Tuesday, April 16, 2013

FBI điều tra vụ nổ 'khủng bố' ở Boston


image
Ba vụ nổ vào thời điểm đang diễn ra cuộc thi Marathon Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, làm ba người thiệt mạng và ít nhất 170 người bị thương, theo cảnh sát.

image
Các vụ nổ từ lúc 14h50 giờ địa phương đã phá tan không khí lễ hội của một trong những sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất tại Mỹ, gây hoảng loạn và sốc.

image
Nhiều nạn nhân trong tình trạng bị thương đẫm máu được đưa tới cấp cứu ở một lều y tế vốn được lập nhằm chăm sóc cho các vận động viên bị mệt.
Trong danh sách những vận động viên tham gia cuộc chạy marathon này có một người Việt tên là Hồ Văn Dũng, 38 tuổi.

image
Các dịch vụ cấp cứu tại hiện trường đã được mau chóng cấp cứu.

Nguyên nhân của các vụ nổ hiện vẫn chưa được xác nhận.
Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden đã có thông tin về các vụ nổ. Tổng thống được chờ đợi sẽ sớm có phát biểu về cuộc tấn công trong ngày thứ Hai.
Một phát ngôn viên của bệnh viện đa khoa Massachusetts trong thành phố nói với hãng tin Reuters rằng viện đã điều trị 19 nạn nhân của vụ nổ trong khoa cấp cứu, nhưng chưa có thông tin chi tiết về tình trạng của họ.

image
Một quan chức Nhà Trắng nói Tổng thống Barack Obama đã được thông báo về các sự kiện ở Boston, trong khi Phó Tổng thống Joe Biden - từ một cuộc họp về kiểm soát súng - nói trên điện thoại: "Chúng ta cầu nguyện cho Boston, cho những người đã bị thương vong".
Tổng thống Obama đã gọi điện cho Thị Trưởng Boston Tom Menino và Thống đốc bang Massachusetts Deval Patrick vào thứ Hai để hỗ trợ họ, theo lời một quan chức .
Cục Hàng không Liên bang đã lập một khu vực cấm bay trên bầu trời khu vực, trong khi an ninh được thắt chặt tại các địa điểm chủ chốt ở Washington DCNew York.
"Có rất nhiều người bị ngã và bị thương," một vận động viên tham gia cuộc chạy được hãng AP dẫn lời nói.

image
Các hình ảnh truyền trực tiếp cho thấy một số nạn nhân được nhân viên cấp cứu đặt lên các băng ca cấp cứu hoặc xe lăn và đẩy tới các địa điểm an toàn để cấp cứu.
Vụ nổ xảy ra khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi các vận động viên đầu tiên cán đích trong một sự kiện có sự tham dự của hàng chục nghìn người.

image
Truyền hình trực tiếp của BBC cho thấy những hình ảnh cấp cứu của các nhân viên với sự có mặt của nhiều nhân viên cứu trợ, cứu hỏa, y tế, cảnh sát và những người tình nguyện.
Bruce Mendelsohn, một nhân chứng, nói với BBC News rằng tình trạng hoảng hốt đã bùng phát tại chỗ.
Trong khi đó một chủ tiệm bar ở khu vực gần đường chạy nói sau tiếng nổ nhiều khách giải khát đã giải tán khỏi khu vực.

Thắt chặt an ninh
image
An ninh được thắt chặt tại hiện trường và thành phố New York cũng như Washington.


Chỉ huy cảnh sát Boston, ông Ed Davis, xác nhận một trong ba vụ nổ xảy ở thư viện JFK, nằm ở một địa điểm tách biệt với khu vực cuộc chạy Marathon.
Nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã được lệnh giải tán.
Cảnh sát và chính quyền sở tại khuyến cáo người dân trở về nhà, khách du lich ở trong khách sạn, cuộc họp báo của cảnh sát Boston được truyền hình trực tiếp cho hay.

image
FBI đã gấp rút việc điều tra, theo tường trình tại chỗ của phóng viên chúng tôi.
"Các vụ đánh bom rất nghiêm trọng, chúng xảy ra ngay trong lãnh thổ của người Mỹ", phóng viên an ninh của BBC Gordon Corera nói.
"Hiện chưa thể nói liệu al-Qaeda có can dự vào sự kiện này không nhưng một vấn đề đặt ra là chính quyền phải bảo đảm sao cho không còn xảy ra các vụ tương tự," ông nói.

