Vụ bê bối thực phẩm
mới nhất ở Trung Quốc về thịt chuột giả thiṭ cừu đã đặt ra một số
vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước này.
Dường như không có ngày
nào ở Trung Quốc mà không có tin tức liên quan đến an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên vụ việc mới
nhất thật sự làm người nghe muốn nôn mửa thậm chí xét theo tiêu
chuẩn của Trung Quốc.
Hàng trăm người đã bị
bắt do liên quan đến vụ thịt chuột này.
‘Không phải chuột cống’
Vụ tai tiếng này cũng
làm hé lộ nhiều câu chuyện về loài gặm nhấm này trên bàn ăn của
người Trung Quốc.
Tôi đã từng nghe một
giai thoại về một nhà hàng ở miền Nam Trung Quốc phục vụ món thịt
chuột. Tin tôi đi. Nhà hàng này là có thật.
Chủ nhà hàng này bảo
đảm với thực khách rằng những con chuột được đưa lên dĩa được săn
bắt ở nông thôn chứ không phải từ ng ống cống.
Dù câu chuyện này có
thật hay không nó cũng cho bạn hiểu được quan ngại của người dân Trung
Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người chăn nuôi Trung
Quốc tiêm nhiều chất tăng trưởng vào gia cầm gia súc
Khi ai đó đi ăn ở những
quán ăn bình dân hay những hàng quán trên lề đường, sau khi ăn xong họ
sẽ luôn có cảm giác muốn ợ rằng có thể họ đã ăn trúng thứ gì đó
mà họ không gọi.
Vợ tôi gần đây ăn trưa ở
một nhà hàng và phát hiện có sỏi trong món súp và sau đó là một
mẩu bàn chải trong món chính. Khi tôi hỏi tại sao không than phiền thì
cô ấy nói rằng cô ấy không muốn làm hỏng bữa ăn của bạn bè.
Người Trung Quốc hiện
đang tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết nhưng chất lượng thực
phẩm vẫn là ẩn số.
Bệnh béo phì, vốn trước
đây chẳng ai nói đến, giờ đây đã trở thành một vấn nạn ở quốc gia
này.
Trung Quốc đã chứng
kiến làn sóng di dân lớn nhất trong lịch sử loài người: hàng chục
triệu dân nông thôn đã đổ về các thành phố lớn để trở thành động
lực cho sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nước này.
Hành trình từ đồng
ruộng ra đến công xưởng trong vài thập niên qua đã cho ra đời một dây
chuyền cung cấp thức ăn phục vụ cho cư dân thành thị Trung Quốc.
Tuy nhiên ngành công
nghiệp thực phẩm ở đây thường rất bẩn thỉu, thậm chí chính là tội
ác.
Nông dân dùng thuốc trừ
sâu vô tội vạ lên hoa màu. Trang trại chích đầy thuốc tăng trưởng vào
gia súc nhưng các quan chức tham nhũng – sau khi đã có phần của mình –
thường chứng nhận an toàn cho những thực phẩm có vấn đề.
Nông dân tay ngang
Vào một dịp cuối tuần
tôi đã có dịp tham gia cùng một số người dân Bắc Kinh làm nông dân.
Các nhân viên quan hệ
công chúng, giáo viên và lập trình viên máy tính bận rộn với Iphones
và cuốc xẻng tại một trang trại ở ngoại thành thủ đô.
Người đẫm mồ hôi, những
nông dân tay ngang này cho biết họ làm lụng trên đồng vào những ngày
cuối tuần chỉ để đảm bảo chất lượng của nông sản mà họ ăn
Nhưng đối với nhiều
người việc làm việc trên đồng chỉ đơn giản là việc không thể.
Chính vì lẽ đó mà
tầng lớp trung lưu Trung Quốc cùng với ngoại kiều ở đây mua thịt nhập
từ Úc và sữa nhập từ New Zealand.
Do đó với sự nghi ngờ
lớn như vậy, những người có tiền thường chọn những nhãn hiệu có uy
tín.
Tuy nhiên có một vấn đề
gây phẫn nộ nhiều hơn cả: đó là sữa bột dành cho trẻ em.
Hồi năm 2008 hàng trăm
ngàn trẻ em Trung Quốc đã đổ bệnh sau khi uống phải sữa nhiễm độc.
Một số nạn nhân đã tử vong.
Ban đầu chính quyền tìm
cách bưng bít vụ việc bởi vì họ không muốn có tin xấu trước thềm
Olympic Bắc Kinh.
Quyết định đó đã gây
phẫn nộ, bởi vì vấn đề đã bị đẩy lên đến mức khủng hoảng lòng
tin: nếu chính quyền không sẵn sàng bảo vệ trẻ em trước thực phẩm
xấu thì họ sẽ bảo vệ ai đây?
Người dân Trung Quốc đang
quay lưng lại với những thực phẩm trên đất nước của họ
Sau đó, chính quyền đã
hứa sẽ có biện pháp nghiêm khắc hơn để làm sạch thị trường thực
phẩm. Họ đưa ra mức án tử hình cho những hành vi nghiêm trọng.
Tuy nhiên nạn tham nhũng và
tình trạng thực thi luật pháp lỏng lẻo có nghĩa rằng người dân ở
đây vẫn e dè với những đĩa đồ ăn của mình vào mỗi bữa ăn trong khi
trong đầu nghĩ về thành tích an toàn thực phẩm tệ hại của nước
mình.
Dấu hiệu rõ ràng nhất
về quy mô vấn nạn là việc các lãnh đạo Trung Quốc cũng hết sức cẩn
thận với đồ mà họ ăn.
Một tờ báo Trung Quốc
đã đưa tin rằng có những trang trại đặc biệt nơi những người chăn nuôi
cá, lợn và gia cầm được giám sát cẩn thận để chuyên cung cấp thực
phẩm cho các lãnh đạo của đất nước. Bản tin này sau đó đã bị dỡ
xuống nhanh chóng.
Nhưng trong khi họ có
thể đang ăn khác với công chúng, giới chức Trung Quốc biết rằng họ
cần phải đối phó với sự giận dữ sục sôi của người dân về vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Cũng giống như tình
trạng ô nhiễm không khí, an toàn thực phẩm cũng làm một vấn nạn mà
giới lãnh đạo nước này không thể nhắm mắt làm ngơ.
Martin Patience
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.