Việt nam có một ông già
Râu dài, tóc bạc tên là Chí Minh
Ông hay uống rượu một mình
Khi buồn lại rủ Trường Chinh uống cùng
Say sưa ông nói lung tung:
Việt Nam mình sẽ sánh cùng năm châu
Này ông, chuyện ấy còn
lâu!!!
Câu
ca dao nêu trên có lẽ được sáng tác và lưu hành tại miền Bắc từ ngày ông Hồ Chí
Minh còn có thể ngồi lai rai uống rượu và ăn nói lung tung, tức là trước cái
ngày ông được nhân dân ca tụng bằng hai câu ca dao khác cũng chẳng kém mùi
“phản động”: “bác Hồ ta thật vẻ vang, đang từ khỏe mạnh chuyển sang… từ trần”.
Phải
công nhận tác giả câu ca dao tả bác uống rượu, và cả những người góp phần khẩu
truyền câu ca dao, quả là trông xa thấy rộng. Ngay từ bốn, năm thập niên trước,
khi đảng cộng sản Việt Nam
nói riêng và cộng sản quốc tế nói chung đang làm mưa làm gió trên quả địa cầu,
những người dân ấy đã đủ sáng suốt để vỗ vai bác, dù là vỗ vai bằng chữ nghĩa,
mà bảo bác rằng “Này ông, chuyện ấy còn lâu!”.
Tự
ngàn xưa, cổ nhân đã nhận định là muốn tìm hiểu bản chất một chế độ thì chỉ cần
xét tinh thần của người dân sống trong chế độ. Tuy nhiên, làm thế nào để biết
được tinh thần người dân? Để trả lời câu hỏi, các cụ dậy rằng “dễ lắm, tinh
thần người dân luôn luôn được phản ảnh qua thơ và nhạc lưu truyền trong dân
gian”. Cũng vì vậy mà cụ Khổng đã bảo “thanh âm chí đạo dữ chính thông hỹ”, tức
là “đạo thanh âm tương thông với chính trị”, và cụ nói rõ rằng “thơ nhạc gốc ở
tình cảm, mà tình cảm gốc ở chính trị”. Từ quan niệm này, cụ đã san định Kinh
Thi, gồm hơn ba trăm bài thơ mà đa số là những bài thơ “quốc phong”, tức thơ
của dân gian, về đời vua Văn nhà Chu (1186 đến 1135 trước Tây Lịch) để mô tả xu
hướng chính trị và luân lý của xã hội thời bấy giờ.
Hôm
nay, 30 năm sau ngày miền Nam đổi chủ, bắt chước cổ nhân, người viết xin dùng
những câu ca dao được lưu truyền tại Việt Nam kể từ biến cố tháng tư năm 75 để
minh họa bức tranh xã hội chủ nghĩa và tâm trạng người dân trong suốt 30 năm
qua. Trong số những câu ca dao này, có những câu ta thán đầy thê lương ảo não,
có những câu trào phúng “bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm”, có những câu
châm biếm chua cay đôi khi trở thành tục tĩu, và có cả những tiếng mắng chửi vô
cùng hằn học. Có thể nói tất cả những câu ca dao ấy là một hình thức phản
kháng, một thứ vũ khí đấu tranh của người dân thấp cổ bé miệng trước sự áp bức
của bạo quyền.
Cũng
xin nói thêm, người viết rời quê hương trong ngày cuối cùng của cuộc chiến và
cho đến hôm nay, sau 30 năm tỵ nạn nơi đất khách, vẫn chưa về thăm lại quê nhà
để đi “thực tế” (mượn tạm ngôn từ của cộng sản) một chuyến. Vì vậy, những câu
ca dao trích dẫn trong bài là những câu hoặc đã sưu tầm được trên sách báo và
trên mạng lưới điện toán, hoặc do những người đã từng sống nhiều năm với cộng
sản kể lại khi đến định cư tại xứ người, hoặc do các thân hữu về thăm Việt Nam
mang sang làm “quà lưu niệm”.
Đến
hôm nay, có lẽ những người di tản đợt đầu tiên từ gần 30 năm trước vẫn còn nhớ
đôi câu thơ phát xuất tại miền Nam
sau ngày Sài Gòn đổi chủ. Vâng, chúng ta đã nghe nhắc đến đôi câu ấy trong
những năm tháng đầu xa quê hương. Nghe mà dạ bùi ngùi. Nghe mà lòng chua xót:
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên
mất Tự Do
Câu
thơ đánh dấu sư kiện, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền cộng sản đổi tên đường Công Lý
thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Tự Do thành Đồng Khởi. Ở một ý nghĩa khác,
công lý đã chết tức tưởi và tự do thì đã vội vã ra đi.
Và
đôi câu khác cũng được phổ biến khá rộng rãi trên mọi miền đất nước, từ sông
Bến Hải đến tận mũi Cà Mau:
Dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai
Đau
đớn thay:
Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta
Ba
mươi năm bị làm tội làm tình, quãng thời gian dài gấp đôi đoạn đường luân lạc
của Thúy Kiều thuở trước. Từ ngày ấy đến hôm nay, bao nhiêu hàng nước mắt đã
lăn dài trên gò má người dân cùng khổ.
