Wednesday, June 12, 2013

Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vô tội hay không?

image



Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.

Án tù tổng cộng 14 năm dành cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước' vì rải truyền đơn, dán biểu ngữ kêu gọi 'chống Trung Quốc xâm lược' và phản đối đảng cộng sản Việt Nam 'tham nhũng-bán nước' gợi lên trong giới trẻ những suy nghĩ gì về chính trị và luật pháp của đất nước Việt Nam?

Những hành động của Uyên và Kha, nhà nước xem là 'phản động', 'chống phá', nhưng giới cổ xúy nhân quyền gọi là 'yêu nước', 'chống độc tài'.

Vậy để thể hiện lòng yêu nước, người trẻ Việt Nam cần làm thế nào để tránh bị xem là chống đối nhà nước?

Tạp chí Thanh Niên hôm nay trao đổi với một số bạn trẻ từ hai miền đất nước trong phần hai cuộc thảo luận về bản án hôm 16/5 của Uyên và Kha với sự tham gia của Tiến ở Hà Nội, Trương Quốc Huy từ Thái Lan, Bùi Thị Nhung và Nguyễn Quang Duy tại Sài Gòn.

image


image


8 quán thịt chó ngon nhất nước...

image

http://baomai.blogspot.com/2013/02/8-quan-thit-cho-ngon-nhat-nuoc.html

Bỏ phiếu tín nhiệm tác động ra sao tới chính trường Việt Nam?

image
Một phần ba quốc hội Việt Nam đã đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng.
‘Cú giáng đối với Thủ tướng Việt Nam’, ‘Thủ tướng Việt Nam bị cảnh cáo’ hay ‘Thủ tướng Việt Nam thoát hiểm’ là những hàng tít mà các hãng thông tấn quốc tế viết về cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mới đây đối với 47 giới chức trong nước.
160 đại biểu, tức một phần ba quốc hội Việt Nam, đã đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc bỏ phiếu chưa có tiền lệ hôm 10/6.
Trả lời VOA Việt Ngữ, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói rằng kết quả công khai phản ánh đúng thực tế và các cá nhân hiện đảm nhận các lĩnh vực đang được coi là nóng, gây nhiều bức xúc nhất thì nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều hơn.


image

“Đương nhiên, ông Thủ tướng là người đứng đầu của chính phủ thì trách nhiệm cũng nặng nề nhất. Tôi thấy ở các nước cũng vậy thôi. Khi họ tín nhiệm hay không tín nhiệm thì chủ yếu là người đứng đầu nội các. Cho nên số phiếu tín nhiệm thấp của ông thủ tướng nhiều thì tôi nghĩ không có gì đáng lạ cả", ông Quốc nói.
"Nhưng mà tôi nghĩ rằng hoàn toàn không nên hiểu theo nghĩa là thoát hiểm bởi vì cách tổ chức lấy phiếu thế này nó cũng đảm bảo độ an toàn rất cao cho các vị, cho các đối tượng được lấy phiếu là các nhà lãnh đạo. Nhưng dẫu sao các con số ấy cũng là những thông điệp có ý nghĩa đối với thủ tướng cũng như các thành viên của chính phủ cũng như các đối tượng dân cử”.
Cuộc bỏ phiếu được chia làm ba mức khác nhau: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được trích lời nói rằng ‘chưa nước nào thực hiện như vậy cả’.
Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng kết quả ‘có thể dự báo trước được rằng tất cả các vị được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm thì đều vượt qua được cuộc bỏ phiếu’.
Nhận xét về một số ý kiến trong công chúng cho rằng việc đánh giá tín nhiệm đồng đều như vậy không có nhiều ý nghĩa, ông Quốc nói: “Lúc đầu tôi cũng có suy nghĩ về chuyện hòa cả làng, tức là không ai bị suy suyển vị trí lãnh đạo cả, nhưng mà tôi cho rằng đối với hoàn cảnh Việt Nam, đối với cơ cấu của Quốc hội Việt Nam, trong đó có một tỷ lệ rất cao hơn 90% là đảng viên, rồi có cả thành phần là hành pháp, thì dẫu sao nữa nó cũng là tín hiệu đáng ghi nhận và chúng tôi muốn nhấn mạnh tới yếu tố là nó được tổ chức rất minh bạch, công khai”.
Đại biểu quốc hội kỳ cựu này cũng cho rằng mặt tích cực của cuộc bỏ phiếu ‘đáng được ghi nhận’ nếu nhìn trong một tiến trình và trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, khi mà việc đánh giá các lãnh đạo cao cấp chưa từng được thực hiện.
Ông Quốc cũng nói rằng cuộc bỏ phiếu là một bước tiến về mặt dân chủ: “Nếu mà tác động một cách toàn cục thì tôi nghĩ là chưa, nhưng mà ít nhất nó cũng tạo ra được một hiệu ứng vì sau cuộc bỏ phiếu này thì sẽ bỏ phiếu đến tất cả các thành viên được dân bầu ở cấp địa phương rồi có thể trong đảng cũng sẽ tổ chức như thế. Như thế nó cũng là một cơ hội để người ta đánh giá tương đối khách quan hơn”. 
Một độc giả tên Lotan từ Việt Nam gửi ý kiến tới VOA Việt Ngữ, cho rằng việc lấy ý kiến như vậy ‘không giải quyết được vấn đề, tức không thay đổi để cho người thật sự có tài lãnh đạo đất nước, nhưng trái lại nó làm cho sự chia rẽ, đấu đá theo phe nhóm càng trầm trọng hơn’.

