Nỗi
vui mừng khi Nguyễn Phương Uyên vừa được ra khỏi trại giam Long An tối
16/08/2013.
Vừa
được trả tự do tại tòa phúc thẩm ở Long An chiều nay 16/08 (giờ Việt Nam),
trong vòng tay vui mừng khôn tả của người thân, bạn bè và những người ủng hộ,
đến tối sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã có mặt ở Saigon tại nhà thờ Dòng Chúa
Cứu Thế, nơi diễn ra một buổi liên hoan nho nhỏ để chào đón Uyên.
Trong
không khí đầy xúc động này, Nguyễn Phương Uyên đã vui lòng dành thì giờ trả lời
RFI Việt ngữ.
RFI: Thân
chào Phương Uyên và xin chúc mừng bạn! Uyên có nghĩ mình sẽ được trả tự do hôm
nay không?
Nguyễn
Phương Uyên: Dạ không, tại vì rất là khó khăn, rất là khắt khe. Bởi vậy mà em
không nghĩ là giờ này em được tiếp xúc với mọi người như thế này. Cảm giác rất
là khó tả, vì bị giam đã mười tháng hai ngày, em mới được tiếp xúc với một bầu
không khí khác với trại giam, một bầu không khí của sự tự do!
RFI: Trong
phiên tòa phúc thẩm hôm nay Uyên đã nói những gì?
Dạ,
tại phiên tòa phúc thẩm có ba vấn đề chính em đã đặt ra.
Thứ nhất là về thẩm
quyền: cơ quan của Long An không có thẩm quyền đối với vụ án của em.
Thứ
hai là nói về cái hành động của em. Em cho là không phạm vào điều 88 là chống
Nhà nước. Em vẫn yêu Tổ quốc của mình đấy thôi. Em chỉ có xúc phạm đến Đảng. Vì
Đảng chỉ là một tổ chức nên không cào bằng được. Không vì cái sự quá tôn sùng
một đảng phái mà mọi người, nhất là Hội đồng xét xử cũng như Viện kiểm sát cào
bằng Đảng với Nhà nước Việt Nam .
Thứ
ba là em nói ngắn gọn về sự khác nhau giữa phiên tòa sơ thẩm và giấy của tòa sơ
thẩm gởi xuống cho em – có rất nhiều sự khác biệt. Mà em cho rằng đó là một bản
án có trước, không công minh và không có sự công bằng. Đã có một sự sắp xếp
trước, làm cho em cảm thấy thất vọng thêm về những gì đang diễn ra.
Tuy
nhiên phiên tòa phúc thẩm lần này đã cho em một đốm lửa hy vọng, cùng với sự
tin yêu vào mọi người. Cảm ơn mọi người rất là nhiều! Bây giờ em được như thế
này là nhờ một phần rất là to lớn của mọi người, ở trong nước cũng như trên thế
giới, đã đứng về phía em, cho em cơ hội nói lên quan điểm của mình tại một đất
nước ở chế độ cộng sản.
RFI: Vì
sao Uyên tự bào chữa mà không nhờ luật sư?
Tại
phiên tòa sơ thẩm, mặc dù hai luật sư đã nói rất là nhiều, nhưng mà em thấy
quyền hạn của luật sư rất là ít ỏi, thậm chí không có! Cho nên em sẽ tự bào
chữa, bởi vì nếu quyền hạn không có thì không nên nhờ. Nếu tự nói thì sẽ tạo
được nhiều cơ hội để em đối đáp với Viện kiểm sát cũng như Hội đồng xét xử. Sẽ
có nhiều cơ hội để được nói hơn, em muốn nói lên tất cả những suy nghĩ của mình.
Điều
thứ hai khiến em không muốn nhờ bào chữa của luật sư, là trong thời gian tạm
giam mười tháng và hai ngày của em, em đã có một tí gọi là vững tâm. Vững tâm
vào quan điểm mà mình cần nói. Bởi vậy em nghĩ là mình không có tội thì mình
phải tự bào chữa cho chính mình. Cho nên em từ chối nhờ hai luật sư, là bác
Lương và bác Sơn bào chữa.
