Tiến
sĩ Trần Bình Nhung (ở giữa) chụp cùng với các em sinh viên của mình.
Bắt
đầu sự nghiệp của mình bằng việc theo học trường Dược Sài Gòn tại Việt Nam. Sau
khi qua Mỹ, trong khi làm việc tại Miles Laboratories ở bang Indiana vào năm
1975, người phụ nữ này đã theo học lấy bằng thạc sĩ ngành Vi sinh ở đại học
Notre Dame. Khi chuyển tới sống ở San Diego, bà tiếp tục làm việc trong lĩnh vực
chẩn đoán lâm sàng, và sau đó lấy bằng tiến sĩ dược tại trường dược Saint-Louis
ở Missouri vào năm 1997. Không dừng ở đó, bà tiếp tục lấy bằng thạc sĩ quản trị
kinh doanh (MBA) tại trường đại học Webster vào năm 2005. Bà là ai? Xin mời quý
vị cùng tìm hiểu về bà trong chương trình câu chuyện phụ nữ ngày hôm nay do Hồng
Hoa trình bày.
Tưởng
chừng một người phụ nữ không ngừng học tập này sẽ chọn cho mình con đường
nghiên cứu hay trở thành một giáo sư đại học như bao người khác, nhưng điều này
chỉ đúng một nửa với tiến sĩ Trần Bình Nhung. Mặc dù tiến sĩ Trần Bình Nhung
cũng nằm trong ban giảng huấn của trường dược đại học California San Diego và đồng
thời là một dược sĩ, nhưng cách đây khoảng 13 năm, bà đã tham gia thêm vào một
lĩnh vực khác, đó là làm việc phục vụ cho sức khỏe cộng đồng. Bà chia sẻ:
“Mình thì học về dược khoa và làm công việc dược sĩ cũng khá lâu rồi. Sau này, cách đây 12,13 năm, thì mình chuyển sang vấn đề sức khỏe cộng đồng (public health). Mình thích giúp những người mới qua và giúp họ ngừa những bệnh thường thấy ở người Việt Nam, như là viêm gan B, người Việt hay bị lắm, mà bệnh đó không có triệu chứng. Đến khi mình khám phá ra thì quá chậm rồi, có thể chuyển thành xơ gan hoặc ung thư..”
“Mình thì học về dược khoa và làm công việc dược sĩ cũng khá lâu rồi. Sau này, cách đây 12,13 năm, thì mình chuyển sang vấn đề sức khỏe cộng đồng (public health). Mình thích giúp những người mới qua và giúp họ ngừa những bệnh thường thấy ở người Việt Nam, như là viêm gan B, người Việt hay bị lắm, mà bệnh đó không có triệu chứng. Đến khi mình khám phá ra thì quá chậm rồi, có thể chuyển thành xơ gan hoặc ung thư..”
Tiến
sĩ Nhung cùng với các em sinh viên trường Dược UCSD nơi bà giảng dạy
Với
niềm say mê chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là bệnh viêm gan B, vào
năm 2001, bà đã sáng lập Trung tâm Y tế Á Châu (Asian Pacific Health Center) để
cùng với các tổ chức khác khám, chẩn đoán, và phát hiện bệnh viêm gan B cho các
bệnh nhân Châu Á nói chung và bệnh nhân Việt Nam nói riêng khi mới nhập cư vào
Mỹ. Vào năm 2007, Trung tâm Y tế Á Châu của bà được trao giải Asian Heritage
Award for Health and Medicine, tạm dịch là giải thưởng Di sản Châu Á về Y tế và
Y học. Qua gần 13 năm hoạt động, cách đây hơn hai năm, trung tâm của bà đã chuyển
thành Cơ quan Y tế Á Châu (Asian Pacific Health Foundation) đặt tại thành phố
San Diego, và bà hiện là Giám đốc điều hành cơ quan này.