Đổi
tiền và học tập cải tạo
Một
thời gian ngắn sau khi tống giam hàng trăm ngàn quân nhân công chức chế độ Việt
Nam Cộng Hòa vào cái gọi là trại cải tạo, nhà cầm quyền đã ban lệnh đổi tiền để
tước đoạt tài sản người dân miền Nam . Có lẽ những người dân miền Nam
từng sống dưới chế độ cộng sản còn nhớ là chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày chiếm
miền Nam, cộng sản đã ba lần đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 2 tháng 9 năm 1975
theo tỷ giá quy định là 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi lấy một đồng Giải Phóng,
có nghĩa là năm đồng tiền cũ đổi lấy một xu tiền mới. Thêm nữa, mỗi hộ, tức mỗi
gia đình, chỉ được đổi tối đa 200 đồng tiền mới, tức 100.000 đồng tiền cũ bất
kể hộ có bao nhiêu nhân khẩu. Có nhiều người, ngay sau khi đổi tiền, cầm những
tờ giấy bạc mới đứng khóc nức nở, khóc mùi mẫn nơi vệ đường.
Vì
vậy, người dân có câu ca dao:
Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thày
“Đi
học” ở đây tức là bị học tập cải tạo còn “thày” tức cán bộ cộng sản phụ trách
giảng dậy tại các trại cải tạo.
Cả
nước thiếu ăn
Sau
khi chiếm miền Nam, cộng sản xóa bỏ quyền tư hữu, áp đặt chế độ bao cấp như tại
miền Bắc và phát tem phiếu để người dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm tại mậu dịch,
mà nhu yếu phẩm thì lúc có lúc không. Lúc bấy giờ dân miền Nam mới thấm
thía hai câu nhại Kiều của người miền Bắc từ đầu thập niên 60:
Bắt phanh trần phải phanh trần
Cho may ô mới được phần may ô
(nguyên
văn: “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao“).
Và
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no
ngày nào
Vài
tháng sau, vật giá gia tăng một mức khủng khiếp. Rau muống là thức ăn chính của
người dân. Có câu ca dao chơi chữ khá độc đáo mô tả tình trạng này:
Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon
Vài
tháng sau nữa, lạm phát trở thành “siêu phi mã”. Lương tháng trung bình một
công nhân viên khoảng 60 đồng tiền mới, chỉ mua được 30 bó rau muống. Người dân
bèn réo tên ba lãnh tụ cao cấp nhất của đảng:
Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau
lòng thằng dân
Rồi
dân không còn đủ gạo để ăn với rau muống vì nhà cầm quyền thu gom gạo để trả nợ
chiến tranh. Ngoại trừ những cán bộ trung cấp và cao cấp trong đảng, gần như cả
nước đã phải nhai sắn thay cơm:
Ai sinh ra cái củ mì?
Hỏi : Để làm gì?
Đáp : Để mà ăn!
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì
Ăn
sắn, ăn mì, và đi dự các buổi học tập tại địa phương để hoan hô đảng và đả đảo
Mỹ Ngụy là thời biểu bó buộc của người dân miền Nam lúc ấy:
Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày
nào thôi?
Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo
bo sái hàm
và:
Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo
mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày
vinh quang
Khi
truyền miệng câu ca dao nêu trên, người dân miền Nam hóm hỉnh đọc trại chữ
"l" thành "n" để chế nhạo các cán bộ miền Bắc phát âm sai
hai chữ này. Vì vậy câu ca dao bỗng dưng mang một ý nghĩa khá khôi hài:
Nhân dân thì chẳng cần
"no"
Nhà nước "no" sẵn bo bo mỗi ngày
Mùa
hè năm 1980, nhằm mục đích tuyên truyền, cộng sản Việt Nam đã khẩn cầu Liên Xô
cho Phạm Tuân làm “lơ” phi thuyền, tháp tùng phi hành gia Victor Gorbatco trong
chuyến bay vào vũ trụ trên con tầu Liên Hợp. Lúc bấy giờ đang đói vêu vì thiếu
ăn, nhân dân bèn có câu:
Một thằng lên
vũ trụ
Trăm thằng đi Mút Cu (Moscow )
Nghìn thằng chè chén lu bù
Để dân bảy mươi triệu đói thò cu ra ngoài
Có
người tức quá nên hoạnh họe:
Nhân dân thiếu gạo thiếu mì
Mày vào vũ trụ làm gì hở Tuân???
Và
người khác thực tế hơn:
Ai lên vũ trụ thì lên
Còn tôi ở lại ghi
tên mua mì
Thiếu
mặc
Tình
hình miền Nam
trong những năm đầu tiên bị chiếm đóng thật thê thảm. Người dân đã không đủ ăn
thì làm sao đủ mặc. Mỗi năm, một người chỉ được mua vài thước vải xấu theo giá
chính thức từ mậu dịch. Bởi vậy, dân gian có câu ca dao cười ra nước mắt:
Một năm hai thước vải thô
Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra
May áo thì hở lá đa
Chị em thiếu vải hóa ra lõa lồ
Vội đem cất ảnh bác Hồ
Sợ rằng bác
thấy tô hô bác thèm
và:
Có áo mà chẳng có quần
Lấy gì hạnh phúc
hỡi dân cụ Hồ?
Có đói mà chẳng có no
Lấy gì độc lập, tự do hỡi người?
Đầu đường đại tá vá xe
Giữa đường thượng tá bán chè đậu đen
Cuối đường trung
tá rao kem
Xa xa thiếu tá thổi kèn đám ma
Đại úy thì đi buôn gà
Thượng uý ở nhà vỡ đất thay trâu
Hỏi trung, thiếu uý đi đâu?
Ba lô hàng lậu xuôi tầu Bắc Nam !!!
Có những người
còn ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã hơn:
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày
áo cơm
Thiếu
đủ thứ
Trong
chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,
không những người dân thiếu ăn thiếu mặc mà là thiếu đủ thứ, từ các nhu yếu
phẩm cho đến tự do và hạnh phúc:
Ở với Hồ Chí
Minh
Cây đinh phải đăng ký
Trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng nên
cai đẻ
Bán lẻ chạy công
an
Lang thang đi cải tạo
Hết gạo ăn bo
bo
Học trò không có tập
Độc Lập với Tự Do
Nằm co mà Hạnh Phúc!