RFI: Làm
sao Uyên có thể giữ vững tinh thần được như vậy? Uyên còn trẻ, và chắc chắn là
ở trong tù thì không thể như ở ngoài…
Dạ
vâng, người ta bảo gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, ở đâu thì lại giống ở đấy
thôi. Đôi khi lòng mình vẫn bị lung lay, sợ liên lụy đến những người bạn, đến
cả gia đình. Nhưng em suy nghĩ, kinh Phật đã dạy em một câu: Cuộc sống chỉ là
giả và tạm, sống trăm năm rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi.
Bởi
vậy em không thể nào “bán danh chỉ có ba đồng”. Không thể nào làm trái lương
tâm của mình được. Em không thể từ bỏ quan điểm, lập trường của riêng em. Đó là
động lực thúc đẩy để em đứng trước tòa, tự bào chữa cho mình, cũng như giữ vững
quan điểm và lập trường của mình.
RFI: Uyên
vừa dẫn kinh Phật nhưng Uyên lại đang ở trong nhà thờ. Có lẽ đây là dịp để mọi
người đoàn kết lại?
Vâng.
Em chỉ có thể nói một lời: Cảm ơn tất cả mọi người trong nước cũng như trên thế
giới! “We are one”- chúng ta là một, ở đâu cũng vậy, phải có công lý. Công lý
và công bằng sẽ phải trở lại! Em hy vọng là trở lại càng sớm càng tốt.
RFI: Vẫn
khó thể hiểu được là ở trong trại giam mười tháng rồi mà tinh thần Uyên lại
được như vậy…
Đó
là một việc không thể nào đoán biết được, em cũng không nghĩ là mình như thế. Ở
cái tuổi hai mươi mốt, hai mươi hai này, em không nghĩ là mình như vậy. Nhưng
mà em đã rất cố gắng, và nhờ mọi người rất là nhiều, những lúc đi thăm nuôi
cùng gia đình em đã cho em động lực rất là lớn.
RFI: Thời
gian gần đây Uyên có bị áp lực gì không?
Dạ,
áp lực cũng rất là lớn. Mỗi khi gần ra tòa, áp lực đối với em là tại tòa. Phiên
tòa có được công khai và minh bạch đúng thực chất hay không, hay là một phiên
tòa dựng ra một cách hình thức?
Em
mong muốn có những phiên tòa công khai và minh bạch, ở đó em nói lên được những
quan điểm của mình, có nhiều người nghe, có nhiều người chứng kiến. Chứ không
phải là phiên tòa chỉ mở ra để rồi bản án có sẵn đưa cho mình, thì em không
muốn. Vì tòa là phải rõ ràng, công khai, đó là tính khoa học, pháp lý của pháp
luật. Đó là sự công bằng. Em mong muốn có sự công bằng ở những phiên tòa.
RFI: Và
có lẽ Uyên vẫn tiếp tục phản đối những thái độ hung hăng của Trung Quốc trên
Biển Đông?
Dạ
vâng, tất nhiên là như thế. Vì trước những thái độ tiêu cực thì phải có những ý
kiến để dừng lại. Còn những gì về sau này, thì ngày mai rồi lại đến, “tomorrow
will come”. Bởi vậy hãy để xem ngày mai mọi việc diễn biến như thế nào.
RFI: Chắc
là bây giờ còn quá sớm để hỏi, nhưng dự định sắp tới của Uyên là gì?
Đó
là một bí mật, rất là bất ngờ. Mọi người sẽ chờ xem. Em không thể nói cụ thể
được là nó như thế nào, nhưng hy vọng là sẽ không làm mọi người thất vọng.
RFI: Uyên
sẽ quay trở lại trường học hay không?
Dạ,
học, học nữa, học mãi, con đường học vấn của em không bao giờ dừng lại đâu ạ.
RFI: Cảm
ơn Phương Uyên nhiều lắm, và một lần nữa xin chúc mừng Uyên được tự do!
Cảm
ơn chị và mọi người đã đứng về phía em rất là nhiều, em được trả lại tự do của
mình là nhờ mọi người. Cảm ơn mọi người rất nhiều! Đó là sức mạnh để em vượt
qua tất cả, là động lực của em!
Thụy
My
Được biết Nguyễn Phương Uyên đã được trả tự do ngay tại tòa.
Trước đó tại phiên sơ thẩm ngày 16 tháng Năm năm nay, Kha và Uyên đã bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Mức giảm án dành cho hai sinh viên trong cuộc, được coi là không có tiền lệ, đặc biệt trong các vụ án chính trị.
