Quần
đảo Virgin Anh trở thành địa điểm các đại gia cất giấu tài sản từ những năm 1980
Lần
đầu tiên các bí mật được tiết lộ đã cho thấy danh tính hàng nghìn 'đại
gia' đang cất giấu tiền lên tới hàng nghìn tỷ đô la ở hải ngoại.
Hàng
triệu thông tin nội bộ đã bị rò rỉ từ ngành công nghiệp tài chính ngoài nước
Anh đã lần đầu tiên để lộ danh tính của hàng ngàn các tài khoản những người cực
giàu vẫn giấu kín tên tuổi trên khắp thế giới, từ Tổng thống tới các nhà tài
phiệt.
Tên
tuổi của những người này được bới ra nhờ một dự án do Nghiệp đoàn quốc tế các
nhà báo điều tra (International Consortium of Investigative Journalists - ICIJ)
có trụ sở tại Washington phối hợp với tờ Người Bảo vệ (The Guardian) của Anh và
các tổ chức truyền thông quốc tế khác thực hiện.
Những
tiết lộ từ 2 triệu thư điện tử và các tài liệu khác, chủ yếu từ Quần đảo Virgin
Anh (British Virgin Islands - BVI) - vùng lãnh
thỗ vẫn được xem là nơi ẩn náu tài chính lý tưởng bên ngoài đảo quốc Anh.
Việc
nêu danh những người này có thể sẽ làm tổn hại nặng nề tới lòng tin của thế
giới các đại gia khi không còn tin chắc rằng khối lượng tài sản khổng lồ của họ
có thể được giấu kín trước con mắt của chính phủ và của láng giềng.
Họ
là ai?
Con
gái lớn của cựu TT Ferdinand Marcos và Imelda Marcos cũng có tên trong danh sách
Ngoài
người Anh để cất giấu tài sản ở vùng lãnh thổ hải ngoại này một loạt các viên
chức chính phủ và các gia đình giàu có trên khắp thế giới cũng được xác định
như từ Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Iran, Trung Quốc và Thái Lan
và các nhà nước cộng sản trước đây.
Các
dữ liệu mà tờ Guardian đã chứng kiến cho thấy các công ty bí mật của họ chủ yếu
đặt tại BVI. Một vài ví dụ chủ nhân của các công ty vùng lãnh thổ ngoài đảo
quốc Anh được nêu danh trong các tài liệu bị rò rì này gồm:
•
Ông Jean-Jacques Augier, phụ trách tài chính trong cuộc vận động tranh cử của
Tổng thống Pháp François Hollande hồi năm 2012, người có đối tác là một doanh
gia Trung Quốc.
•
Cựu bộ trưởng Tài chính Mông Cổ (từ năm 2008-12), ông Bayartsogt Sangajav,
người thành lập công ty "Legend Plus Capital Ltd" với một tài khoản
Thụy Sĩ. Ông nói có lẽ sẽ từ chức.
•
Tổng thống Azerbaijan
và gia đình. Ông Hassan Gozal, một trùm tư bản ngành xây dựng, kiểm soát các
tài sản mang tên hai con gái Tổng thống Ilham Aliyev.
•
Vợ Phó Thủ tướng Nga, bà Olga Shuvalova, một thương gia và chính trị gia Nga.
Chồng bà, ông Igor Shuvalov, bác bỏ cáo giác đã làm gì sai trái liên quan tới
lợi ích của bà vợ ông ở hải ngoại.
•
Con một nhà độc tài ở Philippines :
Maria Imelda Marcos Manotoc, thống đốc một tỉnh và là con gái cựu Tổng thống
Ferdinand Marcos, người nổi tiếng về tham nhũng.
•
Hoa Kỳ: các khách hàng hải ngoại bao gồm Denise Rich, vợ cũ của thương gia dầu
lửa nổi tiếng Marc Rich, người từng được Tổng thống Clinton tha bổng về tội trốn thuế.
Ước
tính tới hơn 20 ngàn tỷ USD thuộc về các đại gia lớn có thể đang được để ở các
tài khoản hải ngoại.
