Friday, April 5, 2013

Trung quốc lo bị bủa vây tứ phía?

image

Sau một loạt các động thái gây gỗ, đe dọa cho đến tăng cường ngân sách quốc phòng quá đáng, cho tầu chiến, tầu Hải giám xâm phạm chủ quyền của tất cả các nước lân bang như Việt nam, Nhật bản và Philipine, vẽ đường lưỡi bò, đặc biệt là những vụ cho tầu chiến và máy bay thâm nhập vùng trời đảo biển của Nhật, bắn tầu đánh cá của ngư dân Việt nam, xâm chiếm đảo của Philippine v.v… thì các nước trong khu vực cũng bắt đầu thấy lo lắng và phải có pháp ra tay ngăn chặn Trung quốc. trước tiên là tuy không thành lập một liên minh rộng lớn một cách trực tiếp nhưng các quốc gia này đã khôn khéo tạo vòng vây bằng cách liên minh hai nước như liên minh Nhật-Mỹ. Liên minh Mỹ-Hàn, liên minh Việt-Ấn, liên minh Ấn-Nhật, Nhật-Việt, liên minh Việt-Philine. Như vậy từ liên minh này ràng buộc và gắn bó với kiên minh kia, giữa quốc gia này với quốc gia kia nên Trung quốc không thể lên án, không thể làm gì được vì tính chính đáng, phù hợp với công ước quốc tế. Như thế, Trung quốc đang bị vòng vây của liên minh các quốc gia có cùng liên hệ đi lại trên vùng biển trong khu vực châu Á và Đông Nam Á, mà Trung quốc đang diễu võ dương oai. Giờ sẽ là lúc các nước sẽ liên minh để cô lập Trung quốc bằng đường bộ. Cụ thể là báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để “bao vây” Trung Quốc và hạn chế độ ảnh hưởng của nước này trong khu vực.

Như báo Tiền Phong và nhiều báo Việt nam đã đăng tải thì (*):

Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để “bao vây” Trung Quốc và hạn chế độ ảnh hưởng của nước này trong khu vực.

Từ ngày 30-3, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu có chuyến thăm Mông Cổ hai ngày. Các nhà phân tích cho rằng, chuyến thăm này của ông Shinzo Abe nhằm mục đích nâng cao vị thế của Nhật Bản ở Đông Bắc Á, hoàn thành việc xây dựng chiến lược ngoại giao “bao vây” Trung Quốc.

Trung Quốc bực mình

7 năm sau chuyến thăm Mông Cổ của cựu thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, mới có vị nguyên thủ Nhật Bản sang thăm quốc gia nằm trong lục địa Trung Á này.

Trước khi quyết định sang thăm Mông Cổ, ông Shinzo Abe cho biết rất có hứng thú với đất nước Mông Cổ. Ông Shinzo Abe nói rằng: “Mông Cổ là quốc gia vô cùng quan trọng, tôi sẽ tích cực xem xét để có kế hoạch sang thăm”. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin, chuyến thăm này của ông Shinzo Abe nhằm thúc đẩy hợp tác với Mông Cổ để khai thác nguồn tài nguyên than đá có trữ lượng lớn của nước này, để nguồn cung cấp năng lượng cho Nhật Bản được đa dạng hơn, đồng thời tăng cường mối quan hệ mang tính chiến lược với Mông Cổ trong lĩnh vực đảm bảo an ninh.

Trong lĩnh vực môi trường, Nhật Bản có thể viện trợ về mặt kỹ thuật để Mông Cổ có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở thủ đô Ulan Bator, cung cấp khoản vay lớn cho nhà máy nhiệt điện lớn nhất của Mông Cổ và hỗ trợ nước này trong việc xây dựng trường đại học y khoa đào tạo bác sĩ. Ngược lại, Nhật Bản lại được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên than đá phong phú của Mông Cổ.

image
Hãng thông tấn Kyodo cho biết, theo ước tính của chính phủ Nhật Bản, do bị ảnh hưởng bởi nhà máy điện hạt nhân ngừng vận hành, giá thành nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện ở Nhật Bản năm 2012 tăng khoảng 3.200 tỉ Yên so với trước khi xảy ra trận động đất sóng thần hồi tháng 3-2011. Ông Shinzo Abe hy vọng thông qua việc khai thác mỏ than Tavan Tolgoi có trữ lượng lớn nhất thế giới của Mông Cổ để giảm bớt giá thành nhiên liệu cho Nhật Bản.

