Tàu
CRH của TQ giống hệt tàu E2 Series Hayate Shinkansen của Nhật, chỉ khác
nước sơn
Nhật
Bản lâu nay vẫn cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm sở hữu trí tuệ đối
với công nghệ tàu cao tốc nổi tiếng thế giới của Nhật.
Bị
coi là quốc gia đánh cắp sáng chế, nhưng có người Trung Quốc lại coi
việc này là điều tốt cho thế giới.
Trang
tin CNNMoney dẫn lời Li Daokui, một kinh tế gia hàng đầu Trung
Quốc tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu Tân Kinh tế nói: “Chớ có
lo lắng quá về việc các công ty Trung Quốc bắt chước quý vị,” bởi
điều đó rốt cuộc sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường và khiến mọi
người đều được hưởng lợi.
Người
Nhật không nghĩ vậy.
Kawasaki
Heavy Industries (KHI) sau khi ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với nhà
sản xuất Trung Quốc CSR Sifang thì nói họ vô cùng hối tiếc về mối
quan hệ hợp tác nay đã không còn tồn tại.
Hàng
nhái
Trong
năm 2004 và 2005, hãng KHI cùng năm hãng nữa của Nhật hợp tác với đối
tác Trung Quốc nhằm sản xuất chung 960 toa tàu cho 120 đoàn tàu theo mô
hình tàu Hayate của Nhật (E2 Series), rồi cung cấp cho Trung Quốc.
Trung
Quốc đã nhanh nhảu đi đăng ký sáng chế cho một loại tàu trông rất
giống với tàu Hayate E2 Series, chỉ khác mỗi phần sơn quét, theo tường
thuật trên trang tin Japan News Today.
Hãng
KHI lúc đó đã định thưa kiện đối tác về tội vi phạm bản quyền, nhưng
gần đây lại thôi.
Giới
phân tích cho rằng việc rút lại chuyện kiện cáo và rút khỏi thị
trường Trung Quốc của KHI là một quyết định khôn ngoan.
Lý
do khá đơn giản.
Bởi
vấn đề bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực sở hữu công nghệ ở Trung
Quốc là rất non yếu, cho nên các hãng nước ngoài nếu muốn chiếm thị
phần đều phải chấp nhận rủi ro.
Cạnh
tranh
Shinkansen
của Nhật hoạt động gần 50 năm mà chưa hề có vụ tai nạn chết người
nào
Nhưng
đối tác Trung Quốc không chỉ dừng ở việc vi phạm bản quyền, mà còn
muốn đem bán công nghệ chôm được ra toàn thế giới.
Nay,
không chỉ Nhật Bản mà cả các hãng xe lửa châu Âu cũng lâm vào tình
thế phải cạnh tranh quyết liệt với các cựu đối tác Trung Quốc trong
việc giành các hợp đồng mới, cả ở trong và ngoài Trung Quốc.
Từng
là nhà cung cấp rất hấp dẫn cho các khách hàng nước ngoài nhờ các
hệ thống xe lửa chạy nhanh, an toàn, đáng tin cậy, nhưng nay Nhật đứng
trước đối thủ Trung Quốc với các hợp đồng chào giá chỉ bằng một
nửa.
Tàu
cao tốc huyền thoại Shinkansen đã trải qua 50 năm hoạt động, phục vụ
trên 300 triệu lượt hành khách mỗi năm và chưa từng xảy ra một vụ tai
nạn chết người nào.
Ấn
tượng mạnh mẽ về mức độ an toàn của công nghệ tàu cao tốc Nhật
Bản, Anh quốc đã ký thỏa thuận trị giá 540 tỷ yen với Hitachi, nhà
sản xuất Shinkansen, nhằm cung cấp tàu cao tốc tới năm 2016.
Nhưng
ở các thị trường khác ngoài Anh, hãng Nhật dễ dàng bị Trung Quốc
cạnh tranh.
CNNMoney
dẫn lời ông Harada Takuma từ hãng KHI, người từng làm việc trong liên
doanh với phía Trung Quốc, nói rằng theo thỏa thuận cấp phép giữa hai
bên thì Trung Quốc chỉ được sử dụng kỹ năng chuyên môn và thiết kế
được trao cho các ứng dụng nội địa.
Vụ
tai nạn Ôn Châu khiến Bắc Kinh ra thanh tra toàn diện ngành hỏa xa Trung
Quốc
“Chúng
tôi tham gia dự án bởi tin rằng các điều khoản và điều kiện về
chuyển giao công nghệ phải được tuân thủ. Chúng tôi có thỏa thuận
pháp lý, chúng tôi cảm thấy được bảo vệ,” ông nói.
Giới
chức Trung Quốc chả thấy có vấn đề gì.
Bắc
Kinh tất bật đi đăng ký bản quyền ở nước ngoài, và nói Trung Quốc
đã tự phát triển được công nghệ tàu cao tốc nhờ vào việc “nghiên
cứu” công nghệ của Nhật và Đức.
Thậm
chí hồi 2007, phát ngôn nhân của Bộ Đường sắt Trung Quốc trong một buổi
họp báo tại Trung Quốc từng nói rằng tàu cao tốc của Trung Quốc
vượt trội hơn nhiều so với tàu Shinkansen của Nhật, theo tường thuật
trên trang China Daily.
Bất
chấp một thực tế nhiều người khác, trong đó có cả những kỹ sư Trung
Quốc, thừa nhận rằng thực ra tàu của Bắc Kinh chả có tí mới mẻ
nào, mà chỉ đơn thuần là sản phẩm “đứng trên vai những người khổng
lồ”, theo lời một kỹ sư hỏa xa.
Và
bất chấp một thực tế là tàu cao tốc Trung Quốc khiến người ta vô
cùng quan ngại về mức độ an toàn, đặc biệt là sau vụ tai nạn
thảm khốc Ôn Châu khiến hàng chục người thiệt mạng hồi cuối
tháng Bảy 2011.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.