Trong khi đó, ông Thuyết nhận định với VOA Việt Ngữ rằng cuộc bỏ phiếu ‘là bước đầu tiên thể hiện quyền của quốc hội và tác động của quốc hội tới đời sống chính trị trong nước, chứ nó cũng chưa phải là một cái bước tiến gì xa lắm’.
Ông Thuyết cho rằng những người bị đánh giá thấp sẽ phải ‘tự soi lại mình’ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân tốt hơn.
Ồng nói: “Tôi nghĩ rằng qua cuộc bỏ phiếu này thì những người mà được quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm cũng tự nhận thấy được mức độ tín nhiệm của các thành viên quốc hội, tức là những người đại diện cho dân chúng đối với mình".


image

Cựu đại biểu nói thêm: "Tôi nghĩ rằng về mặt tác động thì ít nhất nó cũng giúp cho các vị được bỏ phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng hơn về dư luận, về quan điểm của người dân, của đại biểu quốc hội đối với công việc của mình và sẽ phải có hành động nhất định để cải thiện sự tín nhiệm của đại biểu quốc hội cũng như của người dân đối với mình. Đó là tác động đối với các vị giữ các chức vụ đó và nếu nói rộng hơn đó cũng là tác động đối với chính trường Việt Nam”.
Giới chức nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, và người nhận được số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất là Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Một ngày sau khi kết quả được công bố, báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận nói rằng ông ‘đang rất buồn’ khi trở thành người nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhiều thứ hai.
Tuy nhiên, các báo mạng sau đó đồng loạt gỡ tin này xuống mà không nêu rõ lý do.


Quốc hội ghi bàn 1-0 trước Đảng

image
Khi 'được làm' các đại biểu QH đã 'làm được' công tác giám sát ban đầu
Cuộc lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo Việt Nam với kết quả công bố rộng rãi hôm nay là một dấu hiệu Quốc hội nước này có cơ hội dần trở thành một nghị trường đích thực hơn.
So với quá trình ‘phê và tự phê’ của Đảng kéo dài nhiều tháng không ngã ngũ, cuộc lấy phiếu ở Quốc hội trong một ngày đã nhận diện được các bộ yếu kém, các lãnh đạo bị tín nhiệm thấp, mà theo ngôn ngữ bình dân thì nhiều vị thực ra là bị bất tín nhiệm.
Nếu đây là trận đấu bóng giành lại lòng dân thì tỷ số trước mắt là Quốc hội ghi bàn thắng 1- 0 trước Đảng.
Có ít nhất bốn lý do khiến bàn thắng này là xác đáng.