Tuy
đã biến cả nước thành một nhà tù khổng lồ, đảng vẫn hạn chế sự đi lại của người
dân. Muốn đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, người dân phải xin giấy phép của chính
quyền địa phương:
Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua
Tình
trạng này phát sinh một bài ca dao trào phúng, được phổ biến khắp các miền đất
nước:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô
La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào
Người ta không được đi ra đi vào
Kinh
tế mới và thanh niên xung phong
Với
sự hiểu biết thiển cận về kinh tế cộng thêm một ý thức hệ bệnh hoạn, năm 1976,
các lãnh tụ của đảng cho thành lập những khu kinh tế mới tại những vùng rừng
thiêng nước độc. Chỉ nội trong một năm, nhà cầm quyền đã đầy khoảng 1,4 triệu
người dân miền Nam đến sinh sống tại những khu hoang vu này, trong số đó có
700.000 dân Sài Gòn, hầu hết thuộc gia đình quân nhân, công chức chế độ Việt
Nam Cộng Hòa. Bài ca dao dưới đây thuật lại hoàn cảnh đau lòng của những người
bị lưu đầy lúc bấy giờ:
Đuổi dân ra khỏi cửa nhà
Bắt đi kinh tế thật là xót xa
Không sao sống được cho
qua
Nên đành lại phải trở ra Sài Gòn
Chẳng ai giúp đỡ chăm nom
Cùng nhau vất vưởng, lom
khom vỉa hè
Màn sương chiếu đất phủ che
Sinh ra bệnh tật khò
khè ốm đau
Nhưng mà có sống được đâu
Bộ đội kéo đến hàng xâu xúc liền
Chúng đem bỏ tại Tam
Biên
Rừng sâu núi thẳm oan khiên buộc vào
Sáu ngàn nhân mạng năm nào
Thảy đều chết đói, biết bao nhục hình
Mồ cha thằng Thiệu rời dinh
Để tao ở lại đào kinh mỗi ngày
Chuyện
dài Hợp Tác Xã
Sau
khi chiếm miền Nam ,
cộng sản truất quyền tư hữu đất đai và các phương tiện sản xuất khỏi tay nông
dân qua hình thức hợp tác xã tập thể. Với chính sách kinh tế này, nhà nước kiểm
soát việc phân phối thực phẩm bằng cách thu mua và ấn định thuế khóa.
Câu
chuyện nêu sau biểu lộ sự vô trách nhiệm của giới lãnh đạo đảng:
Vào
thập niên 1990, nhà nước thúc dục người dân, nhất là dân miền Trung, bỏ trồng
lúa để trồng mía làm đường. Tuy nhiên, sau khi ông Fidel Castro đến thăm Việt Nam , các nhà lãnh đạo đảng hứa giúp Cuba bằng cách nhập khẩu đường mía nước này vào
thị trường Việt Nam .
Sau đó, nhà nước thực hiện lời hứa, nhập khẩu đường Cuba suốt mấy năm liền. Hậu quả là
nông dân trồng mía bị sạt nghiệp vì số mía thu hoạch phải bán tống bán tháo
hoặc vứt bỏ. Vì vậy, người dân phẫn uất truyền miệng bài ca dao sau:
Bắt trồng mà chẳng thu mua
Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?
Tiền cầy, tiền giống, tiền phân
Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò
Dân đói mà đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh!
Không
những chỉ bị lỗ nặng vì trồng mía, người nông dân còn bị lao đao nhiều lần khác
vì phải nghe lời nhà nước:
Trồng mía, trồng ớt, trồng hành
Vì nghe lời đảng mà
thành bể niêu
Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời đảng mà
niêu tan tành
Năm
1992, trong một bài viết tố cáo những sai lầm của cộng sản Việt Nam, thượng tọa
Thích Quảng Độ thuật lại một câu chuyện thú vị ngài đã chứng kiến trong thời
gian 10 năm bị quản thúc tại xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình, từ 1982 đến 1992. Lúc
bấy giờ, các cụ già tại địa phương này bị xung vào đội trồng cây của hợp tác xã
để trồng cây lấy điểm, cứ trồng năm cây thì được một điểm, đủ để đổi lấy một
lạng thóc. Khổ nỗi các cụ tuổi cao, sức kém, đã trồng không kỹ lại thiếu chăm
sóc vì “cha chung không ai khóc”, nên cây trồng chỉ vài tuần sau là úa héo. Các
em bé chăn trâu cho hợp tác xã mới làm vè trêu các cụ:
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù
Nghe
các cháu trêu, các cụ bèn phản pháo lại:
Các cháu có mắt như mù
Mười cây chết tiệt, gật gù ở đâu?
Chỉ
một thời gian ngắn sau, hai câu đối đáp hài hước nêu trên đã trở thành ca dao
thời đại mới.
Ấy
thế mà cứ vài ba tháng, đảng lại phát động chiến dịch thi đua cho các hợp tác
xã và thúc dục người dân làm việc bằng hai bằng ba theo lời khuyên của ông Hồ
từ những ngày còn chiến tranh. Người dân bực quá nên có câu:
Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân
Có
người còn nhạo báng:
Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu... rồi... tiến... về... đâu?
Nhiều
phụ nữ đã từng trải qua lắm gian nan, khổ cực với hợp tác xã mà chẳng “ăn cái
giải rút gì”, tức quá bèn văng tục:
Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l..