“Bao vây” tứ phía

Hoàn Cầu cho rằng, ngoài sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, mục đích chủ yếu của ông Shinzo Abe là bao vây chính sách ngoại giao hướng về giá trị của Trung Quốc.

Kể từ khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền vào tháng 12-2012 đến nay, mới chỉ có 3 tháng. Nhưng trong thời gian này, ông Shinzo Abe đã sang thăm ba nước Asean là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, bây giờ đến lượt Mông Cổ. “Cánh tay phải” của ông Shinzo Abe là ngoại trưởng Fumio Kishida cũng đã sang thăm 3 nước Asean là Philippines, Singapore và Brunei. Đây còn chưa tính đến những trao đổi của ông Shinzo Abe và các thành viên trong nội các của ông ta với Mỹ và các nước EU “về vấn đề Trung Quốc”.

image
Hoàn Cầu phân tích: Xét về vị trí địa lý, các nước châu Á mà ông Shinzo Abe và ngoại trưởng Fumio Kishida sang thăm đã tạo thành đường bao vây hình vòng cung đối với Trung Quốc. Giáo sư sử học trường đại học Phúc Đán Phùng Vĩ cho biết: “Thái Lan là “bạn cũ” của Nhật Bản, thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai nằm cùng phe với Nhật Bản, thuộc lập trường các nước khối trục. Còn Việt Nam thì đã những bất đồng và tranh chấp trong vấn đề Nam Hải (biển Đông), đồng thời có cùng chung lợi ích với Nhật Bản; Indonesia thì có thị trường rất lớn. Ông Shinzo Abe và ngoại trưởng Fumio Kishida phân công nhau sang thăm các nước Đông Nam Á, đồng thời cũng lôi kéo Mông Cổ để tạo dựng nên vòng vây nhằm vào Trung Quốc.

Khối trục là từ gọi chung các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng Minh trong thời Đệ nhị thế chiến. Ba thế lực chính của khối Trục là: Đức quốc xã, Italia, Nhật Bản.

Ông Hy Vũ – chuyên gia Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc cho rằng, Mông Cổ là một quốc gia không thể thiếu trong cục diện Đông Bắc Á, Nhật Bản thiết lập quan hệ hợp tác an ninh với Mông Cổ, chắc chắn có thể nâng cao vị thế và độ ảnh hưởng của Nhật Bản trong cục diện Đông Bắc Á. Đồng thời, do Mỹ đã đầu tư rất lớn về mặt chiến lược đối với Mông Cổ nên việc Nhật Bản tăng cường đầu tư an ninh cho Mông Cổ cũng là xuất phát từ yếu tố nước đồng minh.

image
Xã luận của các hãng truyền thông Nhật Bản đã chứng thực cho quan điểm trên. Ngày 31-3, tờ Yomiuri Shimbum của Nhật Bản nói rằng “thúc đẩy Mông Cổ - quốc gia phía Bắc giáp Nga, phía Nam giáp Trung Quốc phát triển chính trị dân chủ và kinh tế thị trường sẽ rất có lợi cho chiến lượng ngoại giao của Nhật Bản, đồng thời cũng góp phần kiềm chế Trung Quốc; Tờ Sankei Shimbun của Nhật cũng nhấn mạnh rằng: “Trước khi hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc, phát triển quan hệ với các nước xung quanh Trung Quốc là lựa chọn được ưu tiên trong chiến lược ngoại giao của Nhật Bản. Tờ Asahi Shimbun cũng cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn Mông Cổ làm trạm đầu tiên ở Đông Bắc Á là “có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Ngoài ý nghĩa chiến lược, “bao vây Trung Quốc” đồng thời còn bao hàm yếu tố kinh tế. Do quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản hết sức phức tạp, giá thành sức lao động ở thị trường Trung Quốc đang ngày càng tăng, không ít doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu dịch chuyển trọng tâm đầu tư sang khu vực Đông Nam Á để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

image
Về kinh tế không hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, về mặt chiến lược thì bao vây Trung Quốc, đây được Nhật Bản coi là hai điểm quan trọng có lợi cho an ninh và sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản do ông Shinzo Abe lãnh đạo liên tiếp tung ra những biện pháp mới. Ngày 15-3, ông Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ gia nhập đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau đó, Nhật Bản sẽ viện trợ hàng trăm triệu NDT cho châu Phi và Srilanka. Trước những động thái này, Trung Quốc cho rằng đây cũng là biện pháp để Nhật Bản hạn chế độ ảnh hưởng của Trung Quốc trong các khu vực có liên quan.