Cộng tác viên của Dân Làm Báo tường trình thân nhân của 2 gia đình không được vào tham dự phiên tòa, và quanh khu vực tòa án Long an, có sự hiện diện đông đảo của các nhân viên an ninh mặc sắc phục và thường phục, với “rất nhiều máy quay phim và chụp hình được bố trí sẵn. ”
Theo nguồn tin này thì ngoài thân nhân ra, một số người từ nhiều nơi khác nhau đã đến Long An để hỗ trợ tinh thần cho 2 sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trước phiên phúc thẩm.
Trong số này có Linh mục Đinh Hữu Thoại, trưởng Văn phòng Công Lý-Hòa Bình, Linh mục Nguyễn Văn Phương, chị Trần thị Nga từ Hà Nam, vợ cũ và con trai của blogger Điếu Cày, tức chị Dương thị Tân và Nguyễn Trí Dũng, Ông Lê Quốc Quyết, bà Bùi Minh Hằng… và một số blogger kể cả Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh…
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông quốc tế, ông Nguyễn Trung, Cựu Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Thái Lan nói rằng “trấn áp chỉ đưa chế độ tới sụp đổ.”
Ông Nguyễn Trung được trích lời nói rằng “Không phải những gì Uyên và Kha đã làm và bị kết án một cách tàn bạo mà là chính bản án Long An 16 tháng 5 năm 2013, chính những bản án như thế tiếp nối nhau trong suốt năm qua, cùng với sự bất nhất giữa nói và làm của những người có thực quyền trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, đang từng ngày, từng giờ uy hiếp sự tồn vong của đất nước.”
Theo tin truyền đi sau phiên tòa, Đinh Nguyên Kha đã xin giảm án, nhưng không hề nhận tội. Cả Uyên và Kha đều từ chối luật sư.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, người duy nhất có mặt tại phiên tòa sáng nay cho biết là trong phiên tòa, Phương Uyên đã tuyên bố một cách hùng hồn: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng Sản không phải là chống phá đất nước, dân tộc.”
Phản ứng trước phán quyết của tòa phúc thẩm hôm thứ Sáu, Bà Kim Liên, mẹ của
Đinh Nguyên Kha nói bà vừa vui lại vừa buồn. Vui vì Phương Uyên được trả tự do
ngay tại tòa. Nhưng bà buồn vì Kha dù được giảm án, nhưng vẫn phải thọ 4 năm tù.
Luật sư Lương cho biết là nhiều người quan tâm tới ca xét xử hai sinh viên Kha và Uyên, kể cả thân nhân, đã không được phép dự phiên xử. Nhưng ông nói sự kiện Kha và Uyên được giảm án trong một ca xét xử có liên quan tới an ninh, là điều chưa từng xảy ra, và đáng khuyến khích.
Sinh
viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm
Sinh viên
Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi tại phiên sơ thẩm tại
tòa án tỉnh Long An ngày 16/5/2013. Trong phiên sơ thẩm, tòa đã tuyên án 6 năm
tù đối với Phương Uyên, và 8 năm tù đối với Nguyên Kha. Trong phiên xử phúc
thẩm hôm nay, Nguyễn Phương Uyên bị xử 3 năm tù nhưng được hưởng án treo,
trong khi Nguyên Kha được giảm án xuống còn 4 năm tù giam.
Trang mạng Dân
Làm Báo.com hôm nay loan tải kết quả phiên tòa phúc thẩm xét xử hai sinh viên
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, theo đó Đinh Nguyên Kha đã bị kết án 4
năm tù giam, và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 3 năm tù nhưng được hưởng án treo.
Trước đó tại phiên sơ thẩm ngày 16 tháng Năm năm nay, Kha và Uyên đã bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Mức giảm án dành cho hai sinh viên trong cuộc, được coi là không có tiền lệ, đặc biệt trong các vụ án chính trị.
Cộng tác viên của Dân Làm Báo tường trình thân nhân của 2 gia đình không được vào tham dự phiên tòa, và quanh khu vực tòa án Long an, có sự hiện diện đông đảo của các nhân viên an ninh mặc sắc phục và thường phục, với “rất nhiều máy quay phim và chụp hình được bố trí sẵn. ”
Theo nguồn tin này thì ngoài thân nhân ra, một số người từ nhiều nơi khác nhau đã đến Long An để hỗ trợ tinh thần cho 2 sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trước phiên phúc thẩm.