Xã
hội bất công
Điều
nghịch lý là trong xã hội chủ nghĩa, một mặt đảng tuyên bố đấu tranh cho công
bằng xã hội thì mặt khác, các nhà lãnh đạo lại tự cho mình hưởng những quyền
lợi đặc biệt. Tại Hà Nội, người dân chua chát truyền khẩu những câu ca dao sau:
Tôn Đản là chợ vua, quan
Vân Hồ là chợ những gian, nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ "nhân dân anh hùng"
Lãnh
đạo giả dối
Có
thể nói, trong hơn 50 năm qua, cộng sản Việt Nam cai trị đất nước bằng các thủ
đoạn lừa bịp và dối trá. Trong một bài viết với nhan đề Nhật Ký Rồng Rắn được
phổ biến ra hải ngoại đầu năm 2001, ông Trần Độ, cựu trung tướng quân đội Nhân
Dân của cộng sản, đã tố cáo thủ đoạn này qua những lời lẽ sau:
“Nói
thì ‘dân chủ, vì dân’ mà làm thì chuyên chính phát xít. Cái đặc điểm đó cũng có
nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, trò hề, ‘nói vậy mà không phải vậy’.
Suốt
ngày đóng trò, cả năm đóng trò. Ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các
trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy
những lời nói dối, nói lừa.
Chế
độ này bắt mọi người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều
người già phải đóng trò
Đặc
điểm này đã góp phần quyết định vào việc tạo ra và hình thành một xã hội dối
lừa: lãnh đạo dối lừa, đảng dối lừa”.
Tại
Việt Nam ,
một trong những cơ quan mang tiếng nhất về chuyện có nói thành không, không nói
ra có là nha khí tượng:
Bảo nắng mà trời lại mưa
Mấy thằng khí tượng đoán bừa hại tao
Trời cho một trận mưa rào
Mấy thằng khí tượng làm tao ướt rồi
Ấy
thế mà theo người dân, nghệ thuật nói khoác của nha khí tượng còn kém xa những
lãnh tụ cộng sản. Dưới triều đại Lê Duẩn, người có bí danh “Anh Ba”, thì kẻ
đoạt quán quân về nói khoác lại chính là đồng chí tổng bí thư. Vì vậy, dân gian
phát sinh ra câu ví von:
Thứ
nhất anh Ba, nhì Nha Khí Tượng
Câu
ca dao thời đại sau đây đã nói lên bản chất dối trá và hợm hĩnh của đảng:
Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài đảng ta
Bỏ
nước ra đi
Có
thể nói người Việt Nam
là người vô cùng quyến luyến với quê cha đất tổ. Tuy nhiên, khi miền Nam bị đặt dưới
sự cai trị của cộng sản, hàng triệu người dân đã buộc lòng phải bỏ nước ra đi.
Chồng lìa vợ, con xa mẹ xa cha. Trong những năm tháng ấy, kể sao cho xiết những
đau đớn của sinh ly, của “lệ rơi thấm đá”.
Thuở
trước, kho tàng ca dao của dân tộc có câu:
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang qua
Có con mà gả chồng xa
Một là mất giỗ, hai là mất con
Khi
phong trào vượt biên bùng nổ vào cuối thập niên 1970, dân miền Nam đã
cải biên bài ca dao nêu trên thành những câu thật dí dỏm:
Có con mà gả chồng gần
Nửa đêm xe đạp mang phần cho cha
Có con mà gả chồng xa
Tháng tháng nó gửi đô la kìn kìn
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Canh khuya thao thức mạn thuyền
Biết người quân tử vượt biên chốn nào?
Đất
nước tang thương, kẻ ở người đi, lòng người ly tán, tất cả tội lỗi dĩ nhiên
phát xuất từ bác Hồ, như câu ca dao thời đại:
Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh thì
đã vượt biên
Những đứa ở lại chẳng điên
cũng khùng
Đổi
mới
Trước
cảnh suy thoái trầm trọng sau nhiều năm rập khuôn một cách máy móc mô hình xã
hội chủ nghĩa theo Liên Xô; nên để sống còn, đại hội VI của đảng năm 1986 phải
đưa ra chính sách đổi mới, bãi bỏ chế độ bao cấp, và chấp nhận một nền kinh tế
nhiều thành phần. Kinh tế thì hô hào đổi mới nhưng chính trị thì dĩ nhiên vẫn
là chuyện độc quyền của đảng. Cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” bỗng một sớm một chiều được phát sinh.
Lúc
bấy giờ Đỗ Mười là tổng bí thư đảng, Lê Đức Anh là chủ tịch nước, còn Võ Văn
Kiệt là thủ tướng. Vì vậy, người dân kháo nhau rằng:
Ông Anh, ông Kiệt, ông Mười
Dở khóc, dở cười biết chọn ông nao?
Ông nào, ông nảo, ông nao
Một đồng một cốt làm sao bây giờ?
"Cửa mở",
phải có giấy tờ
"Đổi mới"
nhìn lại vẫn thờ mấy ông
Đèn cù cứ chạy lòng
vòng
Dân chủ cái còng, tự do đói ăn
Hạnh phúc chú cuội cung trăng!
Tham
nhũng
Trong
lịch sử nhân loại, độc tài về chính trị bao giờ cũng sinh ra tham nhũng. Trước
kia niềm mơ ước của một công dân xã hội chủ nghĩa là làm thế nào để đạt được
4Đ, tức là được vào “đảng”, để có thể ký cóp những khoản tham nhũng cùng hối lộ
cỏn con mà tậu một chiếc xe “đạp”, một cái “đài” (radio), và một ”đồng hồ” đeo
tay (đảng, đạp, đài, đồng). Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đổi mới, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự tham nhũng công khai khiến các
đảng viên đang nắm quyền trở thành giới tư bản đỏ với tài sản lên đến hàng
triệu mỹ kim. Vì vậy, dân mình có những câu ca dao:
Công nhân, vợ ốm con
côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề?
và:
Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất đảo bát
điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi
Tuy
sở hữu những tài sản kếch sù trong lúc quần chúng còn thiếu cơm thiếu áo, các
đảng viên cầm quyền vẫn tiếp tục lải nhải điệp khúc “nhân dân là chủ, đảng là
đầy tớ”. Nghe câu ví con này, các “ông chủ” bèn sôi máu lên mà sáng tác bốn câu
ca dao sau:
Ai về qua tỉnh Nam
Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà
bê tông.
