Báo
chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình
trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30 % so với giữa năm
2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:
1,
Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm: đặc biệt là nhiễm
chì, a-xít va các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua của sứ phát triển
nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm
nặng trong lòng đất va trên các sống hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước.
Người ta tính rằng nay chỉ con có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với
tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.
Sau
khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sống, rồi vịt và sau cùng là hình
ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog
càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc đang lúng túng không
biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.
2,
Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía:
Đó
là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo
lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng
độ đông đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị
bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều
trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do
các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang tràn đến các thành phố.
3,
Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch:
Công
bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng
nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi
định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc
gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn
ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng
trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng
thậm chí cả dòng họ.
Như
báo chí Trung quốc đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi Trung quốc
chứ không phải là đi định cư như vẫn xẩy ra lâu nay. Người ta thấy phổ biến
cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại Trung quốc, số người xếp hàng
ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã thuê phòng trọ gần đó để chờ
cho bằng được đến lượt mình. Trung quốc không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi
đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài
không giám vào Trung quốc. Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng
bạn không thể đến du lịch Trung quốc nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình
hàng can nước lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.
4,
Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt: từ chính Trung quốc
làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con người.
Như
báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v…mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc
người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc
gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì những người có chút
tiền ở Trung quốc không giám ăn quả tươi, thị lợn, gà, vịt và uống sữa, sản
phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa Trung
Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008
nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì
không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.
“Các
siêu thị hay những nơi bán lẽ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông
Richard
Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số
lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của
việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc.”
Những
tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng
không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những
người khác.Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng
khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình
thường dùng.
“Vào
Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng
tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.
Hãng
thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang
phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.
“Chúng
tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức
sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu
sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo.
Giá
quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tằng cao gấp rưỡi và nhiều hoa quả đặc
sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có
biện pháp ngăn chănj ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người
Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối
lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn
Tại
Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp phế lù người Trung quốc đã có mặt trên
các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay quá các ngả
đường biển và hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người
Trung quốc lo sợ độc hại không giám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại
để giữ lâu không héo. Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn. Như báo chí
đăng tải là lòng lợn, chân gà, lạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt
ăn hầu như mang đuợc mang vào không những vốn đã độc hại lại đang trong tình
trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ,
đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ
nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.
Vơ
vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”
Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần
ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết.
Người
TQ gom hàng đặc biệt là sữa
Chính
quyền Hong Kong đã phải hạn chế số sữa người
dân Trung Quốc được mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây
khan hiếm sữa tại đây.
Một
doanh nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị
và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc.
“Tôi
mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông
này nói.
Ông
này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:
“Thứ
nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một
vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là
những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth . Họ mua trực
tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”
Trả
lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng
cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất phát triển nhờ
sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp sản xuất sữa
khá phát triển.
Tính
đến nay, ngành công nghiệp này có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng
trưởng thường niên trên 20% kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở
đây thà trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của
con cái mình khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.”
Trung
quốc gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc
là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu
hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân Trung
quốc đang thấy bất an va tình trạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an
được nữa. Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra
sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là
cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.
Tương
lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày
va phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính
người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có
khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi
nữa là con người? ”
Nguyễn
Hoàng Hà
Hình
ảnh chấn động về những dòng sông “chết” ở Trung Quốc
Du
lịch Trung Quốc phát triển nhất nhì châu Á. Nhưng, khi những hình ảnh dưới đây
được công bố, thế giới đã sốc trước mức độ ô nhiễm trên những dòng sông
"chết" ở Trung Quốc.
Vô
số những sông, hồ ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng bởi chúng nằm cạnh các nhà
máy, khu công nghiệp. Đôi khi, sông hồ trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ của
người dân.
Ô
nhiễm nguồn nước đã dẫn tới sự gia tăng của những “làng ung thư” hay những khu
vực mà tỉ lệ ung thư cao đột biến. Tuần trước, tờ nhật báo China Daily cho biết
chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch chi 16 tỉ đô la trong 3 năm tới để
xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại Bắc Kinh. Nếu không, du lịch cũng như chất
lượng cuộc sống ở đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hơn 2.200 con lợn chết trôi
nổi trên một con sông lớn ở thành phố Thượng Hải hồi đầu tháng 3 này.
Một cậu bé bơi trong dòng
nước ngập đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Hai nhà máy hóa chất dẫn
thẳng nước thải ra hệ thống cống khiến con sông Kiện Hằng ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam chuyển
thành màu đỏ năm 2011.
Hồ Sào ở Hợp Phì, tỉnh An
Huy.
Một đứa trẻ bơi trong hồ
nước ô nhiễm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu.
Một con cá chết nổi trong
vùng nước dày đặc tảo ở hồ Đông, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Một nhà máy sản xuất đinh
ốc và ốc vít nằm bên cạnh con sông ô nhiễm ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Nước thải của một nhà máy đất hiếm.
Ngư dân dọn dầu loang ven
một khu cảng lớn ở miền Bắc Trung Quốc sau khi một đường ống dẫn rò rỉ hơn
1.600 tấn dầu thô ra biển hồi năm 2010.
Một
người đàn ông ngồi câu cá trên ống cống đổ ra con kênh ô nhiễm ở Bắc Kinh.
Một ngư dân hớt lên một vốc
nước đầy tảo ở hồ Sào, Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Cá chết trôi nổi trên con
sông ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Người dân lội qua một con
kênh ô nhiễm, lòng kênh đặc bùn ở Bắc Kinh.
Một cây cầu bắc qua con
sông ô nhiễm ở ngoại ô Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.
Một ống cống rò rỉ làm ô
nhiễm một con sông và một hồ chứa nước năm 2010.
Công nhân thu nhặt rác trôi
nổi trên con sông Trường Giang.
Cá chết nổi đầy trên mặt hồ
ở ngoại ô Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Câu cá bên dòng sông ô nhiễm
Một con sông bị ô nhiễm
chảy về thành phố Cáp Nhĩ Tân – một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc
năm 2005.
Ruồi muỗi bâu đầy rào chắn
dọc hồ Đông ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Một ngư dân nhảy từ thuyền
lên bờ sau một ngày làm việc trên con sông ô nhiễm ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.