Monday, June 3, 2013

Hãy liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn

image
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long kêu gọi: Hãy liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn

Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân. 

Kính thưa toàn thể quý vị cùng đồng bào thân yêu trong và ngoài nước,

Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào thân yêu và nhất là những nhà tranh đấu trong nước là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt tha hương hậu thuẫn cho qúy vị. Những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi hậu thuẫn cho qúy vị và nhất là lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu, noi gương tiền nhân anh dũng.

Qủa thế, chưa bao giờ làn sóng dân chủ lại dâng cao trên khắp quê hương đất nước như ngày hôm nay. Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Gần đây, nhiều tổ chức yêu nước và nhất là các tôn giáo cũng đã cùng mạnh dạn dấn thân, mở màn cho một thời kỳ khai phóng đầy hứa hẹn. Khởi đầu là Bản Góp Ý của 72 nhà trí thức yêu nước yêu cầu loại bỏ điều 4 Hiến Pháp; tiếp theo đó Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài và rất nhiều tổ chức trong và ngòai nước đã cùng hòa nhịp với hơn 80 triệu trái tim Việt Nam cương quyết xóa bỏ độc tài đảng trị. Mọi người mang dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt tôn giáo hay xu hướng chính trị đều quyết tâm xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là chấm dứt hoàn toàn vai trò độc quyền của Đảng Cộng Sản trong việc điều hành đất nước và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.

Qúy vị và đồng bào thân mến, gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v..

Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ. Nghiêm trọng hơn nữa đó là những đe dọa về chủ quyền của đất nước mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Phải chăng chỉ vì muốn duy trì quyền lực và tư lợi, họ đã sẵn sàng tráo đổi quyền lợi của người dân và cơ đồ của tổ quốc? Phải chăng họ đang hiện nguyên hình là những người cộng nô, hèn với giặc ác với dân? Khi lãnh thổ và lãnh hải bị xâm lấn thì nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ im lặng hay phản ứng chiếu lệ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để triệt hạ những người yêu nước mà vũ khí tự vệ duy nhất là tinh thần ái quốc. Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Lịch sử cũng sẽ lên án những ai làm việc ô nhục phản quốc như những tên “cõng rắn cắn gà nhà” trong qúa khứ. Qúy vị và đồng bào thân mến,Việt Nam trước thế kỷ 21 có thể ví như con thuyền trước đại dương đầy sóng gío. Chúng ta không thể vượt đại dương trên một con thuyền cũ kỹ lỗi thời.

Chế độ Cộng Sản chính là con thuyền cũ kỹ lỗi thời đó. Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân.

Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Nói tóm lại, chỉ có con thuyền dân chủ mới đưa Việt Nam vào đại dương của thiên niên kỷ mới. Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu “Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho dân tộc khi chúng ta dấn thân đi “gieo trong đau thương”.

Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản.
Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” (lời bài hát của anh Việt Khang) kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.



Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
24/4/2013 


Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp

image

Cá nhân tôi cho đây là một bức thư đầy qủa cảm, nhậy bén và xác thực với hiện trạng đất nước và thao thức của người con dân Việt khắp nơi. Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ cùa Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng.
Lịch sử khi nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của đất nước sẽ ghi nhận bức thư này của HĐGMVN như một mốc điểm quan trọng. Nó là tiếng chuông thức tỉnh lòng người và khích lệ triệu con tim Việt khắp nơi cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử và phục hồi một đất nước phì nhiêu của văn minh và tình người.

Radio Australia: Quan điểm của Giám mục về Thư Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và quý thính giả của đài Radio Australia. Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin được vắn tắt nói qua về bối cảnh và nội dung bức thư góp ý của Ban Thường Vụ trực thuộc HĐGMVN, Giáo Hội CG. Nhà nước CSVN đã kêu gọi người dân và các tổ chức trong nước đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Với tư cách lãnh đạo và đại diện chính thức của Giáo Hội Công Giáo (GHCG) tại Việt Nam, HĐGM qua Ban Thường Vụ đã gửi thư góp ý cho Ủy Ban Dự Thảo của Nhà nước CSVN với một nội dung đầy sâu sắc và thuyết phục. Bức thư phân tích rõ những khó khăn và bế tắc của tình hình đất nước do chế độ độc tài đảng trị gây ra và đề nghị xóa bỏ đặc quyền của bất cứ đảng phái chính trị nào ngay từ trong cấu trúc Hiến Pháp. Tóm lại, phải xóa bỏ xiềng xích của ý thức hệ CS đã trói buộc và kìm hãm sự phát triền của đất nước; và phải trả lại cho người dân quyền quyết định và chọn lựa một chính phủ pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.
Cá nhân tôi cho đây là một bức thư đầy qủa cảm, nhậy bén và xác thực với hiện trạng đất nước và thao thức của người con dân Việt khắp nơi. Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ cùa Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng.