Tớ ơi, mày
có biết không?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày!
Trước
đổi mới, các “ngài đầy tớ” thường chỉ nhận một “thù lao” (hối lộ) khá khiêm
nhượng từ những “ông chủ” (rất nghèo). Chẳng hạn như đối với các cán bộ điện
lực, điều kiện để các ông mắc điện cho các gia đình ở nông thôn nhiều khi chỉ
là một buổi tiệc nhậu có thịt gà thịt lợn:
Muốn cho điện sáng về nhà
Ruột lợn ruột gà phải nối đến nơi
Tuy
nhiên, sau đổi mới, các đảng viên cầm quyền khôn ra, chỉ nhận hối lộ bằng các
phong bì nhè nhẹ. Bởi vậy dân gian có ca dao rằng:
Phong lan, phong chức, phong
bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui
Đối
với các ông thanh tra của đảng, mỗi khi đến làm việc ở cơ quan hoặc địa phương
nào mà được trao tay một chiếc phong bì thì các ông sẽ biến mọi thứ tiêu cực
thành tích cực ngay. Chứng kiến tệ trạng này, người dân bèn sáng tác hai câu ca
dao với cách chơi chữ cả Việt lẫn Anh đầy nghệ thuật:
Thanh “cha”, thanh mẹ, thanh
gì?
Hễ có phong bì thì nó “thanh kiu”
(thank you)
Đảng ta là đảng thần tiên
Đa lô thì được, đa nguyên thì đừng
Khi
nói lái, “thần tiên” là “thân tiền” và “đa lô” thành “đô la”. Quả là hai câu
độc đáo.
Hiện
nay, nấc thang giá trị trong xã hội Việt Nam được định đoạt bởi đồng tiền
như bài vè được lưu truyền trong dân gian từ nhiều năm qua:
Tiền là Tiên là Phật
Là sức bật con người
Là nụ cười tuổi trẻ
Là sức khỏe người già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cán cân công lý
Đồng tiền là… hết ý!
Một
chuyện khá khôi hài nói lên tính tráo trở của người cộng sản là trước kia, nhà
cầm quyền kết án người vượt biên là Việt gian, là phản bội tổ quốc. Dân vượt
biên bị bắt là bị tống vào nhà giam, hoặc bị đầy vào trại cải tạo. Thậm chí, có
người còn bị công an xử bắn ngay tại nơi bị bắt. Tuy nhiên, sau đổi mới, đảng
đã tha thiết mời gọi Việt kiều về du lịch và bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam . Không
những thế, đảng còn ví von đồng bào hải ngoại là khúc ruột ngoài ngàn dặm của
tổ quốc. Trước sự đổi trắng thay đen này, dân gian bèn có câu:
Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng
Song
song với việc chiêu dụ Việt kiều, đảng ngày càng tỏ thái độ lấy lòng Hoa Kỳ để
được hưởng lợi lộc kinh tế. Tháng 11 năm 2000, khi nhà nước đang tất bật “lo
ngày không đủ tranh thủ lo đêm” để “chiêu đãi” tổng thống Clinton
và phái đoàn Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Việt Nam thì người dân rỉ tai nhau rằng:
Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ chẳng ai bằng mình
Xã
hội xuống cấp
Có
thể nói sách lược kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã soi
mòn truyền thống đạo đức của dân tộc một cách trầm trọng. Năm 1996, bà Nguyễn
Thị Hằng, thứ trưởng bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội cho biết cả nước có ít
nhất 76.900 gái mại dâm. Tuy nhiên, cũng trong năm ấy, theo lời một viên chức
cao cấp trong đảng tiết lộ với báo chí ngoại quốc thì chỉ riêng tại Sài Gòn đã
có khoảng 300.000 phụ nữ hành nghề không vốn này, vượt xa số thống kê chính
thức của giới cầm quyền. Đến nay, đã gần 9 năm trôi qua, số gái mại dâm tại
Việt Nam
có lẽ còn tăng cao nhiều hơn nữa?
Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân
Nếu
trước năm 1975 tại miền Nam chỉ có một loại dịch vụ “ôm” là bia ôm xuất hiện
lác đác một cách bất hợp pháp tai một vài thành phố lớn, thì hiện nay nhan nhản
trên khắp các nẻo đường đất nước, ngoài bia ôm, người dân có thể thưởng thức đủ
thứ dịch vụ “ôm” hợp với túi tiền từng người như cà phê ôm, chè ôm, cháo ôm,
phở ôm, sổ xố ôm, hớt tóc ôm, tắm ôm, xem video ôm, ngủ ôm, câu cá ôm, v.v.
Thậm chí có nhiều tiệm may còn tặng thêm món hàng đo quần áo ôm cho các đấng
mày râu.
Tuy
nhiên, bia ôm vẫn là dịch vụ phổ biến nhất, như câu ca dao nêu sau, nghe đồn
được phát xuất từ một quán bia ôm gần Văn Miếu ở Hà Nội, nơi đặt những tấm bia
đá khắc tên các ông nghè, tức tiến sĩ thuở xưa:
Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia
ôm
Nền
giáo dục thì xuống cấp một cách thê thảm. Đây là điều hiển nhiên vì nhà giáo là
những người bị hất hủi đến cùng cực trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa:
Thày giáo lãnh lương ba đồng
Làm sao sống nổi mà
không đi thồ
Nhiều thày phải đạp xích lô
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh
và
thê thảm hơn:
Cô giáo phải bán bia ôm
Ôm phải học trò,
ăn nói sao đây?
