Các
y tá ở Sidon, Li-băng bế các trẻ vừa mới sinh
Tổ chức nhân đạo Save the
Children vừa công bố bản phúc trình thường niên về Tình trạng các Bà mẹ Thế giới.
Bản phúc trình nói rằng bất kể nhiều tiến bộ đạt được nhằm giảm thiểu các trường
hợp tử vong của bà mẹ và trẻ em, mỗi năm, có 3 triệu trẻ sơ sinh chết trong
vòng 1 tháng đầu đời. Nhiều em chỉ sống được có vài giờ.
“Phúc trình năm nay thực sự tập trung vào trẻ sơ sinh. Và chúng tôi phát hiện rằng ngày sinh nhật của đứa bé thực ra là ngày nguy hiểm nhất trong đời của nó. Hơn 1 triệu trẻ sơ sinh chết ngay trong ngày chúng mới ra đời.”
Theo
phúc trình thường niên của Save the Children có thể cứu nhiều trẻ sơ sinh có thể
với những phương cách giản dị và rẻ tiền
Có nhiều lý do vì sao chúng gặp nhiều rủi ro như vậy vào ngày đầu đời. Bà giải thích:
“Ðó là lúc chúng có thể chết vì những thứ có thể ngăn ngừa được. Trẻ em chết vì bị nhiễm trùng. Chúng chết vì biến chứng khi sinh non hay chết vì những thứ rất đơn giản như không thở lúc ra chào đời.”
Có nhiều lý do vì sao chúng gặp nhiều rủi ro như vậy vào ngày đầu đời. Bà giải thích:
“Ðó là lúc chúng có thể chết vì những thứ có thể ngăn ngừa được. Trẻ em chết vì bị nhiễm trùng. Chúng chết vì biến chứng khi sinh non hay chết vì những thứ rất đơn giản như không thở lúc ra chào đời.”
Bà Miles nói một khu vực
trên thế giới nổi bật là nơi tệ hại nhất cho trẻ sơ sinh:
“Châu Phi phía nam sa mạc Sahara là nơi có vấn đề lớn nhất. Và nếu nhìn vào bảng chỉ số thu thập được, 10 nước xếp hạng chót trong bảng chỉ số đó đều là các nước ở phía nam sa mạc Sahara. Từ góc nhìn theo tỷ lệ, đó là nơi có nhiều trẻ sơ sinh chết nhất.”
“Châu Phi phía nam sa mạc Sahara là nơi có vấn đề lớn nhất. Và nếu nhìn vào bảng chỉ số thu thập được, 10 nước xếp hạng chót trong bảng chỉ số đó đều là các nước ở phía nam sa mạc Sahara. Từ góc nhìn theo tỷ lệ, đó là nơi có nhiều trẻ sơ sinh chết nhất.”
40% những cái chết trong
ngày đầu đời xảy ra ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
“Tôi nghĩ vấn đề của châu Phi phía nam sa mạc Sahara là thực sự đưa sự chăm sóc mà những trẻ sơ sinh này cần có đến những nơi chúng sinh ra. Do đó, nhiều khi hệ thống y tế chỉ có ở mức quận, và có thể không có một trạm y tế nào để các phụ nữ này tiếp cận được. Vì thế, một trong các giải pháp ở đây là đưa thêm nhân viên y tế tuyến đầu đến các cộng đồng này để giúp các bà mẹ lúc sinh con.”
Thứ nhất, chích steroid cho
các phụ nữ sinh trước hạn kỳ để giảm bớt những cái chết của trẻ sinh non vì các
vấn đề hô hấp. Các thiết bị hồi sinh có thể cứu trẻ sơ sinh không thở chút nào
ra đời, trong khi thuốc kháng sinh chích được có thể điều trị cho trẻ sơ sinh bị
hội chứng chất độc trong tế bào máu và sưng phổi. Ðề xuất cuối cùng ngăn chặn
những vụ nhiễm trùng đường rốn. Bà Milies cho biết:
“Xét tới việc sử dụng một loại thuốc kháng sinh rất đơn giản gọi là Cholrhexidine, được đặt vào dây nhau sau khi đứa trẻ ra đời. Và tại Nigeria, tục lệ dùng bùn hay cứt bò hay một thứ gì tương tự để làm việc đó rõ ràng có thể gây hậu quả tai hại cho trẻ sơ sinh.”
“Xét tới việc sử dụng một loại thuốc kháng sinh rất đơn giản gọi là Cholrhexidine, được đặt vào dây nhau sau khi đứa trẻ ra đời. Và tại Nigeria, tục lệ dùng bùn hay cứt bò hay một thứ gì tương tự để làm việc đó rõ ràng có thể gây hậu quả tai hại cho trẻ sơ sinh.”
Trong khi thật đơn giản và rẻ tiền, các đề xuất thường không được áp dụng ở các nước đang phát triển. Bản phúc trình quy lỗi một phần cho tình trạng thiếu ý chí chính trị nơi các nhà lãnh đạo chính phủ.
10
nước đứng đầu về tử suất của trẻ sơ sinh
Bản phúc trình về Tình trạng các Bà Mẹ Thế giới liệt kê Phần Lan là nước đứng đầu
cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tiếp theo là Thụy Ðiển, Na Uy, Hà Lan, Ðan Mạch,
Tây Ban Nha, Bỉ, Ðức và Australia. 10 nước đứng đầu được khen ngợi là tôn trọng
và dành mức hỗ trợ cao cho phụ nữ. Còn về Hoa Kỳ, bà Miles nói:
“Hoa Kỳ xếp hạng thứ 30 trong bảng chỉ số năm nay. Tôi có thể nói điều đó không lấy gì làm hay ho. Xếp hạng thứ 30 không phải là điều tôi nghĩ đa số phụ nữ và các bà mẹ Mỹ nghĩ là thứ hạng của mình. Sự thiếu quân bình ở Hoa kỳ theo tôi là điều thực sự gây ra sự khác biệt. Nó có thể liên hệ nhiều đến tình trạng nghèo khó.”
“Hoa Kỳ xếp hạng thứ 30 trong bảng chỉ số năm nay. Tôi có thể nói điều đó không lấy gì làm hay ho. Xếp hạng thứ 30 không phải là điều tôi nghĩ đa số phụ nữ và các bà mẹ Mỹ nghĩ là thứ hạng của mình. Sự thiếu quân bình ở Hoa kỳ theo tôi là điều thực sự gây ra sự khác biệt. Nó có thể liên hệ nhiều đến tình trạng nghèo khó.”
Ðối với các nền kinh tế chính đang trỗi dậy, nhóm quốc gia gọi là BRICS, thì bản chỉ số các Bà Mẹ năm 2013 xếp Brazil vào thứ hạng 78, và Nga vào thứ hạng 59. Ấn Ðộ ở vị trí thứ 142, trong khi Trung Quốc xếp hạng thứ 68 và Nam Phi xếp hạng thứ 78.
Joe De Capua
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.