Đầu tiên là về sức hút với báo chí.

image
Đảng đã sa đà vào ngôn ngữ xa lạ với đại chúng và rối rắm trong cách 'tự chỉ trích' cổ xưa như thời Nguyễn Văn Cừ (1938-40) và hình ảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nghẹn ngào khi tổng kết một kỳ họp khiến có người không khỏi bùi ngùi vì lo cho Đảng.
Còn tại Quốc hội, trái lại, kết quả lấy phiếu rất rõ ràng qua các con số cụ thể, tính cả ra phần trăm hẳn hoi, báo chí dễ in ra, sắp xếp lại theo cách đánh giá riêng của họ, tạo một không khí sôi động hiếm có trên truyền thông.
Thứ nhì là tính công khai – một biểu hiện của dân chủ - hệt như trận bóng truyền trực tiếp, tên tuổi, chức danh của các lãnh đạo đưa ra lấy phiếu cũng rõ, dù còn có tranh cãi về con số 47, bỏ ra ngoài một số vị dư luận cũng muốn thấy ‘được/bị lấy phiếu’.
Điều này khác hẳn với thứ văn phong ám chỉ, cách dùng từ mờ ảo về ‘đồng chí’ này, ‘đồng chí’ kia sau các kỳ họp trung ương Đảng.
Lý do thứ ba là Quốc hội Việt Nam dù đa số đại biểu là đảng viên cộng sản nhưng khi ‘được làm’ thì đã làm được vai trò giám sát ban đầu của mình.
Điều này đem lại ít nhiều hy vọng để chính trường Việt Nam thoát khỏi cảnh như một nhà quan sát nước ngoài gọi là “chủ nghĩa tư bản vô độ vận hành dưới nút chai nén chặt kiểu cộng sản”.
Nhưng nói đến quan hệ Quốc hội – Đảng cũng không thể bỏ qua đối tượng chính của cuộc lấy phiếu là Chính phủ.

image
Theo một số đánh giá, các đại biểu đã tỏ ra thiên vị khi nặng tay bỏ nhiều phiếu ‘tín nhiệm thấp’ cho bên hành pháp, và có vẻ thoải mái hơn khi bỏ ‘tín nhiệm cao’ cho các chủ nhiệm ủy ban quốc hội, tức là ‘người nhà’.
Xét cho cùng, điều này cũng giống tại Anh, nơi dân biểu thuộc hàng ‘ghế sau’ (backbencher) không tham gia chính phủ luôn sẵn sàng phê phán người cùng đảng giữ chức trong nội các vì các bộ trưởng cũng là dân biểu (MP).
Vì thế, không nhất thiết là cùng một đảng mà người ta không thể nghiêm túc chất vấn nhau cho ra nhẽ, và cần thì bỏ phiếu bất tín nhiệm cho bộ trưởng ‘dọn về ghế sau’.

Khủng hoảng của đảng

image
Hiện đang tiếp tục có nhiều cách diễn giải kế quả lấy phiếu tín nhiệm cho 47 lãnh đạo Việt Nam
Cuối cùng, có thể không hẳn là Quốc hội Việt Nam quá giỏi dù đạo diễn Nguyễn Sinh Hùng quả là đã thành công với phiên họp nghị trường này.
Sự thực là Việt Nam đang đi đúng trào lưu chung: khủng hoảng của mọi đảng phái chính trị trên thế giới, nhất là các đảng truyền thống.
Trong một bài viết trước tôi có kể rằng ở Anh đảng Lao động phải ra siêu thị kêu gọi dân ghi danh vào đảng.
Không chỉ ở các xứ khá ổn định như Anh mà tại các nơi có nhiều biến động, tin tức tuần này lại một lần nữa chứng minh rằng đảng chính trị nhiều khi không còn là cỗ xe để chuyển tải các nghị trình cải tổ.
Tin từ Dehli hôm 10/6 nói chính khách lão luyện Lal Krishna Advani, người được cho là cha đẻ của phong trào lập ra đảng dân tộc Ấn giáo BJP, vừa bỏ đảng này.
Ông Advani, cựu ứng viên cho chức thủ tướng hồi 2009, nay cho hay đã từ một thời gian rồi ông “không thể chấp nhận được đường hướng và cách vận hành của BJP”.
Còn tại Iran, cuộc tranh chấp nội bộ giữa các nhân vật cùng trong phe tạm gọi là ‘ủng hộ cải cách’ cũng khiến cho một nhân vật nổi trội, ông Mohammad Reza Aref rút khỏi cuộc đua vào chức tổng thống tuần này.