Điều
đau xót và tủi nhục nhất của dân tộc trong những năm gần đây là dưới sự cai trị
của những bộ óc “ưu việt, đỉnh cao trí tuệ”, nhiều phụ nữ miền Nam phải chấp
thuận lấy người ngoại quốc, hầu hết là người Đài Loan và Nam Hàn, để có thể
thoát cảnh đói nghèo. Tại xứ người, đa số bị đối xử như những nô lệ tình dục.
Chứng kiến cảnh đau lòng này, các chàng trai đất Việt đành bùi ngùi than thở:
Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo
và:
Tìm em như thể tìm
chim
Chim bay biển Bắc, anh
tìm biển Đông
Tìm làm chi để mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi
Châm
biếm và chỉ trích lãnh tụ
Là
nạn nhân của sự cai trị bạo tàn, người dân, nhất là dân miền Nam, đã phải cậy
đến một thứ khí giới đặc biệt để chống lại kẻ mạnh là thi ca trào phúng. Trong
suốt 30 năm, nhiều lãnh tụ cộng sản đã trở thành đối tượng để nhân dân “xả xú
bắp” bằng ca dao châm biếm. Trong những ông này, ngoại trừ ông Hồ, ba ông bị
nhắc đến nhiều nhất là tổng bí thư Lê Duẩn, chủ tịch quốc hội Trường Chinh, và
thủ tướng Phạm Văn Đồng, tức những người lãnh đạo cao nhất của đảng trong 10
năm đầu tiên kể từ khi miền Nam thất thủ, thời kỳ bị xem là đen tối nhất của
lịch sử dân tộc cận đại.
Với
ông Hồ, có khi ca dao là một bài châm biếm về khả năng lãnh đạo:
Trách ai sinh thứ họ Hồ
Để cho cả nước như đồ vất đi
Có
khi là một bài mỉa mai về tư cách và đạo đức, như chuyện bác “ăn ốc” xong rồi
bắt đàn em “đổ vỏ”:
Bác Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì
Còn
về ba ông Đồng, Duẩn, Chinh thì thoạt đầu là những lời tố cáo như:
Ông Đồng, ông Duẩn, ông Chinh
Vì ba ông ấy, dân mình lầm than
Rồi
đến sự căm phẫn:
Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Đồng
Cả ba đồng lòng
giết chết con tôi
Cuối
cùng là niềm mơ ước:
Trường Chinh, Lê Duẩn, Văn Đồng
Ba thằng cùng béo, vặt lông thằng nào?
Vặt lông cả đám cho tao!
Có
một chuyện khá khôi hài xẩy ra trong nội bộ đảng cộng sản vào năm 1983. Lúc bấy
giờ đại tướng Võ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ làm nhục, tước hết
binh quyền và giao nhiệm vụ phụ trách “sinh đẻ có kế hoạch”. Trước hoàn cảnh dở
khóc dở cười của đại tướng, người dân có câu ca dao chế diễu:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Còn
những chị em… vui tính hơn thì khúc khích rỉ tai nhau mà bảo rằng:
Khi xưa trấn thủ lưu đồn
Bây giờ đại tướng trấn l.. chúng em
Cuối
tháng 6 năm 1991, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng bầu ông Đỗ
Mười làm tổng bí thư và cử ra một ban chấp hành trung ương đảng gồm 146 ủy
viên. Sau đại hội, có mấy ông công dân rỗi việc, mò mẫm sưu tra lý lịch của 146
ngài đỉnh cao trí tuệ này thì cả nước mới hay chỉ 10 phần trăm đạt được thành
tích vẻ vang là đã hoàn tất bậc trung học. Đặc biệt, đồng chí tổng bí thư thì
hoặc tự bỏ học hoặc bị đuổi học từ năm lớp ba. Bởi vậy, dân gian có câu ca dao
khen đồng chí rằng:
Giỏi a đồng chí Đỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư
Một
trong những thành tích đáng tủi hổ của cộng sản Việt Nam là ồ ạt xuất khẩu nhân công
sang lao động tại xứ người vì không tạo nổi công ăn việc làm cho người dân. Chỉ
trong năm 2004, nhà cầm quyền đã đưa gần 70.000 người dân đi làm thuê tại các
nước ngoài, hầu hết đến Đài Loan, Nam Hàn, và Mã Lai là những nước có nền kinh
tế còn kém Việt Nam thời chưa bị họa cộng sản ở nửa thế kỷ trước. Tại những xí
nghiệp thuộc những nước này, người nhân công Việt Nam bị đối xử như những nô lệ của
thời đại mới. Dân gian bèn có câu châm biếm:
Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra
nước ngoài
So
sánh với thực dân Pháp thuở xưa, đảng cộng sản Việt Nam hôm nay tệ hại hơn nhiều về
thành tích bóc lột nhân dân và chiếm đoạt tài nguyên đất nước:
Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu
Không
những thế, để bảo đảm chiếc ghế lãnh đạo, những ông lớn của đảng còn đang tâm
nhượng một phần lãnh thổ quốc gia cho Trung Quốc. Điển hình là các hòn đảo
thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cùng một giải đất rộng lớn bao gồm ải Nam
Quan và thác Bản Giốc ở cực Bắc nước ta. Các câu ca dao nêu sau nói lên lòng
phẫn uất của nhân dân trước sự kiện này:
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tầu
và:
Tiên sư cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà
Tương
lai về đâu?
