Tháng
Tư, tôi đi dưới bầu trời mây trắng, nắng ấm và mềm như chiếc khăn quàng trên
vai, hai chân thong thả bước, mặt ngước nhìn hàng cây bên đường, hàng cây xanh
ngọt màu cốm non, những chùm lá nho nhỏ, cong cong he hé mở ra như những cánh
môi thiếu nữ mới lớn. Những vạt cỏ xanh non mịn như nhung thỉnh thoảng điểm một
đóa hoa bồ-công-anh nhỏ xíu như chiếc khuy màu vàng từ áo khoác ai rơi xuống.
Hoa đỗ quyên cũng bắt đầu khe khẽ nở dịu dàng bên một góc hàng rào nhà ai. Mùa
xuân ở Seattle đẹp lắm, những giọt nước mưa trong veo và những giọt nắng vàng
như mật ong. Ngửa mặt lên là uống vào lồng ngực cả lượng xuân của đất trời.
Ước gì, ừ nhỉ, ước gì đừng có Tháng Tư oan khiên của nước mình ngày đó. Tháng Tư hàng năm vẫn đến. Ban ngày, những hình ảnh, bài viết tràn ngập trên máy điện toán, những nhắc nhở trong những lần gặp gỡ hàn huyên với bè bạn; ban đêm mang theo cả vào giường, vào giấc mơ, giật mình cho số năm tháng đã đi qua trên xứ người.
Tôi đi trong ân sủng của đất trời, nhưng sao lòng không thanh thản, những hình ảnh không đẹp cứ theo nhau về trong tâm trí. Chiến tranh quê mình, chiến tranh quê người. Những cái xấu và cái ác như mực đổ loang vào lòng giấy.
Tôi đi trong ân sủng của đất trời, nhưng sao lòng không thanh thản, những hình ảnh không đẹp cứ theo nhau về trong tâm trí. Chiến tranh quê mình, chiến tranh quê người. Những cái xấu và cái ác như mực đổ loang vào lòng giấy.
Những vòm lá trên cao nghiêng xuống như cái tán làm râm một khoảng đất dưới
chân đi, tôi bỗng rùng mình liên tưởng đến những tấm hình trong một bài báo được
một chị bạn thân mới chuyển cho đọc tối hôm qua: “The Veils of Aleppo:
Photographs by Franco Pagetti” của Rania Abouzeid. Bài viết đề cập đến những tấm
ảnh của nhiếp ảnh gia Franco Pagetti chụp những tấm màn cửa chăng từ bức tường
đổ bên này sang mái nhà vỡ bên kia ở thành phố Aleppo. Trải qua hai năm của cuộc
nội chiến ở đất nước Syria làm hơn 70 ngàn người chết, Aleppo là chiến trường đẫm
máu nhất, nơi cả hai phe đều tìm cách chiếm đi chiếm lại nhiều lần, không lúc
nào ngưng tiếng súng. Những tấm màn trước đây để che khung cửa sổ tránh cặp mắt
tò mò của hàng xóm, hay che ánh nắng mặt trời thì bây giờ nó làm một nhiệm vụ của
một lá chắn cho sinh mạng con người.
Màn cửa như một nhân chứng, một rào cản cho cuộc nội chiến bất tận của
hai bên. (Khác gì cuộc chiến Nam-Bắc của Việt Nam). Giống như rất nhiều khía cạnh
của xung đột, những tấm màn cửa mất đi cái việc che cửa giản dị chính thực của
nó. Hôm nay nó phải làm một nhiệm vụ hoàn toàn khác hẳn. Những màn cửa này làm
ông Pagetti nhớ đến những bức tường bê tông dặm này sang dặm kia, chằng chéo khắp
thành phố Baghdad trong cuộc thánh chiến tồi tệ nhất vào những năm 2006-2007.