image
Sự kiện đặt ra câu hỏi liệu chính trị đảng phái ở Iran còn có vai trò gì không khi mà quyền lực thực tế nằm trong tay một hội đồng giáo sỹ Shia không do ai bầu, và chỉ nhận chỉ thị từ Thượng Đế.
Còn tại vùng Đông Nam Á, trước cuộc tranh cử tổng thống năm tới tại Indonesia, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về hệ thống đảng phái tại đây.
Sau thời kỳ Suharto, các phong trào dân sự và đảng phái nở rộ đã khiến Indonesia được coi là có hệ thống đảng phái vững mạnh hơn hẳn so với Thái Lan và Philippines nhưng về gần đây đã bị tham nhũng và bè phái làm suy yếu.
Đảng phái chính trị dù mang màu sắc dân chủ, cộng hòa, cộng sản hay Hồi giáo cũng không thoát khỏi quy luật chung là nếu không có một nghị trình rõ ràng để lãnh đạo đất nước thì mọi xung lực chỉ dồn vào đấu đá nội bộ.

image
Đạo diễn Nguyễn Sinh Hùng quả là đã thành công với phiên họp nghị trường này."
Lộ trình cải cách cho quốc gia mà bị thu hẹp thành hành lang quyền lực để duy trì thỏa thuận giữa phe có tiền và phe có quyền thì khủng hoảng dễ xảy ra.
Xét về thể chế thì đảng phái tan hợp thế nào là tùy tình thế nhưng nước nào thì cũng cần có nghị viện để làm luật và giám sát chính phủ.
Vì thế, cũng cần chúc một tương lai lâu bền cho nền nghị viện Việt Nam vì Quốc hội khóa này đã bỏ được phiếu tín nhiệm cao cho chính mình ngày 11/6, ít ra là với một phần không nhỏ dư luận trong và ngoài nước.



Nguyễn Giang

image


1 comment:

  1. Đại Dũng, Facebook: Vở kịch “Sửa đổi hiến pháp” được chế độ cộng sản Việt Nam đưa ra để đánh lạc hướng dư luận về những món nợ khổng lồ hàng tỷ USD của Vinashin, Vinalines; sự phá sản của hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp, thất nghiệp, lạm phát; sự đàn áp tàn bạo đối với Bloggers, những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền; sự uy hiếp của Trung Quốc đối với vùng biển, hải đảo.
    ...Lúc này, chế độ cộng sản Việt Nam độc tài, đảng trị, ngụy quyền lại đưa ra tiếp vở kịch mới: “Bỏ phiếu tín nhiệm”. Sự lố bịch, mị dân của vở kịch này là thay vì có hai loại phiếu: “Tín nhiệm” và “Không tín nhiệm” thì lại có 3 loại phiếu đều là Tín nhiệm. Một trò hề nữa được trình diễn trước mắt mọi người dân.
    Chỉ trong một năm thôi mà chế độ cộng sản Việt Nam trình diễn đến hai vở kịch mặc dù nội dung nghèo nàn, nhạt nhẽo, hình thức, mị dân với các diễn viên nhàm chán, vô cảm và hành động như những con rối.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.