Thay vì chờ người bệnh đến trung tâm khám bệnh, bà và những người làm việc tại cơ quan đã đi xuống tận cộng đồng để tổ chức những hội chợ sức khỏe, các buổi khám và phát hiện bệnh viêm gan B miễn phí cho người mới nhập cư. Tuy nhiên, để duy trì những buổi khám miễn phí cho các bệnh nhân như vậy không phải là một điều dễ dàng. Bà nói:
“Tiền tài trợ ngày càng giảm đi. Các hãng bào chế lúc đầu còn hỗ trợ nhưng về sau cũng bị cắt giảm. Thành ra cũng phải ráng mà bóp bụng lại. Nếu mà nhận được tiền tài trợ của các hãng bào chế thì cũng phải để chung vào lo mua vật dụng cho các buổi xét nghiệm bệnh đó. Những buổi như vậy mình cũng cần người giúp lấy máu và những người đó mình phải trả tiền, chứ cũng không phải miễn phí hoàn toàn.”
Khó khăn là vậy nhưng những nỗ lực đóng góp cho sức khỏe cộng đồng của bà cũng được sự ủng hộ từ các nhà bào chế bằng những nguồn tài trợ. Thành công lớn nhất mà cơ quan của bà hiện tại đạt được đó là gần đây, cơ quan của bà nhận được quỹ tài trợ từ một cơ quan của liên bang có tên gọi là Centers for Disease Control and Prevention (CDC), tạm dịch là Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh. Bà nói:
Thay vì chờ người bệnh đến trung tâm khám bệnh, bà và những người làm việc tại cơ quan đã đi xuống tận cộng đồng để tổ chức những hội chợ sức khỏe, các buổi khám và phát hiện bệnh viêm gan B miễn phí cho người mới nhập cư. Tuy nhiên, để duy trì những buổi khám miễn phí cho các bệnh nhân như vậy không phải là một điều dễ dàng. Bà nói:
“Tiền tài trợ ngày càng giảm đi. Các hãng bào chế lúc đầu còn hỗ trợ nhưng về sau cũng bị cắt giảm. Thành ra cũng phải ráng mà bóp bụng lại. Nếu mà nhận được tiền tài trợ của các hãng bào chế thì cũng phải để chung vào lo mua vật dụng cho các buổi xét nghiệm bệnh đó. Những buổi như vậy mình cũng cần người giúp lấy máu và những người đó mình phải trả tiền, chứ cũng không phải miễn phí hoàn toàn.”
Khó khăn là vậy nhưng những nỗ lực đóng góp cho sức khỏe cộng đồng của bà cũng được sự ủng hộ từ các nhà bào chế bằng những nguồn tài trợ. Thành công lớn nhất mà cơ quan của bà hiện tại đạt được đó là gần đây, cơ quan của bà nhận được quỹ tài trợ từ một cơ quan của liên bang có tên gọi là Centers for Disease Control and Prevention (CDC), tạm dịch là Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh. Bà nói:
“Gần
đây chúng tôi nhận được quỹ tài trợ khá lớn từ CDC. Với số tiền đó thì chúng
tôi đã nới rộng quy mô xét nghiệm cho tất cả những người gốc Á Châu mà sinh trưởng
ở ngoài Mỹ. Vì những người sinh ra tại Mỹ thì đã được chích ngừa và hướng dẫn
nhiều rồi. Còn những người mới đến Mỹ, nếu được phát hiện bệnh sớm lúc 20,30 tuổi
thì là rất tốt. Nếu bệnh phát triển thêm ví dụ như ung thư, và người đó ở trong
độ tuổi 40 – độ tuổi có thể giúp gia đình nhiều nhất – mà bị bệnh thì tai hại rất
lớn. Còn nếu các cụ lớn tuổi khoảng 60,70 tuổi mà nếu phát hiện ra bệnh thì kể
cả nếu có chích ngừa thì cũng ít hiệu quả hơn là những người còn trẻ.