Quần
đảo Virgin Anh do Anh quốc kiểm soát đã có tới hơn một triệu các công ty, tài
sản hải ngoại kể từ khi chính quyền tại bắt đầu việc tiếp thị cho vùng lãnh thổ
này vào những năm 1980.
Danh
tính thực của các chủ nhân chưa bao giờ được tiết lộ và thậm chí các nhà hoạch
định luật về tài chính tại dây cũng không biết ai là người đứng đằng sau những
tài sản này.
Nhưng chính quyền ông Hollande vốn vẫn truy đuổi các đại gia có tiền đầu
tư ra nước ngoài, theo phóng viên BBC. Thế nên, vụ ông Augier là vấn đề khá rắc
rối cho người đứng đầu nước Pháp.
Tổng
thống Pháp đối mặt bê bối tài chính
Tổng thống
Pháp Francois Hollande đang phải đối mặt với scandal trốn thuế, sau khi thông
tin về cựu thủ quỹ đảng Xã hội đầu tư tài chính ở hải ngoại bị lộ.
Jean-Jacques
Augier, phụ trách ngân sách chiến dịch vận động tranh cử của ông Hollande, bị
cho là đầu tư vào hai công ty ở đảo Cayman, nói với nhật báo Le Monde, “không
có gì trái phép” trong vụ trốn thuế.
Jerome Cahuzac
Cùng thời gian
này, cựu bộ trưởng tài chính Pháp Jerome Cahuzac vừa bị kết tội gian lận.
Các bộ liên
quan cũng đang phải chịu sức ép trong việc trả lời xem họ có biết về vụ trốn
thuế này không.
Hôm thứ Tư
02/04, tổng thống Francois Hollande phát biểu về vụ tai tiếng tài chính trên
truyền hình quốc gia, nói toàn bộ các bộ trưởng và dân biểu sẽ phải công khai
thông tin tài chính cá nhân.
Nhưng truyền
thông đã bày tỏ nghi ngờ về việc, chỉ công khai tài chính đã là đủ, theo phóng
viên Christian Fraser tường thuật từ Paris .
Áp lực tăng
lên nhanh chóng có thể dẫn tới sự thay đổi nhân sự trong chính quyền ông
Hollande, mới lên nắm Pháp được 10 tháng.
Hồi đầu tuần
này, ông Cahuzac thừa nhận giấu khoảng 600.000 euro (khoảng 770.000 đô la Mỹ)
trong tài khoản ngân hàng ở Thụy Sỹ.
Cựu bộ trưởng
tài chính đã lừa dối tổng thống, nghị viện và công chúng về các tài khoản ở
nước ngoài mà ông này đã mở được hơn 20 năm.
Suy
giảm niềm tin
Cựu thủ quỹ
Jean-Jacques Augier khẳng định 'không có tài khoản ngân hàng riêng' ở Cayman.
Báo chí Pháp
bình luận đây là khủng hoảng chính trị lớn nhất mà ông Hollande phải đối mặt từ
khi thắng cử, theo hãng tin AFP.
Ông đã hứa với
những người bầu ông về đạo đức và cuộc đời liêm chính, công khai, sau khi lên
tiếng ám chỉ những năm tháng “xa hoa” của người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy.
Nhưng cuộc
trưng cầu dân ý năm nay cho thấy, sự ủng hộ ông Hollande đã giảm mạnh, do đất
nước vẫn trong tình trạng suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp lên tới 10.6%.
Trong báo cáo
tài chính mới đây nhất, Le Monde nói cựu thủ quỹ Jean-Jacques Augier trở thành
đồng sở hữu một công ty ở đảo Cayman tên International Bookstores Ltd, từ năm
2005.
Ông Augier
giải thích, ông tham gia công ty này là để chuẩn bị đầu tư lớn vào xuất bản ở
Trung Quốc.
Ông khẳng định
ông “không có tài khoản ngân hàng cá nhân ở Cayman cũng như không hề trực tiếp
đầu tư trong khu vực lãnh thổ đó”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.