Radio Australia: Người Công giáo Việt Nam ở Úc nói riêng và ở nước ngoài nói chung nghĩ gì về Thư Góp ý này?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và thính giả của đài. Theo sự thẩm định của tôi, bức thư của HĐGMVN đã mang lại cho tất cả đồng bào Công Giáo hải ngoại một niềm hy vọng mới và một sự động viên về vai trò làm muối men cho đời, nhất là cho quê hương đất nước. Người Việt Công Giáo tại Úc nói riêng rất vui mừng về bức thư thề hiện lập trường của GHCG trong hiện tình đất nước và dưới ánh sánh Tin Mừng. Có lẽ vì hoàn cảnh địa lý và truyền thống nối kết hài hòa, người Việt Công Giáo tại Úc luôn tiên phong trong các vấn đề liên qua tới Giáo Hội và quê hương. Do đó, tôi thiển nghĩ là bức thư có tác dụng như một luồng gió mới, làm tác động sâu xa vào lòng người Việt Công Giáo tha hương. Như mọi người đều biết, người Công Giáo chúng tôi đang mong chờ vị lãnh đạo Giáo Hội hòan vũ mới thay cho vị tiền nhiệm Bênêdictô 16 đã từ chức. Chúng tôi đang chờ luồng gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào lòng Giáo Hội. May thay, chính luồng gió mới của Chúa Thánh Thần đang thổi vào làm canh tân Giáo Hội tại quê nhà và qua đó, cũng sẽ làm đổi mới quê hương đang nghiệt ngã trong sa mạc của chủ nghĩa Cộng Sản.

Radio Australia Theo Giám mục, trong những điểm đề nghị được Hội đồng Giám mục Việt Nam nêu ra, điểm nào quan trọng nhất và cần được ưu tiên thực hiện?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Đọc bức thư, tôi thật tâm đắc với những phân tích sắc bén và những đề nghị thuyết phục của HĐGMVN. Nếu nói là điểm nào quan trọng nhất thì theo tôi, đó là điểm nói về việc thi hành quyền chính trị của người dân. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói là vai trò của Giáo Hội không chỉ giới hạn vào những vấn đề thuần túy tôn giáo. Chúng tôi còn có bổn phận đưa đạo vào đời và đóng góp vào những vấn đề xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng. Chúng tôi không thể vô cảm và nhất là càng không thể làm công cụ cho bất cứ chế độ nào. Do đó, việc gióng lên tiếng nói ngôn sứ ngay cả trong những bế tắc có tính chính trị không đi ra ngoài vai trò cùa Giáo Hội.

Với quan niệm đó, thưa anh và quý thính giả, việc đưa ra một đề nghị cho vấn đề chính trị nóng bỏng của đất nước là một bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng của chúng tôi, những người lãnh đạo tôn giáo. Tôi cho rằng đề nghị cuối cùng trong bức thư của HĐGMVN là điểm quan trọng nhất. Tôi xin trích nguyên văn: “Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.”

Nói một cách khác, nguyên nhân của mọi bế tắc mà đất nước đang phải đương đầu hiện nay chính là một hệ thống chính trị không phải của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi nào chúng ta tháo bỏ xiềng xích của một hệ thống độc tài đảng trị, một ý thức hệ ngoại lai và đã bị khai trừ tại đại đa số các quốc gia tiên tiến, chúng ta mới có hy vọng kiến tạo một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh.

Radio Australia: Hôm thứ Hai 25/2 Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho rằng các “luồng ý kiến” đòi hỏi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập… là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức”.

