh Bác Hồ và liệt sĩ đưa vào điện thờ, thờ cùng với các thần thánh bổn địa. Cách làm ấy được các đình khác học tập. Hiện nay, nhiều đình lập bàn thờ Bác Hồ ở chính điện xem như là một trong nhiều vị thần được phụng thờ.

image
Ở đền thờ Hùng Vương (Biên Hòa), Bác Hồ được thờ ở tiên điện như là vị Hùng Vương thứ 19. Ngày lễ chính của đền này là ngày 10/3 âm lịch (giỗ Tổ) và 19/5 dương lịch (sinh nhật Bác). Trong ngày lễ hội tại đền, trước bàn thờ Bác Hồ và Quốc tổ Hùng Vương có đủ thành phần: Đảng viên cộng sản, chính quyền địa phương, phật tử, giáo dân, có cả các chức sắc của Thiên chúa giáo và Phật giáo... Ở đây mối quan hệ đoàn kết toàn dân có chung hạt nhân là Quốc tổ, trong đó mặc nhiên Bác Hồ như là vị Quốc tổ thứ 19. 

Người Việt gốc Hoa làm nông nghiệp tại Phú Hòa (Định Quán), Tân Phong (BiênHòa) sau ba mươi năm nghèo khó, từ năm 1990 mới vươn lên khấm khá, tổ chức được lễ cầu an theo phong tục cổ truyền. Lễ cầu an không phụ thuộc vào đình miếu, chùa chiền, không định kỳ, khi sung túc mới thực hiện nhằm tạ ơn thánh thần và cầu được mùa, phát đạt. Trong buổi lễ, cần có một chủ vương ngự ở chánh điện để chứng kiến và làm nhịp cầu nối những tấm lòng thành của dân với các đấng thần linh. Những lần trước, chủ vương được chọn là ông trời (Hoàng Thiên) hoặc Quan Thánh đế. Từ năm 1990, vị chủ vương được chọn là Bác Hồ. Ảnh Bác được rước vào chính điện, đặt ở ngôi chủ vương, hai bên là bài vị của 28 vị thần khác. Lý do chọn Bác Hồ làm chủ trương thật dễ hiểu: Chỉ có con đường của Bác Hồ mới dẫn đến đời sống khấm khá chưa từng có hôm nay.

image
Trong tâm trí của một số chức sắc phụ trách chùa Phật và nhà thờ Thiên chúa giáo ở Đồng Nai, lúc nào cũng có Bác Hồ bên cạnh giáo dân và phật tử Khi Bác mất, thông cáo của Hội nghị liên tịch giữa Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức nhân dân được truyền đi, nhiều đình chùa ở Đồng Nai hưởng ứng, tổ chức truy điệu Bác bằng cầu siêu, cầu hồn ở chùa, nhà thờ thánh thất. Lễ cầu siêu ở chùa Long Thiền (tổ đình của Phật giáo ở Đồng Nai) có hàng nghìn người đến dự. Hòa thượng Thích Huệ Thành cho rằng: Bác Hồ có cốt cách và đức từ bi của Phật. Ni sư Huệ Hương (trụ trì chùa Bửu Phong) xem Bác Hồ như là một trong "những Giáo chủ của Phật giáo" và luôn nhang khói cho Người. Với linh mục Nguyễn Kim Đoan (giáo xứ Bùi Thượng) Bác Hồ có đức độ gần với Chúa sáng thế, ông luôn có ảnh Bác Hồ trên bàn làm việc và thường trích dẫn lời Bác Hồ để giáo huấn con chiên. Thực hiếm thấy một nhân vật lịch sử cùng được tôn vinh ở các tầng lớp nhân dân và ở các tôn giáo như vậy. (hết trích)

image
Xin đọc kỹ đoạn cuối vừa dẫn, và xem lại có phù hợp với kinh điển các tôn giáo hay không? Vì tôn trọng chiếc áo của các thầy tu, người viết không muốn bàn sâu lời của các tu sĩ đã ca ngợi ông Hồ như thế.
Chỉ thắc mắc là: không rõ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo VN đã chính thức có ý kiến phong thánh cho ông Hồ chưa?