Bất cứ người dân nào, nếu di chuyển bên dưới tấm bạt đó, đều phải biết thật rõ phía phản chiếu của ánh sáng mặt trời và hướng gió thổi tới, để tránh cho cái bóng của mình không hiện lên tấm màn đong đưa đó. Nếu sơ ý mà một tay bắn tỉa đang rình rập đâu đấy nhìn thấy bóng người trên tấm bạt thì ngay lập tức sẽ vang lên đoành…đoành…đoành….Một thân người gục xuống. Hoặc một cơn gió vô tình thổi qua, tấm màn lật lên, một họng súng hướng ngay mặt và lại đoành… đoành …đoành…Thêm một thân người gục xuống.
Bất cứ người dân nào, nếu di chuyển bên dưới tấm bạt đó, đều phải biết thật rõ phía phản chiếu của ánh sáng mặt trời và hướng gió thổi tới, để tránh cho cái bóng của mình không hiện lên tấm màn đong đưa đó. Nếu sơ ý mà một tay bắn tỉa đang rình rập đâu đấy nhìn thấy bóng người trên tấm bạt thì ngay lập tức sẽ vang lên đoành…đoành…đoành….Một thân người gục xuống. Hoặc một cơn gió vô tình thổi qua, tấm màn lật lên, một họng súng hướng ngay mặt và lại đoành… đoành …đoành…Thêm một thân người gục xuống.
Đất nước tôi cũng có tấm màn tre (bamboo curtain) buông xuống giữa hai miền Nam Bắc từ năm 1954. Tấm màn tre đó đã che kín mắt người dân miền Bắc, họ hoàn toàn không biết gì về đời sống của dân miền Nam, cho đến khi họ vào “Giải Phóng”. Trong cuộc chiến nào, cũng chỉ có người dân là đáng thương hơn hết.
Nếu ông Franco Pagetti có đến Việt Nam bây giờ, thì chẳng còn điểm “hot” nào của chiến tranh để cho ông thâu vào ống kính nữa. Mấy cái đề tài như Địa đạo Củ Chi hay mấy cái “Xe tăng tiền phong” trưng ở trong dinh Độc Lập cũ hay ngoài “Lăng Bác” thì người ta đã chụp mòn cả rồi. Tôi chắc ông sẽ chẳng đến Việt Nam đâu vì cái ống kính chuyên thâu hình ảnh chiến tranh của máy ông khi đem ra chụp những đề tài về đời sống xã hội của một Việt Nam bây giờ e rằng nó sẽ không thâu được những tấm hình trung thực.
Họ khác xưa nhiều quá! Họ lại không nhìn mình như một
người đồng hương mà chỉ nhìn mình như một du khách, làm mình tự thấy mình bị gạt
ra khỏi cái phần đất thân yêu đó. Nói về thăm quê hương mà như đi du lịch sang
một nước lạ thì lòng ai vui được.
Tháng Tư nào cũng buồn và Tháng Tư nào tôi cũng đi dưới mùa xuân với một trái tim nặng trĩu.
Tháng Tư nào cũng buồn và Tháng Tư nào tôi cũng đi dưới mùa xuân với một trái tim nặng trĩu.
Tôi viết
những câu thơ trên trái tim mình
Trái tim tôi là một ngôi làng bên ngoài tổ quốc
(Thơ-tmt)
Trần Mộng Tú
30-4-2013
“Mùa Xuân Bất Hạnh”
Sau 37 năm "giải phóng" chỉ có đảng là vinh quang...còn người dân?
Họa sĩ Mỹ đưa VC vào truyện tranh kinh dị
Một sự phản bội
"cán ngố" đi chợ trời
"Cầm..."
Chuyện lạ nước Ta
Thơ: "Nạ Nùng" ?
Thơ: Nghị quyết và 3 người 3 miền
Đại dịch "Giả và Dỏm"
"Cha truyền con nối"
Nguyễn Thanh Phượng: Tuổi trẻ "Cào Tài"
Tô Linh Hương: Tuổi trẻ "cào tai" ?
Nguyễn Thanh Phượng: Chỉ huy cướp đất Văn Giang để...
Ngôn ngữ ” Giao hợp “
Bước Không Qua Số Phận
Thù chồng
Mưu Sinh
Đi xe đò, đi xe ôm
Chỉ có ở Việt Nam?
Tại sao tôi không trở lại Việt Nam
BM
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.