Chuyên
gia cảnh báo vụ lợi làm cho tôn giáo, tín ngưỡng trở nên tha hóa
Đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh
vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một
số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.
Đó
là nhận định của một số nhà nghiên cứu tôn giáo và xã hội học nhân sự kiện một
số 'đại gia' tài trợ cho các cơ sở tôn giáo, thậm chí xây chùa đứng tên
mình gây ồn ào.
Trao
đổi với BBC Tiếng Việt hôm 15/4/2013 từ Hà Nội giữa lúc báo chí nêu nhiều
về chuyện 'chùa Trầm Bê', Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng các hiện tượng này
đang gây xáo trộn, làm rối loạn đời sống, tín ngưỡng truyền thống của người dân
Việt Nam.
Ông
bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là "không
nhỏ" các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc
tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu
tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.
Đặc
biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ
phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có
các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.
"Có
những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi
năm," ông nói.
"Và
vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao
nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."
Giáo
sư Ngô Đức Thịnh
Giáo
sư Thịnh cũng phản ánh hiện tượng nhiều đảng viên, quan chức chính quyền công
khai tới các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo để cầu lộc cầu tài, một số còn để cho
tên tuổi của họ được một số đền chùa loan báo danh tính, mà theo ông là để tăng
uy danh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn đó.
Ông
nhắc tới một số ngôi chùa như Chùa Phúc Khánh ở ngay thủ đô Hà Nội, hay Lễ hội
đền Trần ở Nam Định là những địa điểm mà nhiều quan chức tới cầu chức, cầu tài
và địa vị.
"Đền
Trần trở thành nơi cầu lộc cầu tài của quan chức, chứ không phải là nơi dành
cho dân thường nữa," ông nói.
"Những
việc làm này của quan chức chỉ gây tác động xấu cho cộng đồng và cho người
dân..."
"Thăng
quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu
tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy..."
Ông
cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân,
cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp
chính.
'Xa
lạ'
Cũng
về chủ đề này, hôm thứ Hai, Tiến sĩ xã hội học Nguyễn Đức Truyến khẳng
định các đại gia, quan chức ở Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu mạnh về cầu
tài, cầu lộc, cầu an, cũng như cầu quyền lực ở góc độ nhu cầu và tâm linh nhằm
vụ lợi cá nhân, một hiện tượng mà ông cho là phổ biến.
Ngược
lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời
xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi
tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.
Ông
Truyến cho rằng khi tôn giáo trở thành một thứ dịch vụ xã hội, thì tính chất
tôn giáo của nó đã biến đổi và không còn thuần khiết nữa.
Ngay
cả cách thức tu hành và hưởng thụ của nhiều bậc tu sĩ, trong đó có nhiều sư
sãi, thầy đền, thầy chùa cũng đang đặt ra vấn đề.
"Chùa
ngày xưa để cứu giúp sinh linh, lấy cảnh khổ của mình để an ủi, chia sẻ với
chúng sinh nghèo, khổ," ông nói.
Nhưng
nay theo ông nhiều vị tu sĩ vừa được hưởng thanh bình sau không gian chùa,
chiền, đền, đài, miếu mạo, vừa có vẻ hài lòng, tỏ ra có nhu cầu rõ ràng và
thích nhận các khoản cúng dường không nhỏ của các giới tín đồ, phật tử, trong
đó có những quan chức, đại gia.
Ông
cũng nói nhiều bậc tu hành hiện nay không còn đạm bạc trong sinh hoạt ăn uống
như xưa, mà họ ăn uống, dinh dưỡng, dù là chay, nhưng phong phú, chất lượng,
dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều, lại có phương tiện sinh hoạt ăn ở, đi lại rất
thuận lợi.
"Nhiều
phòng ở của tu sỹ còn gắn máy điều hòa... chứ đâu còn cảnh một vại cà muối ăn
cả ba năm như ngày xưa."
"Nhiều
chùa ngày ngay chót vót ở đỉnh đồi, đồ sộ, lôi cuốn thập phương", ông nói
tiếp và cho rằng những hình ảnh này có thể làm cho nhiều phật tử, tín đồ nghèo
hoảng sợ, xa lánh các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và các tu sỹ quá giàu có, phồn
vinh, tránh xa những nơi tạo ấn tượng của dấu ấn tiền bạc.
Tiến
sỹ Nguyễn Đức Truyến
Tiến
sỹ Truyến, người có nhiều công trình nghiên cứu với Viện xã hội học về tôn giáo
cho rằng khi tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện từ góc độ cá nhân là chính, đặc
biệt là đề cao tiền bạc, vụ lợi thì chúng đã mất đi rất nhiều ý nghĩa của mình.
"Tôn
giáo nguyên thủy lành mạnh hơn," ông nói với BBC.
Được
biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu
nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám
sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.
Một
số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối
tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm
bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân
kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại,
dịch vụ thông thường khác.
Luật
pháp các nước này thậm chí cũng coi các hoạt động quảng cáo, PR vụ lợi thông
qua các hoạt động, kinh doanh tôn giáo tín ngưỡng là đối tượng chịu các loại
thuế hay lệ phí nhất định
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.