Và cuối cùng, xin ghi thêm tình hình rằng trong khi Đảng cộng sản Việt Nam thúc đẩy cả nước tôn thờ ông Hồ thì “Tượng đài Trần Hưng Đạo (Nha Trang) đang xuống cấp nghiêm trọng…”. Đó là tựa đề một bản tin trên Đài Tiếng Nói Việt Nam từ Hà Nội, trích vài đoạn như sau:
Tại Nha Trang, trong khi đền thờ Trần Hưng đạo được bảo quản, chăm sóc chu đáo thì ngược lại, tượng đài ông ở công viên Bạch Đằng lại ít được quan tâm, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo đúng tầm với giá trị lịch sử của dân tộc…

image
Theo Ông Nguyễn Văn Thích, Phó giám đốc Trung tâm quản lý di tích, Danh lam thắng cảnh Khánh Hoà, tượng đài Trần Hưng Đạo tại công viên Bạch Đằng là một công trình văn hoá mang tính chất tiêu biểu của thành phố. Ở đường Nguyễn Trãi, còn có đền thờ ông. Sự kết hợp giữa đền thờ và tượng đài tạo nên một bản sắc truyền thống độc đáo của người dân Khánh Hoà. Không chỉ thể hiện truyền thống độc đáo của người dân Khánh Hoà, đây còn là nơi hàng năm tổ chức lễ dâng hương, rước xe hoa hết sức long trọng và tôn nghiêm trong lễ hội Đức Thánh Trần. Tuy nhiên, thực tế là một câu chuyện đáng buồn. Những bức phù điêu thể hiện cách điệu các trận đánh lịch sử đã bị đập phá sứt mẻ không thương tiếc, toàn cảnh khuôn viên xác xơ, hoang tàn. Ông Đàm Quang Hát - Trưởng ban quản lý đền thờ Trần Hưng Đạo-Nha Trang cho biết: "Ngày mồng 1, ngày Rằm và ngày Lễ hàng năm, chúng tôi đều dâng hương tại tượng đài Đức thánh Trần với nghi thức cổ truyền. Chúng tôi cũng đã nhiều lần phối hợp với sở Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức rước xe hoa từ đền Trần Hưng Đạo đến Công viên Bạch Đằng một cách long trọng, tôn nghiêm. 

Nhưng hiện nay tượng đài tại Công viên Bạch Đằng quá xuống cấp, hư hại tất cả phù điêu, hoa văn bị đập phá, nhất là cây cảnh không có người chăm sóc". Không chỉ người có liên quan đến việc thờ cúng Đức thánh Trần mới bức xúc như vậy mà những người làm công tác quản lý văn hoá tại địa phương cũng buồn vì sự xuống cấp của tượng đài. Ông Nguyễn Văn Thích - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý di tích- danh lam thắng cảnh Khánh Hoà cho biết, một thực trạng đáng buồn là hiện nay khu vực tượng đài không được ai chăm sóc để tôn vinh giá trị của dân tộc ta… (hết trích

Thế đó. Bác Hồ đẩy vua Lạc Long Quân ra, để Bác vào ngồi ngang hàng Quốc Mẫu Âu Cơ. Ông Phó Tỉnh Đồng Nai cũng khéo làm sao gài được một vị sư, một vị ni, và một linh mục đồng thanh ca ngợi ông Hồ mấp mé ngang hàng Phật và Chúa. Bài viết của ông Phó Tỉnh mà dịch ra Anh Văn cho quốc tế đọc, thì cả thế giới tha hồ mà cười tới sập cả lăng. Trong khi đó, Đức Trần Hưng Đạo bị đẩy lui vào bụi mờ lịch sử…

Chỉ ghi vài chuyện cho đồng bào mình đọc, để thử suy nghĩ xem nhà nước cộng sản Việt Nam tính toán gì mà cho thiết lập Hồ Giáo như thế. Hồ Giáo, Hồ Giáo, Hồ Giáo là gì? Trả lời theo kiểu Miền Tây Nam Bộ của dân mình là: Biết chết liền.

