Mỹ di chuyển Hệ thống phòng
thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tới Thái Bình Dương.
Bài
viết cho rằng, những hành động khiêu khích gây chiến của Triều Tiên đã tạo cho
Mỹ cái cớ để tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa và đầu đạn hạt nhân nhằm kìm
chế Trung Quốc, hành động này của Mỹ sẽ kéo hai nước Nga và Trung Quốc lại gần
nhau hơn trong vấn đề đối kháng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nội dung
bài viết như sau:
Đối
với Mátxcơva và Bắc Kinh, động thái của Triều Tiên mấy tháng vừa qua có thể dẫn
đến các vấn đề an ninh. Gần đây báo chí Triều Tiên đã đăng tải video lên mạng
Internet tiết lộ các buổi duyệt binh và huấn luyện phóng tên lửa của Bình
Nhưỡng, tòa nhà quốc hội Mỹ và Nhà Trắng bị tấn công. Các vụ tấn công trong
tưởng tượng này truyền đạt thông điệp sau: Nhà Trắng đã lọt vào tầm ngắm của
tên lửa tầm xa của chúng tôi, tài sản chiến tranh cũng nằm trong tầm phóng bom
nguyên tử của chúng tôi. Đài CNN của Mỹ bình luận rằng, thực tế Triều Tiên
không có những vũ khí này, phải mất mấy chục năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể chế
tạo ra những sản phẩm này.
Chiến đấu cơ Mỹ áp sát
Triều Tiên.
Những
lời bình luận này rất không rõ ràng, Nhà Trắng thừa nhận Triều Tiên không có
tên lửa hạt nhân, và sẽ mãi mãi không bao giờ có thể có, vì Mỹ không cho phép
điều này xảy ra, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lại tiếp tục được tăng
cường ở vùng Viễn Đông. Vậy những tên lửa này không phải nhằm vào Triều Tiên,
mà chính là Trung Quốc, việc Triều Tiên phóng thử tên lửa, thử hạt nhân và phô
trương vũ khí gây hấn đã cho Mỹ cái cớ để Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên
lửa.
Theo
quan điểm của Viện nghiên cứu Mỹ và Canada (của Nga), Trung Quốc hiện đang sở
hữu 180-200 đầu đạn hạt nhân, trong đó 40-50 đầu đạn có thể tấn công nước Mỹ
(Alaska, Hawaii và ven Thái Bình Dương), ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu mấy
trăm tên lửa tầm trung.
Một
điều lạ là, chủ lực lực lượng quân đội tàu ngầm của Mỹ không bố trí ở Đại Tây
Dương (như thời kỳ Chiến tranh lạnh) mà lại bố trí ở Thái Bình Dương. 8 tàu
ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, trong đó 6 chiếc ở
trạng thái trực chiến, trong 192 tên lửa đạn đạo bắn ngầm có 156 tên lửa ở
trong trạng thái trực chiến. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 6 tàu
ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, trong đó 4 chiếc ở trong trạng thái trực
chiến, trong 144 tên lửa đạn đạo phóng ngầm có 96 tên lửa ở trạng thái trực
chiến. Dường như Mỹ có đủ khả năng để thực hiện cuộc tấn công mang tính chất
hủy diệt nhằm vào Trung Quốc, trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể
bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Trong tình huống này, 30 tên lửa đánh
chặn mặt đất ở Alaska và 6 tên lửa đánh chặn mặt đất ở California có vai trò
rất quan trọng trong việc ngăn ngừa số đầu đạn hạt nhân có hạn của Trung Quốc.
Số
tên lửa tầm gần và tầm trung của Trung Quốc cũng là mục tiêu của tên lửa
Patriot PAC-3 mà Mỹ đã bán cho Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, ngoài ra còn
phải kể đến tên lửa tiêu chuẩn SM2 và SM3 của quân đội Mỹ. Năm 2010, trong 21
tàu chiến được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của quân đội Mỹ, có 18 chiếc
được bố trí lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương. Ngày 16-3, Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng cường thêm 14 tên lửa
đánh chặn tại Alaska, lắp đặt hệ thống radar dải tần X thứ hai tại Nhật Bản,
lựa chọn địa chỉ cho giếng phóng tên lửa thứ ba trên đất Mỹ.
Lẽ
nào tất cả những hệ thống này đều là nhằm vào tên lửa tầm xa không tồn tại của
Triều Tiên? Không còn nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đã hiểu được thông điệp mà Mỹ
muốn truyền tải.
Với
vai trò là lực lượng hỗ trợ về chính trị và đỡ đầu về kinh tế quan trọng nhất
của Triều Tiên, sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã không còn đủ để khuyên nhủ Bình
Nhưỡng chấm dứt hành động phóng thử tên lửa, ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên
đã không chấp nhận lời kiến nghị của đặc phái viên Trung Quốc. Mặc dù vụ thử
nghiệm hạt nhân có thể nâng cao tiếng tăm cho ông Kim Jong-un, nhưng đối với
Bắc Kinh, sự trao đổi thất bại này quả thực là rất mất mặt. Để đáp trả, Trung
Quốc đã nhanh chóng bỏ phiếu thuận hưởng ứng sự trừng phạt của Liên hợp quốc
đối với Triều Tiên.
Tình
hình trước mắt đã khiến Moscow và Bắc Kinh lại gần nhau hơn trong vấn đề đối kháng
với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Trong cuộc hội nghị của Tổ chức hợp tác
Thượng Hải năm 2012, Trung Quốc và Nga cùng chỉ trích hành động lắp đặt hệ
thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu và châu Á, điện Kremli còn thẳng thắn
tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đã đe dọa an ninh
quốc gia của Nga.
Trung
Quốc cũng tỏ ra rất nghi ngờ trước việc Mỹ lấy cớ lắp đặt hệ thông phòng thủ
tên lửa ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Philippines là để đối phó với Triều
Tiên. Bản tuyên bố chung của Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã nhấn mạnh, một nước
hoặc nhiều nước bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa một các đơn phương, không
giới hạn đã đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định và an ninh của chiến lược quốc
tế. Có thể hiện tại Nga và Trung Quốc cần phải chỉnh sửa lại tuyên bố chung này.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.