Hoàn Cầu cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính và những thiệt hại do trận động đất sóng thần hồi tháng 3-2011 gây ra đã khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào trạng trái tăng trưởng âm. Nhưng lúc này đây, Nhật Bản vẫn không ngừng “rải tiền” ra ngoài, vì lòng sĩ diện mà phải bấm bụng cầu toàn, khiến nền kinh tế trong nước càng thêm khó khăn. Không biết nếu cứ tiếp tục thế này, Nhật Bản còn kiên trì được bao lâu?


Huy Long
http://www.tienphong.vn/the-gioi/620806/Trung-Quoc-lo-vi-bi-bua-vay-tu-phia-tpod.html

Người ta cho rằng nếu Việt nam sát cánh với Nhật bản và Ấn-độ, Mông cổ, Miến-điện tạo lên vòng vây hãm Trung quốc, một khi quốc gia này gây hấn quyền lợi trên biển hay trên đất liền thì có đủ sức bao vây phong tỏa Trung quốc rất hiệu quả. Trước tình thế này Trung quốc chơi trò Chí Phèo. Động thái đầu tiên là họ giở trò vừa đánh trống vừa la làng như sau đây(**):

Trung Quốc lại giở chiêu 'la làng' trên Biển Đông.

Theo bài phân tích vừa được Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu đăng tải, Trung Quốc cho rằng Phillippines và Việt Nam đã khiêu khích nước này, khiến Bắc Kinh phải chuyển từ thế bị động sang chủ động.

image
Tàu chiến Jinggangshan của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các hạm đội hải quân Trung Quốc gần đây đã tiến hành tuần tra Biển Đông, thậm chí tiến xa hơn đến vùng nước này tuyên bố là cực nam của lãnh thổ (bãi đá James, cách bờ biển Malaysia 80 km - PV). Tháng 3, tàu Trung Quốc cũng hung hãn bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt Nam, lớn tiếng vu khống và lật lọng trong vụ việc. Tất cả những sự việc xảy ra gần đây đều cho thấy quyết tâm bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Washington cũng bày tỏ mối quan tâm của mình đối với những động thái gần đây của Trung Quốc, đồng thời củng cố quan điểm của mình rằng Mỹ có thể can thiệp vào vấn đề Biển Đông bất cức lúc nào. Mặc dù ông John Kerry, tân Ngoại trưởng của Mỹ có ít nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm nhưng lập trường của Mỹ về vấn để Biển Đông cơ bản không thay đổi.

Cũng theo Global Research, đằng sau tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Phillippines và Việt Nam, mối bất hòa thực chất nằm giữa Washington và Bắc Kinh.

image
Sau bốn năm bà Hillary Clinton can thiệp vào Biển Đông với biện pháp ngoại giao “mạnh mẽ thông minh” của mình, cùng tranh chấp giữa Manila, Hà Nội và Bắc Kinh, tất cả những mối rủi ro trong khu vực đều đã trở nên rõ ràng. Tất cả các bên liên quan cũng đã hiểu biết rõ hơn về các quốc gia trong tranh chấp lãnh thổ cũng như xác định được phần nào sức mạnh của nhau.

Theo bài viết do Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu hóa xuất bản, Trung Quốc đổ lỗi cho Manila và Hà Nội có những hành động khiêu khích chống lại nước này trên Biển Đông, khiến Bắc Kinh phải thay đổi chiến lược từ thụ động sang chủ động. Bắc Kinh lo lắng tranh chấp Biển Đông làm giảm giá trị của môi trường đầu tư, làm ăn xung quanh, từ đó làm giảm những cơ hội chiến lược của nước này. Và đến bây giờ, hầu hết những lo lắng đó đã tan biến.

image
Trung Quốc thậm chí vỗ ngực tự đắc rằng Manila và Hà Nội sẽ không có bất kỳ cơ hội chiến thắng nào nếu vấn đề Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột về sức mạnh giữa các quốc gia. Bài viết của Trung tâm này nêu rõ: Trung Quốc còn "điêu ngoa" nói rằng nước này không có ý định phát động một cuộc chiến tranh cũng như lấy lại những hòn đảo do Phillippines và Việt Nam" chiếm đóng". Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ kiên quyết hơn trong việc chống lại những hành động khiêu khích của các nước trong khu vực.