Nhiều
người Việt ở hải ngoại từng về thăm quê hương trong những năm gần đây cho rằng
Việt Nam
đã tiến một bước khá dài kể từ đổi mới, và ánh sáng ngày một sáng hơn ở cuối
đường hầm. Tuy nhiên, đây chỉ là một nhận định phiến diện căn cứ trên sự phát
triển tại các thành phố lớn. Đồng ý là trong gần hai thập niên qua, sau khi
cộng sản trả lại phần nào quyền tư hữu cho người dân và chấp nhận tự do kinh
doanh có giới hạn, nền kinh tế đã tăng trưởng khoảng bẩy, tám phần trăm mỗi
năm. Con số này quả là to lớn với những nước đã phát triển nhưng không thể gọi
là đáng khích lệ đối với những nước đang cố vươn lên từ nền kinh tế lạc hậu và
đang sở hữu một khối lượng nhân công quá rẻ so với những quốc gia khác. Ngoài
ra, phần lớn sự phát triển hiện nay bắt nguồn từ khoản “viện trợ” của “khúc
ruột ngoài ngàn dặm”, tức số tiền các Việt kiều gửi về cho thân nhân và đầu tư
ở Việt Nam, cũng như tiêu pha trong các chuyến về thăm quê hương. Con số này đã
lên đến hơn ba tỉ mỹ kim trong năm 2004.
Thêm
nữa, điều đáng nói là tại Việt Nam, tài sản quốc gia không được phân chia đồng
đều vì hầu hết ở trong tay các cán bộ cao cấp và giới tư bản đỏ liên minh kinh
tế với họ. Đại đa số nhân dân, nhất là những người ở nông thôn, còn thiếu ăn
thiếu mặc một cách trầm trọng. Nước ta bị sa vào vòng luẩn quẩn không lối
thoát. Có quyền thì có tiền và khi có tiền thì giữ được quyền. Điều nghịch lý
là vài thập niên sau khi vỗ ngực huênh hoang là đã tiêu diệt được chế độ phong
kiến, thì ngày hôm nay, cộng sản đã biến xã hội Việt Nam trở nên phong kiến hơn
bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử. Đau đớn nhất là dưới sự cai trị của đảng,
tham nhũng đã dần dần trở thành một giá trị tiêu cực của nền văn hóa dân tộc,
một tệ trạng không phải một sớm một chiều có thể diệt trừ, kể cả khi chế độ
cộng sản đã cáo chung.
Dưới
ngọn cờ chỉ đạo xã hội chủ nghĩa, Việt Nam sẽ đi về đâu? Người dân sẽ ấm
no hơn chăng, sẽ hạnh phúc hơn chăng? Bốn, năm thập niên về trước, dân gian đã
vỗ vai ông Hồ mà bảo “này ông, chuyện ấy còn lâu”. Câu nói ấy vẫn chính xác và
sẽ còn chính xác cho đến ngày nào Việt Nam còn bị đặt dưới sự cai trị của
cộng sản. Chẳng tin, cứ hỏi ông Lê Nin thì biết!
Ơ
hay, sao lại có chuyện Lê Nin ở đây? Ông ấy đã “đang từ khỏe mạnh chuyển sang
từ trần” từ hơn tám thập niên rồi cơ mà!
Câu
chuyện như sau:
Năm
1985, cộng sản Việt Nam cho xây tượng đài Lê Nin cao đến 5,2 thước trong công
viên Chi Lăng, gần quảng trường Ba Đình, tại Hà Nội. Ngay sau khi tượng được
khánh thành, người dân Hà Nội có bài ca dao nhại theo lời một bài vè ca tụng Lê
Nin của thi nô Tố Hữu. Bài ca dao của nhân dân như sau:
Ông Lê Nin ở nước Nga
Sao ông lại đến vườn hoa nước này?
Ông ưỡn ngực, ông
chỉ tay
Ông xem như thể nước này của ông
Ít
lâu sau, cộng sản Liên Xô sụp đổ, người dân bèn “hồ hởi” đọc cho nhau nghe bản
hiệu đính của bài ca dao trên. Mỗi lần đọc xong lại cùng cười hô hố một cách
cực kỳ… phản động:
Lê Nin quê ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này?
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do, hạnh phúc lũ mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bẩy mươi năm lẻ có ra đếch gì!
Đấy,
ông Lê Nin nói đấy: “tự do, hạnh phúc lũ mày còn xa”. Quả là hơn sáu thập niên
sau khi chết, đến ngày cộng sản Liên Xô tan rã, ông Lê Nin mới sáng mắt ra.
Ngày
hôm nay, gần hết tháng giêng năm 2005, tin tức từ bên nhà cho biết dịch cúm gà
đã tái bùng nổ tại 23 tỉnh. Đúng một năm trước, bệnh dịch này đã hoành hành
trên khắp đất nước khiến nhiều người thiệt mạng đến nỗi nhà cầm quyền phải ra
lệnh giết cả chục triệu con gà để ngừa bệnh lan tràn. Ngay sau khi dịch gà lắng
đọng thì dịch heo bộc phát tại miền Nam gây biết bao thiệt hại cho dân
nghèo. Trước sự kiện gà và heo đồng loạt lăn quay ra chết vì dịch, người dân đã
khẩu truyền cho nhau một câu ca dao thật đặc sắc:
Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui
Bao
giờ thì bà con mới được vui? Căn cứ vào một câu ca dao thuộc loại sấm truyền
được lưu hành trong dân gian từ vài thập niên trước thì ngày ấy không còn xa
lắm đâu:
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên
Xét
về khía cạnh nghệ thuật, câu sấm truyền quả là đắt giá vì “hồ”, “đồng”,
“chinh”, và “giáp” hiểu theo nghĩa đen là “ao hồ”, “đồng ruộng”, “cái chiêng”
và “áo giáp”. Theo nghĩa bóng thì bao giờ các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng,
Trường Chinh, và Võ Nguyên Giáp về chầu ông tổ Mác thì bà con cả nước mới có
thể an vui. Đến nay, trong số này chỉ còn ông Giáp, nhưng đại tướng nhà ta đã
94 tuổi, như ngọn đèn dầu leo lét trước gió, có muốn “cầm quần chị em” như thuở
trước thì cũng chẳng còn đủ sức mà cầm. Cái ngày “Giáp rách” chắc chắn sẽ xẩy
đến chỉ trong nay mai.