Thành ra chúng tôi tổ chức những buổi đi đến nhà thờ, chùa nếu mà có những dịp lễ, tết, hay dịp kỉ niệm nào về đạo giáo hay kỉ niệm lớn thì chúng tôi đem dụng cụ đến để thử. Tỉ lệ mắc bệnh thì rơi vào khoảng 6-10%, đối với người Mỹ là 2%, nếu mà ở đâu có tỉ lệ hơn 2% thì là đáng cho mình chú ý tới. Có những chỗ như là New York thì lên tới 15, 17% số người có kết quả dương tính sau cuộc xét nghiệm.”
Tiến sĩ Trần Bình Nhung cho biết thêm, khi còn là Trung tâm Y tế Á Châu, cơ sở thiện nguyện của bà cũng đã nhận được nguồn tài trợ từ California Endowment. Từ đó đến nay, có khoảng 3000 người được xét nghiệm.
Sau này, cơ quan của bà cũng hợp tác với nhiều bác sĩ như bác sĩ Robert Gish ở trường đại học University of California San Diego, nơi bà đang giảng dạy. Bác sĩ Gish đã về Việt Nam nhiều lần cho nên ông rất sốt sắng quan tâm về những vấn đề y tế cho người Việt Nam. Cơ quan của bà và ông đã hợp tác khoảng hai năm rưỡi. Trong dự án với CDC, phần hợp tác với bác sĩ Gish dự trù xét nghiệm viêm gan B cho khoảng 2000 người.
Thành ra chúng tôi tổ chức những buổi đi đến nhà thờ, chùa nếu mà có những dịp lễ, tết, hay dịp kỉ niệm nào về đạo giáo hay kỉ niệm lớn thì chúng tôi đem dụng cụ đến để thử. Tỉ lệ mắc bệnh thì rơi vào khoảng 6-10%, đối với người Mỹ là 2%, nếu mà ở đâu có tỉ lệ hơn 2% thì là đáng cho mình chú ý tới. Có những chỗ như là New York thì lên tới 15, 17% số người có kết quả dương tính sau cuộc xét nghiệm.”
Tiến sĩ Trần Bình Nhung cho biết thêm, khi còn là Trung tâm Y tế Á Châu, cơ sở thiện nguyện của bà cũng đã nhận được nguồn tài trợ từ California Endowment. Từ đó đến nay, có khoảng 3000 người được xét nghiệm.
Sau này, cơ quan của bà cũng hợp tác với nhiều bác sĩ như bác sĩ Robert Gish ở trường đại học University of California San Diego, nơi bà đang giảng dạy. Bác sĩ Gish đã về Việt Nam nhiều lần cho nên ông rất sốt sắng quan tâm về những vấn đề y tế cho người Việt Nam. Cơ quan của bà và ông đã hợp tác khoảng hai năm rưỡi. Trong dự án với CDC, phần hợp tác với bác sĩ Gish dự trù xét nghiệm viêm gan B cho khoảng 2000 người.
Cơ
quan Y tế Á Châu tổ chức khám bệnh tại một ngôi đền Campuchia
Không chỉ dừng lại tại đó, với thuận lợi đang giảng dạy tại trường California
San Diego, bà đã giới thiệu chương trình này với các sinh viên của bà:
“Gần đây có các sinh viên dược khoa, tôi cũng trong ban giảng huấn của trường dược, khi tôi giới thiệu chương trình này thì các em cũng thích lắm và gia nhập. Ở những buổi hội chợ, các em làm các dịch vụ y tế như là đo huyết áp, đo lượng đường trong máu, đo cholesterol, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn. Chúng tôi cũng thêm vào dịch vụ đo độ xốp xương vì người Việt Nam cũng hay bị lắm. Còn lại thì làm xét nghiệm viêm gan B toàn diện tại nơi luôn.
Chương trình này rất là tốt, sẽ giúp các em sau này ra ngoài cộng đồng, đưa ra những lời khuyên cho cộng đồng Việt Nam mình nên đi khám ngừa bệnh đó trước vì bệnh đó có thể ngừa được.