(hết bài của tác giả Trần Khải)
image

Và đây là nhận định của chúng tôi.

image
Đối với tập đoàn VGCS, vấn đề cốt lõi và ưu tiên hàng đầu của chúng hiện nay là duy trì việc nắm vững quyền lực để giữ của cải ăn cướp được, và đồng thời để bảo tồn các tội ác mà chúng đổi trắng ra đen, diễn dịch là công lao đảng cống hiến cho đất nước. Muốn được như thế, một mặt VGCS phải biến Hồ Chí Minh thành Phật, và như thế đương nhiên đảng trở thành giáo hội. Thâm ý của VGCS là, một khi nhân dân đã tín ngưỡng cái tôn giáo của chúng lập ra rồi thì lịch sử Dân Tộc sau này khó mà kết án Hồ Chí Minh và đảng VGCS về bất cứ tội ác nào chúng đã gây ra được, bởi vì Hồ là thần phật, và đảng CS là giáo hội. Đã là Phật, ai đụng đến Hồ là xúc phạm tín ngưỡng. Là giáo hội, kẻ nào đụng đến đảng CS tức là đàn áp tôn giáo. Đây là con đường khả dĩ bảo đảm nhất cho tập đoàn VGCS chạy tôi trước lịch sử và được trường tồn.

image
Hồ giáo hình thành và phát triển được dựa trên hai yếu tố: sự chuyên quyền của VGCS và tính hời hợt dễ dãi của người dân trước quan niệm về tôn giáo của họ. Cả hai yếu tố này tương quan mật thiết và hộ trợ cho nhau. Dựa vào hai yếu tố này, VGCS biến đảng thành đạo và biến Hồ Chí Minh thành Phật không phải là việc bất khả thi. Đối với tập đoàn VGCS, việc làm sao biến bọn đảng viên, lũ người quen “ăn mặn” (Xin lư ý chữ ăn mặn trong ngoặc kép để hiểu) thành những ông thầy chùa “ăn chay” trường để qua mắt tín đồ mới là chuyện khó. Việc khó này thế mà VGCS cũng đã dễ dàng qua truông. Chính phật tử đã lên tiếng tố cáo các nhà sư cán bộ đảng đang điều hành phật sự tại nhiều nơi ở hải ngoại.

image
Về mặt lý thuyết, VGCS đặt ra cái nguyên lý đánh đồng hai khái niệm Dân Tộc và Xã Hội Chủ Nghĩa: chủ nghĩa xã hội và dân tộc là một. Yêu nước (tức yêu dân tộc) từ ý thức đến hành động được coi là là một tiến trình đạo đức. Theo VGCS, điều này đúng nhưng chưa đủ. Chúng đòi hỏi rằng yêu nước nhất thiết phải là yêu chủ nghĩa xã hội, và chúng gọi đó là đạo đức cách mạng. Điều này sai hoàn toàn cả trên bình diện tôn giáo lẫn trách nhiệm công dân. Mặt khác, theo nguyên lý trên và vì lợi ích chính trị của đảng, VGCS dựng nên những con người kiểu mẫu có đạo đức cách mạng, thần thánh hóa và đồng hóa những con người trần tục này thành Bồ Tát, tức thành Phật. Loại phật nhân tạo này có đặc tính vì yêu chủ nghĩa xã hội mà trở thành bồ tát. VGCS tạc tượng, xây đền, đưa vào chùa miếu cho dân chúng chiêm bái và thờ cúng. Phật nhân tạo đầu tiên của Hồ giáo chính là Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là thần phật hay là ác quỉ thì đại đa số nhân dân Việt Nam, lịch sử, và thực tế đã nhận diện ra hắn. Chúng tôi xin miễn dài dòng.

image
Điều làm ngạc nhiên là hành động phản Phật của VGCS như thế mà tuyệt nhiên đại khối Phật tử trong cũng như ngoài nước, từ hàng giáo phẩm đến tín đồ bình thường, không một ai lên tiếng phản bác. Phật giáo quốc doanh đã đành rồi, nhưng còn Phật giáo VN Thống Nhất, còn gọi là Ấn Quang? 
Có phải đúng như dân gian thường nói: làm thinh là tình đã thuận không ? Nếu đại khối Phật giáo VN không minh bạch phản bác hành vi phi phật này của VGCS thì trong tương lai chuyện gì sẽ xẩy ra. Có thể nhìn thấy trước là, chỉ sau vài thế hệ nữa thôi, Hồ giáo sẽ trở thành một tôn giáo vững mạnh tại VN. Các nhà viết sử sau này liệu có can đảm viết thực về “bồ tát” Hồ Chí Minh không? 
Và lúc đó, chính quyền hậu CS (giả thiết đất nước đã dân chủ) có dám đem cái đầu lâu Hồ liệng đi không? Không sợ các ông sư Ấn Quang la làng với thế giới là chính quyền đán áp Phật giáo sao?

image


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.