Trong
kho tàng văn chương truyền khẩu Việt Nam, đa số những câu ca dao phát sinh từ
thuở nước ta chưa gặp họa cộng sản và được truyền đến hôm nay là những câu hoặc
gói ghém tình cảm con người, nhất là tình yêu nam nữ, hoặc ca ngợi hình ảnh đất
nước. Rất ít câu ta thán về sự bạo ngược của chế độ cũng như chỉ trích và châm
biếm giới cầm quyền như những câu ca dao thời xã hội chủ nghĩa. Điều này chứng
tỏ cộng sản là chế độ gây nhiều lầm than nhất cho dân tộc chúng ta kể từ ngày
lập quốc.
Tuy
nhiên, khi lật bất cứ tác phẩm sưu tầm ca dao nào được xuất bản tại Việt Nam trong 30
năm qua, chúng ta không bao giờ bắt gặp những câu mang nội dung tương tự những
câu trích dẫn trong bài này. Những câu ca dao thời hiện đại được đăng trong
những tác phẩm ấy là những câu ca tụng bác và đảng, ca tụng cuộc kháng chiến
chống Pháp, và cuộc chiến chống Mỹ Ngụy. Dĩ nhiên, những câu này được sáng tác
bởi lũ bồi bút của chế độ. Vì vậy, ngoài sự hiện diện trong tác phẩm, chúng
không hề được lưu truyền trong dân gian. Đây là một lừa bịp trâng tráo của đảng
và lũ bồi bút.
Tại
Việt Nam, năm 1977, ông Vũ Ngọc Phan hoàn tất việc sưu tập và trước tác quyển
“Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, trong đó có bao gồm phần “Ca dao chống Mỹ
cứu nước”, với nhiều bài ca ngợi bác và đảng, dài đến 40 trang sách. Tác phẩm
này đã được nhà cầm quyền cho in đến 10 lần tính đến năm 1994. Tuy nhiên, với
bản tính lương thiện hiếm thấy so với những người cầm bút khác đã và đang phục
vụ chế độ, ông Vũ Ngọc Phan đã cẩn thận ghi tên tác giả của từng bài… “ca dao”
trong phần chống Mỹ cứu nước. Là một học giả thành danh từ đầu thập niên 40, dĩ
nhiên ông thừa hiểu ca dao là một bài thơ hay vè ngắn (thường là lục bát) từ
hai câu trở lên do một người làm ra, rồi qua miệng từng người, dần dần được sửa
đổi (một cách ngẫu nhiên) cho đến khi được hoàn chỉnh, tức khi đã phản ảnh đích
thực được tâm lý quần chúng. Như vậy, tác giả của ca dao chính là dân gian. Một
bài thơ hay vè có ghi tên tác giả không thể là một bài ca dao. Có lẽ tuy hiểu
như vậy, nhưng ông Vũ Ngọc Phan vẫn phải bao gồm những bài vè này trong phần ca
dao chống Mỹ để thỏa mãn yêu cầu của những người lãnh đạo đảng.
Người
viết hy vọng rằng ở một thời điểm không xa, sẽ có những vị thiết tha với văn
hóa dân tộc bỏ công san định các câu ca dao đã lưu hành trong suốt thời gian
Việt Nam bị đặt dưới ách cộng sản để ghi lại trong những tác phẩm xuất bản tại
hải ngoại. Những câu ca dao “ngoài luồng” này mới thực sự có giá trị về cả hai
phương diện văn học và lịch sử. Mai sau, khi đọc những tác phẩm ấy, những thế
hệ tương lai ở cả quốc nội lẫn hải ngoại có thể phần nào hiểu được nỗi khổ đau
cha ông họ đã phải gánh chịu, để họ có cơ hội được làm người. Những tác phẩm ấy
cũng sẽ khiến các nhà cầm quyền (không cộng sản) sau này phải đắn đo hơn khi
cai trị đất nước, nếu không muốn trở thành “ngàn năm bia miệng” như những người
cầm quyền trong nửa thế kỷ qua.
Và,
cuối cùng, người viết cũng hy vọng rằng những thế hệ tương lai ấy, họ sẽ không
phải khổ sở đánh vật với miếng cơm manh áo như cha ông chúng suốt bao thập niên
qua; họ cũng không phải đón nhận, không phải truyền đi những câu ca dao có
những giọt lệ đau xót ẩn dấu trong tiếng cười, như những câu ca dao đăng trong
bài viết.
Những
thế hệ tương lai ấy, họ sẽ có thời giờ, nhiều thời giờ là khác, để đọc những
câu ca dao thắm thiết tình cảm của dân tộc, họ sẽ rung động (đến xúc động) khi
bắt gặp những câu như “Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Tào Khê nước chẩy vẫn còn trơ
trơ”.
Và
họ sẽ cảm thấy yêu dân tộc hơn, yêu quê huơng hơn: yêu nồng nàn và tha thiết.
http://baomai.blogspot.com/2013/04/ca-dao-xhcn.html
ReplyDeleteCó người còn nhạo báng:
Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu... rồi... tiến... về... đâu?
Tôi xin bổ sung thêm 2 câu tiếp theo:
đi đâu chẳng biết đi đâu
tiến lên ta quyêt hàng đầu tiến lên