Tôi
phải thú nhận mình có nỗi ám ảnh nhất định với cuộc chiến Việt Nam , mà gốc rễ
có lẽ là từ những bức ảnh chiến tranh là khởi nguồn của tình yêu trọn đời của
tôi với nhiếp ảnh. McCullin, Faas, Page, Huet, Burrows và nhiều nữa: tác phẩm
của các nhiếp ảnh gia vĩ đại này làm khơi dậy mối quan tâm tới bản thân cuộc
chiến.
Thế
nên bất cứ khi nào tôi rơi vào một trang web có ảnh chiến tranh, tôi hiếm khi
cưỡng lại được việc nhấn chuột để xem tiếp.
Điều
đó vừa xảy ra với tôi tuần này và tôi tìm thấy tác phẩm của Charlie Haughey,
người hóa ra từng là lính thuộc Sư đoàn Bộ binh 25 ở Nam Việt Nam từ tháng
3/1968 đến tháng 5/1969.
Haughey
được đại tá thuê chụp ảnh các trận đánh cho tiểu đoàn của ông và cho báo chí
dân sự.
Ông
đại tá nói:
“Anh
không phải là nhiếp ảnh gia chiến tranh nhưng đây là một công việc mang tính
đạo đức. Nếu tôi thấy hình quân lính của mình được đăng trên mặt báo, đang
làm nhiệm vụ đầy niềm tự hào, thì sau đó anh muốn làm gì ở Việt Nam cũng được.”
Anh
lính mang súng trường thuộc đại đội Alpha, đóng gần Củ Chi và được điều
vào nhóm tiền phương hoặc bọc lót cho đồng đội trong 63 ngày.
“Khi
đi đầu, anh phải hợp tác với người đi ngay sau anh. Tôi không biết nhiều về
những người lính khác; chúng tôi không phải một nhóm chiến hữu. Biết thêm về
nhau cũng chẳng được lợi lộc gì – chúng tôi chỉ biết nhau qua những thông tin
như quê ở đâu, hay các biệt danh.”
“Collins
đến từ Chicago .
Chúng tôi làm việc rất ăn ý. Khi trong đội tuần tiễu, tôi đi trước, chịu
trách nhiệm với tất cả những gì xảy ra từ hông trở lên. Ông ấy từng cứu mạng
tôi ít nhất một lần, chỉ nhờ tiếng huýt sáo nhỏ hoặc một tiếng động khẽ.
Những
bức ảnh của Charlie Haughey về đơn vị vẫn chưa được công bố cho tới giờ, nằm im
lìm trong hộp kín suốt bốn thập kỷ ở nhà ông. Năm ngoái, một cuộc gặp bất ngờ
đã khiến những tấm phim cũ được đưa ra ánh sáng.
Cả
28 bức ảnh về cuộc chiến Việt Nam ,
do Charlie tự tay làm khung, đang được triển lãm ở ADX Gallery, Portland , Oregon ,
vùng Tây Bắc Mỹ. Quản lý dự án cho phép BBC Tiếng Việt sử dụng các bức
hình từ cuộc triển lãm.
Thông
tin về ông Charlie Haughey và dự án Chiêu Hồi có thể tìm hiểu thêm tại website
của dự án.
Charlie Haughey
Một
liên lạc viên đang hướng dẫn chiếc Chinook thả vật liệu và hàng tiếp tế ở Căn
cứ tiếp tế hỏa lực Pershing đóng gần Dầu Tiếng
Phản
ứng đầu tiên của Charlie về bức ảnh này là: "Rất hiếm khi thấy được khoảnh
khắc một ai đó đang cúi đầu cầu nguyện, và thường xảy ra khi chúng tôi bắt đầu
rời trại hơn là sau khi trở về. Điều thú vị là anh ta đang mặc áo giáp, và canh
gác cẩn thận ở cả hai bên hàng rào. Khẩu M16, mũ lính và một người đang cầu
nguyện."
Mấy
người lính đang nạp đầu đạn 60mm vào súng cối M2. Đây là vũ khí do Mỹ sản
xuất thời Thế chiến II và thời Chiến tranh Triều Tiên. Nhóm này lấy được khẩu
súng cối từ tay Việt Cộng trong chuyến đi tuần trên ruộng.
Một
trung sỹ đang kiểm tra khẩu M16.
Giây
phút nghỉ ngơi của người lính phụ trách súng máy M60, trên cổ vẫn đang đeo
băng đạn. Mỗi người trong đơn vị đều phải mang vác hoặc đạn dược hoặc đồ tiếp
tế, chẳng hạn như ổ gài đạn.
Chiếc
Chinook đang giải cứu trực thăng Huey bị bắn hạ ở một cánh đồng gần Trảng Bàng,
tháng Một năm 1969.
Lính
Mỹ đi tuần trong rừng cao su hoang vắng.
Trẻ
em Việt Nam
trong lớp học dã chiến.
Trẻ
em Việt Nam
tụm lại xem chiếc máy ảnh của Charlie.
Lính
Mỹ trên trực thăng Chinook, với một lỗ nhỏ ở sàn có cửa trượt để có thể quan
sát mặt đất, tranh thủ vài giây phút "ngoài cuộc chiến".
Trung
sỹ Edgar D Bledsoe, quê từ Olive Branch, Illinois, ôm em bé Việt Nam bị
thương nặng. Em bé sau được đưa vào căn cứ dã chiến của Mỹ để cấp cứu.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.