Giám
đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Trường Luật Đại học Stanford
(Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner
Giám đốc Chương trình Luật
Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật Stanford (Hoa Kỳ), Giáo sư Allen Weiner,
bác bỏ những biện minh của chính quyền Việt Nam phúc đáp đơn do ông đệ nạp lên
Liên Hiệp Quốc trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp và cầm tù dài hạn
17 nhà hoạt động Công giáo trẻ.
Trong thư gửi Ủy ban Liên hiệp quốc Điều tra về Bắt giữ Tùy tiện (UNWGAD) mới
đây, Giáo sư Weiner nói lập luận của Việt Nam thừa nhận việc họ sử dụng các điều
khoản mơ hồ của luật pháp làm công cụ để tước đoạt các nhân quyền căn bản của
công dân mà chính Hà Nội đã cam kết bảo đảm theo công pháp quốc tế.
Giáo sư Weiner một lần nữa yêu cầu Việt Nam phóng thích ngay lập tức những người
bị giam giữ để sửa chữa hành vi vi phạm nhân quyền xuất phát từ việc bắt giữ và
giam cầm tùy tiện.
Tháng 7 năm ngoái, chính Giáo sư Weiner đã thay mặt nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu
cùng các đồng sự đang bị cầm tù tại Việt Nam nộp thỉnh nguyện thư lên cơ quan
UNWGAD của Liên hiệp quốc nhờ can thiệp trong các bản án về tội danh “âm mưu lật
đổ chính quyền", “phá hoại đoàn kết quốc gia”, hay “tuyên truyền chống nhà
nước” Hà Nội dành cho các hoạt động thực thi quyền tự do ngôn luận và cổ xúy
dân chủ-nhân quyền mà họ đã tham gia.
Giáo sư Weiner nói những người bị giam cầm đã gánh chịu nhiều vi phạm nhân quyền,
bao gồm các quyền căn bản như tự do bày tỏ quan điểm, tự do hội họp và lập hội,
và quyền được có một phiên tòa xét xử công bằng khi họ bị Việt Nam kết án tùy
tiện tại các phiên xử kín trong thời gian từ tháng 5 năm ngoái và đầu năm nay.
Trong đơn gửi lên cơ quan Liên hiệp quốc chuyên điều tra về những vụ bắt giữ
tùy tiện, Giáo sư Weiner nêu rõ tiến trình Hà Nội bắt giữ và giam cầm các nhà
hoạt động xã hội và chính trị này vi phạm quyền công dân được có một tiến trình
tố tụng và xét xử công bằng được thế giới đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các
Quyền Dân Sự và Chính Trị và bằng các văn bản luật pháp quốc tế khác.
Tháng 4 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã có thư phúc đáp những tố cáo vừa kể,
nói rằng 17 nhà hoạt động bị kết án vì vi phạm luật pháp Việt Nam.
Hà Nội cáo buộc 11 người trong nhóm có tham gia các khóa huấn luyện ở nước
ngoài về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức. Tuy nhiên, Việt Nam
không có lời giải thích thỏa đáng nào cho biết tại sao tham gia khóa huấn huyện
ôn hòa lại là một tội hình sự đối với luật pháp Việt Nam hay luật pháp quốc tế.
Cố vấn tư pháp cho những người đệ đơn, Giáo sư Weiner, nói Việt Nam đã viện dẫn
hàng loạt các điều khoản luật pháp mập mờ để nhắm tấn công những người mà tội của
họ chỉ là tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội bất bạo động.
Ông Weiner nhấn mạnh các thanh niên này bị Hà Nội kết tội và bị tuyên án tù nhiều
năm chỉ vì họ thể hiện quan điểm trên blog, ký tên vào các thỉnh nguyện thư,
tham gia các cuộc phản kháng ôn hòa về nhiều vấn đề bao gồm kêu gọi dân chủ-đa
nguyên và phản đối bất công xã hội.
Vẫn theo Giáo sư Đại Học Luật Stanford, một số người trong nhóm bị kết tội chỉ
vì tham gia một đảng chính trị đối lập đấu tranh đòi thay đổi chính trị Việt
Nam một cách ôn hòa.
Giáo sư Weiner khẳng định các thanh niên này chỉ thực thi các hình thức chính
đáng của việc bày tỏ quan điểm chính trị ôn hòa được luật pháp quốc tế bảo vệ.
Phát biểu
với VOA Việt ngữ, Giáo sư Weiner cho biết:
“Chính những gì chính quyền Việt Nam nói cho thấy 17 thanh niên này đã thực
hành quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm chính trị, nói lên những
điều chỉ trích chính quyền Việt Nam. Cho nên, vụ việc của họ rõ ràng liên quan
đến quyền tự do thể hiện quan điểm chính trị và quyền tự do lập hội được bảo đảm
trong các quy định nhân quyền của quốc tế. Và xin nhấn mạnh rằng đây không phải
là các quy định mà thế giới bên ngoài hay Tây phương áp đặt lên Việt Nam, mà
đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký
kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân. Việt
Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do
bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội. Và những gì đang diễn ra cho thấy
Việt Nam đang vi phạm cam kết của chính mình và vi phạm nhân quyền của các nhà
hoạt động này. Vì vậy, vụ việc của 17 thanh niên này là một trường hợp quá rõ
ràng, khiến tôi khó lòng từ chối không lên tiếng.”
Thỉnh nguyện thư do Giáo sư Weiner nộp lên UNWGAD đại diện cho các bị can gồm Đặng
Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức,
Lê Văn Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái
Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đình Chương, Hoàng Phong, blogger Tạ Phong Tần,
và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Ủy ban Liên hiệp quốc Điều tra về Bắt giữ Tùy tiện đang nhóm họp tại Geneva và
có thể sẽ sớm đưa ra ý kiến về việc này.
Giáo sư Allen Weiner, đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm Phán Quốc
Tế của Đại Học Stanford, là học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn
trong nhiều lãnh vực bao gồm luật an ninh quốc gia và quốc tế.
Ông từng hành nghề luật quốc tế trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố
vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế. Ông cũng từng
cố vấn pháp lý cho đại sứ quán Hoa Kỳ tại The Hague và là cố vấn luật trong Văn
Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Cựu
dân biểu Leslie Byrne, tác giả của Nghị quyết lập ra Ngày Nhân quyền Việt Nam
11 tháng 5, nói bà mong muốn "được chứng kiến tiến bộ từng chút một, chứ
không mơ đến một phép mầu là tất cả mọi người đều được hưởng nhân quyền đầy đủ,”
ngày 9 tháng 5, 2013.
Trà
Mi-VOA
Đã là CS thì làm gì có nhân quyền,nếu có nhân quyền tức không còn CS,sao lại lẩm cẩm đòi hỏi một nước CS có nhân quyền?
ReplyDelete