Theo Trung tâm này, Trung Quốc mạnh tay hơn trong vấn đề Biển Đông xuất phát từ sự phát triển ổn định trong nước và Phillippines, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chọn cách đối đầu với Trung Quốc. ”

Sau các vụ việc gây hấn liên tục tại biển Nhật, bắn tầu đánh cá của Việt nam, chiếm đảo của Philipine bị quốc gia này đưa ra tòa án quốc tế để xét xử thì vụ Trung quốc đưa Hải quân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông, cách Malaysia 80km đã bị hầu như tất cả các quốc gia Đông Nam Á va Thế giới lên án thì nay Trung quốc chơi trò vu vạ la làng mình là nạn nhân đáng thương đang là người bị đe dọa an ninh trên biển. Biểu hiện mới nhất là Trung quốc tung tin vịt bốn tàu chiến bị mất tích mà các bạn đọc sau đây(***): 

Bốn tàu chiến Trung Quốc ‘mất tích’ trên Biển Đông?

Tờ Straits Times hôm 2/4 đưa tin, Chính phủ Malaysia thông báo không hề thấy tàu chiến Trung Quốc gần bờ biển nước này vào tuần trước. Tin này càng gây xôn xao khi gần đây kênh truyền hình TQ tung tin vịt.

image
Báo chí Trung Quốc công bố hình tàu đổ bộ Jinggangshan kéo xuống James Shoal vào tuần trước, nhưng Malaysia nói không có? 

Tuần trước, truyền thông Trung Quốc dồn dập đưa tin, một đội gồm 4 tàu do tàu chiến đổ bộ Jinggangshan dẫn đầu đã tới bãi đá James Shoal mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Bãi ngầm James chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia có 80km, cách Brunei 200km, nhưng cách đất liền Trung Quốc tới 1.800km. Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết họ có lưu ý đến những thông tin trên truyền thông Trung Quốc nhưng từ chối bình luận thêm.

"Malaysia thường xuyên tiến hành tuần tra ở Biển Đông, nhưng Hải quân Hoàng gia Malaysia và Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia không hề có bất cứ báo cáo nào về sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc như nước này đưa tin trong vùng lân cận Malaysia", phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Malaysia nói với The Straits Times ngày 1/4.
image
Bãi đá James Shoal nơi Hải quân Trung Quốc tràn xuống tập trận đổ bộ chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia 80 km.
Trong một động thái chưa từng thấy, Bắc Kinh tuyên bố tiến hành tập trận hải quân rầm rộ với sự hỗ tống của máy bay, với sự phô trương chưa từng có tại bãi đá sát Malaysia. Truyền thông Trung Quốc cho biết, các thủy thủ và sĩ quan trên tàu thậm chí còn thề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển mà nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.

Các quan sát viên cho biết đây là lần đầu tiên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố về cuộc tập trận hải quân ở James Shoal và điều này có thể được coi là một tín hiệu đối với các quốc gia Đông Nam Á rằng Trung Quốc có thể dùng tới vũ lực để giải quyết tranh chấp.

image
Tàu Jinggangshan trong cuộc diễn tập gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3.
Tuy nhiên, việc Malaysia tuyên bố không thấy báo cáo về sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở bãi đá James đang khiến dư luận hoài nghi. Chỉ cách đây 1 tuần, đài truyền hình chính thống của Trung Quốc thậm chí còn tung tin vịt về việc nước này đã đạt thỏa thuận mua hàng loạt chiến đấu cơ tối tân của Nga. Tuy nhiên, ngay sau đó phía Nga phủ nhận thông tin trên.

Sự "mất tích" bí ẩn của đội tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông sau tuyên bố của Malaysia đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, hiện truyền thông Trung Quốc lại cho biết đội tàu này đã di chuyển tới Tây Thái Bình Dương để tập trận bắn đạn thật.

Các nhà phân tích hằng hải nói rằng các cuộc tập trận hải quân có thể diễn ra thường niên khi Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong củng cố tuyên bố chủ quyền ngang ngược của mình. Việc nước này tuyên bố chủ quyền trên “đường lưỡi bò” chiếm hầu hết Biển Đông đang khiến các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei và Indonesia vô cùng bất bình.

image
"Có rất ít các quốc gia Đông Nam Á có thể làm điều gì đó để thay đổi tình hình khi không có nước ASEAN nào có diện tích hoặc nguồn lực đủ lớn để có thể kiềm chế Trung Quốc", tờ Straits Times trích lời tiến sĩ Hamzah Ahmad, một học giả chuyên về luật và an ninh hàng hải tại Trường Đại học Malaysia.


Phan Yến
Theo Straitstimes 
image



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.