image
'Có thể 50 người bị thương'
Trả lời BBC News trên điện thoại viễn liên, chủ biên tin tức của đài phát thanh WBUR Boston nói có thể có tới 50 người bị thương trong vụ nổ xảy ra vào khoảng 15h00 giờ địa phương.
Tuy nhiên bà nói chưa có khẳng định đây là các vụ đánh bom vì chưa có thông tin chi tiết về thiết bị và phương thức gây nổ, cũng như chưa có khẳng định về mối liên hệ giữa ba vụ nổ.
Cảm nhận của các phóng viên của chúng tôi là sau hai vụ nổ xảy ra ở gần vạch đích tại hiện trường, không khí rối loạn, nhân chứng nói nhìn thấy nhiều người bị sốc, trên mặt có dấu hiệu sợ hãi.
Tuy nhiên, có vẻ như ban tổ chức và các nhân viên đã thi hành tích cực và nhanh nhẹn tronh mọi việc, trong khi cảnh sát đã tổ chức ngay một cuộc họp báo thông tin về vụ nổ và hướng dẫn cách hành xử, giải tán, cũng như trấn an.
Tại cuộc họp báo, chỉ huy cảnh sát cũng đưa ra ngay các số điện thoại để người dân hoặc khách lữ hành cần thông tin, có thể liên lạc.

image
Nick Nelson, chuyên gia chống khủng bố nói với BBC News:
"Việc có quá nhiều người ở hiện trường khi cuộc thi chạy đang diễn ra làm cho các mục tiêu trở nên rất dễ bị tổn thương và khó kiểm soát.
"Chính quyền có lý khi khuyến cáo người dân tránh tập trung đông người sau các vụ nổ để giảm thiểu khả năng bị mất an toàn trở lại."
Ông cũng cho hay hiện chưa thể xác định liệu al-Qaeda hay tổ chức khủng bố nào liên quan tới các vụ nổ.

image
Phóng viên của chúng tôi từ Washington cho hay công chúng đang chờ đón danh sách thêm về con số thương vong, cũng như tình hình của các nạn nhân nhưng nhận xét có vẻ phản ứng của các lực lượng cấp cứu, từ y tế, cứu hỏa, tới an ninh của Boston đã có sự đáp ứng nhanh chóng và chuyên nghiệp.


Người Mỹ theo đạo Hồi lo bị đổ lỗi về vụ khủng bố ở Boston

image
Nhân viên cứu hỏa và FBI tại hiện trường vụ nổ bom ở Boston, ngày 16/4/2013.
Người theo Hồi giáo ở Hoa Kỳ tỏ đau buồn và kinh hoàng trước vụ khủng bố ở Boston giống như những người theo tôn giáo khác. Nhưng có một số lo ngại họ sẽ bị công luận Mỹ gán cho là phải chịu trách nhiệm về vụ này.

Chẳng bao lâu sau khi vụ nổ xảy ra, một người sử dụng trang mạng Twitter ở Libya đưa lên đó câu: “Xin đừng là người Hồi giáo.” Câu này được phổ biến lại trong số những người có tài khoản Twitter khác.



image
Một trong những nơi phổ biến lại câu này là Hội đồng Hồi giáo Hoa Kỳ. Ông Haris Tarin là đại diện của hội đồng này tại Washington:

“Câu đó là để chia sẻ cảm xúc của người Hồi giáo tại Mỹ rằng mỗi khi có một vụ khủng bố loại này, người Hồi giáo tại Mỹ giống như bị tấn công gấp đôi. Chúng tôi cũng cảm thấy bị tấn công, nhưng vẫn có những cặp mắt nghi ngờ nhanh chóng đổ dồn về phía chúng tôi.”

Ông Tarin nói Tổng thống Obama rất cẩn thận, không đưa ra kết luận nào khi chưa có sự kiện cụ thể, và lãnh đạo chính trị ở nhiều nơi trên nước Mỹ cũng có thái độ đó.



image
Dù vầy, sau vụ khủng bố ở Boston, vẫn có những lời lẽ chống Hồi giáo được đưa lên các trang mạng xã hội.

Cùng lúc đó, lãnh tụ của Salafi, một phái Hồi giáo cực đoan ở Jordan tuyên bố trên Internet ông thấy vui mừng trước vụ khủng bố ở Boston.
image
Ông Ibrahim Hooper, thuộc Hội đồng Quan hệ Hồi giáo tại Hoa Kỳ nhận xét:

“Trên trái đất này có hàng tỉ người sử dụng Internet, do đó, bất cứ ai cũng có thể bày tỏ quan điểm cực đoan, nhưng phát biểu của lãnh tụ Salafi không phản ánh quan điểm của đại đa số người Hồi giáo trên thế giới.”


image
Các thủ lĩnh Hồi giáo khác trên nước Mỹ nói rằng mục tiêu của những vụ khủng bố giống như đã xảy ra ở Boston là nhằm phân hóa người dân Mỹ. Do đó, cách phản ứng tốt nhất là tất cả người Mỹ cần chứng tỏ đoàn kết, cho dù vụ này do bất cứ cá nhân nào, nhóm nào gây ra.


Jerome Socolovsky

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.