Trong số này có Linh mục Đinh Hữu Thoại, trưởng Văn phòng Công Lý-Hòa Bình, Linh mục Nguyễn Văn Phương, chị Trần thị Nga từ Hà Nam, vợ cũ và con trai của blogger Điếu Cày, tức chị Dương thị Tân và Nguyễn Trí Dũng, Ông Lê Quốc Quyết, bà Bùi Minh Hằng… và một số blogger kể cả Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh…
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông quốc tế, ông Nguyễn Trung, Cựu Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Thái Lan nói rằng “trấn áp chỉ đưa chế độ tới sụp đổ.”
Ông Nguyễn Trung được trích lời nói rằng “Không phải những gì Uyên và Kha đã làm và bị kết án một cách tàn bạo mà là chính bản án Long An 16 tháng 5 năm 2013, chính những bản án như thế tiếp nối nhau trong suốt năm qua, cùng với sự bất nhất giữa nói và làm của những người có thực quyền trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, đang từng ngày, từng giờ uy hiếp sự tồn vong của đất nước.”
Theo tin truyền đi sau phiên tòa, Đinh Nguyên Kha đã xin giảm án, nhưng không hề nhận tội. Cả Uyên và Kha đều từ chối luật sư.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, người duy nhất có mặt tại phiên tòa sáng nay cho biết là trong phiên tòa, Phương Uyên đã tuyên bố một cách hùng hồn: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng Sản không phải là chống phá đất nước, dân tộc.”
Luật sư Lương cho biết là nhiều người quan tâm tới ca xét xử hai sinh viên Kha và Uyên, kể cả thân nhân, đã không được phép dự phiên xử. Nhưng ông nói sự kiện Kha và Uyên được giảm án trong một ca xét xử có liên quan tới an ninh, là điều chưa từng xảy ra, và đáng khuyến khích.
Jun
12, 2013
Án
tù tổng cộng 14 năm dành cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương
Uyên về tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước' vì rải truyền đơn, dán biểu ngữ
kêu gọi 'chống Trung Quốc xâm lược' và phản đối đảng ...
May
17, 2013
Nguyễn
Phương Uyên: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội
tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của
đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì ...
Oct
24, 2012
Nguyễn
Phương Uyên được giao phó làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Như chúng
tôi đã đưa tin là Công An biết rất rõ việc làm phát tán truyền đơn của tổ chức
Tuổi Trẻ Yêu Nước từ tháng 6 năm 2012 nhưng ...
Aug
20, 2013
Vương
Các là sinh viên trường Luật ở Sài Gòn, anh đã có mặt trong ngày xử phúc thẩm
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, hôm thứ sáu, 16.08.2013. Anh ghi nhận:
image. 1. Một bác chạy xích lô, đầu đã bạc trắng ...
May
30, 2013
Nguyễn
Phương Uyên bị kết án sáu năm tù giam và ba năm quản chế chỉ vì “tội” tuyên
truyền chống lại Trung Quốc và nhà nước Việt Nam. Bằng chứng là một số truyền
đơn, và quan trọng nhất, hai biểu ngữ được viết bằng ...
Nov
04, 2012
Qua
sự việc của Phương Uyên, nếu nhìn dưới lăng kính theo dõi một trò chơi chính
trị thì có thể thấy hình ảnh sự bế tắc của nhiều tổ chức chính trị đối lập
trong các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng vào đời sống chính trị tại ...
May
23, 2013
Tìm
đọc trên các tờ báo ở trong nước bản tin về phiên tòa xử hai sinh viên Ðinh
Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, thấy mấy báo này đều không đăng tên họ của các
vị quan tòa cũng như tên người biện lý buộc tội.
Nov
09, 2012
Ngày
hôm sau nữa, tại Long An, công an mở họp báo về 'tội trạng' của sinh viên
Nguyễn Phương Uyên và đồng sự là Đinh Nguyên Kha. 'Tuyên truyền chống nhà nước'
ở Việt Nam
không phải là chuyện gì mới, nhưng dồn ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.