Chúng tôi làm việc như vậy không có lãnh lương, nhưng mỗi lần đi như vậy thì đồng bào tỏ vẻ cám ơn và thấy mình làm việc có ích, thành ra chúng tôi rất vui.”
“Gần đây có các sinh viên dược khoa, tôi cũng trong ban giảng huấn của trường dược, khi tôi giới thiệu chương trình này thì các em cũng thích lắm và gia nhập. Ở những buổi hội chợ, các em làm các dịch vụ y tế như là đo huyết áp, đo lượng đường trong máu, đo cholesterol, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn. Chúng tôi cũng thêm vào dịch vụ đo độ xốp xương vì người Việt Nam cũng hay bị lắm. Còn lại thì làm xét nghiệm viêm gan B toàn diện tại nơi luôn.
Chương trình này rất là tốt, sẽ giúp các em sau này ra ngoài cộng đồng, đưa ra những lời khuyên cho cộng đồng Việt Nam mình nên đi khám ngừa bệnh đó trước vì bệnh đó có thể ngừa được.
Chúng tôi làm việc như vậy không có lãnh lương, nhưng mỗi lần đi như vậy thì đồng bào tỏ vẻ cám ơn và thấy mình làm việc có ích, thành ra chúng tôi rất vui.”
Ngoài
công việc chính hiện tại làm một dược sĩ và điều hành Cơ quan Y tế Á Châu, tiến
sĩ Trần Bình Nhung còn thường đi theo các đoàn thể phụ trách việc ngừa hay cai
thuốc lá hay ngừa bệnh tiểu đường. Bà nói, khi đi họp với các nhóm, tổ chức
khác thì bà cũng có cơ hội được chia sẻ các nguồn tin liên quan tới sức khỏe
người dân Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Từ
trái sang: Cô Phương Thôi - sinh viên năm nhất trường Dược Skaggs tại UCSD, ông
Trần Duy Tôn - bác sĩ gia đình đã nghỉ hưu, ông Chi Hà - bác sĩ giải phẫu thẩm
mỹ, chỉnh hình, và ung thư, và tiến sĩ Trần Bình Nhung - Giám đốc điều hành Cơ
quan Y tế Á Châu
Tuy bận rộn với những công việc cho xã hội, nhưng tiến sĩ Trần Bình Nhung tâm sự, bà cảm thấy may mắn vì nhận được sự ủng hộ từ gia đình, đặc biệt là chồng bà, bác sĩ Trần Duy Tôn:
“Cũng hay lắm, cũng may, ông xã tôi cũng làm trong ngành y, thành ra những buổi mà chúng tôi đi ra ngoài cộng đồng thì bác sĩ Tôn cũng nói chuyện với bệnh nhân. Mỗi khi có các đoàn chuyên viên cùng đi thì bác sĩ Tôn nói chuyện với những người bên y khoa, tôi thì lo các sinh viên bên dược khoa, thành ra cũng hợp tác tốt. Tôi cũng có để dành thì giờ đi với gia đình. Như đi du ngoạn xa để học hỏi thêm thì chúng tôi cũng cố gắng thu xếp thời giờ để đi.”
Tuy bận rộn với những công việc cho xã hội, nhưng tiến sĩ Trần Bình Nhung tâm sự, bà cảm thấy may mắn vì nhận được sự ủng hộ từ gia đình, đặc biệt là chồng bà, bác sĩ Trần Duy Tôn:
“Cũng hay lắm, cũng may, ông xã tôi cũng làm trong ngành y, thành ra những buổi mà chúng tôi đi ra ngoài cộng đồng thì bác sĩ Tôn cũng nói chuyện với bệnh nhân. Mỗi khi có các đoàn chuyên viên cùng đi thì bác sĩ Tôn nói chuyện với những người bên y khoa, tôi thì lo các sinh viên bên dược khoa, thành ra cũng hợp tác tốt. Tôi cũng có để dành thì giờ đi với gia đình. Như đi du ngoạn xa để học hỏi thêm thì chúng tôi cũng cố gắng thu xếp thời giờ để đi.”
Hồng
Hoa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.