GM Vincent Nguyễn văn Long: Những lời của ông Tổng Bí Thư có đáng để chúng ta bình luận không thì tôi để cho quý vị thính giả tự trả lời. Tôi cho rằng những lời này phát xuất từ một tư tưởng đóng khung trong quá khứ và trong một ý thức hệ cũng thuộc về quá khứ. Tới thế kỷ của cách mạng thông tin mà còn có những nhà lãnh đạo sống trong ảo tưởng của một hệ thống chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng CS của thập niên 50.  Thật đáng buồn cho đất nước.

Radio Australia: Nhưng chỉ sau đó vài ngày, vào ngày 1/3, qua Thư Góp ý, HĐGM VN cũng đã gần như hoàn toàn đòi hỏi xóa bỏ những điều trên, như xóa bỏ điều 4, đòi tam quyền phân lập, đòi xóa bỏ sự áp đặt thống trị của một ý thức hệ và tư tưởng duy nhất hiện hành ở Việt Nam …Như vậy liệu có thể xem như HĐGM VN cũng đã “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” hay sao? Giám mục nhận định thế nào về sự kiện này?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Một lần nữa, tôi tôn trọng sự suy nghĩ của quý thính giả. Ai thể hiện sự “suy thoái”? Đất nước ta, dân tộc ta vì sao bị “suy thoái” thì chúng ta có thể dễ dàng kết luận. Không cần phải phân bua trước những lời phát biểu không đáng để chúng ta bình luận.

Radio Australia: Các chương trình hành động cụ thể của cộng đồng CG người Việt ở hải ngoại nói chung và ở Úc nói riêng sẽ ra sao để hỗ trợ v.v… cho bản kiến nghị trên. Các Giám muc VN ở Hải ngoại có lên tiếng hiệp thông/đồng tình chung với HDGMVN trong nước không ?

GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và thưa quý thính giả. Ngay khi bức thư được phổ biến, chúng tôi các giám mục, linh mục Việt Nam và các tổ chức truyền thông Công Giáo tại hải ngọai đã tìm cách để hiệp thông và hậu thuẫn HĐGMVN trước một hành động  đầy sự can đảm và tính tiên tri. Trong những ngày xắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư, ủng hộ bức thư của HĐGMVN và đồng hành với Giáo Hội và quê hương. Đất nước Việt Nam có thể nói đang đi đến một bước ngoặc lịch sử: hoặc là chúng ta tiếp tục con đường tiến lên Xã Hội Chú Nghĩa mà thực chất là một con đường dẫn tới sự băng hoại  và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đó là chưa nói đến hiểm họa về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ –một thử thách mà các nhà lãnh đạo CSVN hoàn toàn bất lực và thông đồng. Chúng ta có chọ lựa thứ hai là chấm dứt chế độ độc đảng, là phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”.

Tất cả những điều này không phải là do những thế lực thù địch, hay những kẻ phản động theo diễn tiến hòa bình phát động. Nó càng không phải là do “suy thoái chính trị, đạo đức và tư tưởng” mà ngài Tổng Bí Thư đã cảnh cáo. Tôi cho rằng, những đề nghị của HĐGMVN là tiếng nói từ lòng dân tộc, tiếng nói của lương tâm xã hội, tiếng nói của sự thật, tiếng nói của những khao khát chân chính. Tôi cho rằng, tiếng nói này không chỉ cho người Công Giáo. Nó là tiếng chuông hiệu triệu cho toàn dân tộc, không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay khuynh hướng chính trị. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước nếu chúng ta tháo ra khỏi mình xiềng xích của một hệ thống chính trị lỗi thời, “một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam.”
Lịch sử khi nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của đất nước sẽ ghi nhận bức thư này của HĐGMVN như một mốc điểm quan trọng. Nó là tiếng chuông thức tỉnh lòng người và khích lệ triệu con tim Việt khắp nơi cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử và phục hồi một đất nước phì nhiêu của văn minh và tình người.

Xin cám ơn anh và quý thính giả của Đài Radio Australia.



Radio Australia


Việt Nam: biểu tình nằm phản đối bạo lực

image
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của khoảng 150 người ở khu vực Bờ Hồ Hà Nội hôm 2/6 đã nhanh chóng bị giải tán.

image
Các nhóm biểu tình đã không thể tập trung đầy đủ cùng lúc và đã bị chính quyền tách lẻ và trấn áp. Trong ảnh nhà văn Nguyễn Tường Thụy cùng bà Liberty Nguyễn biểu tình ở Bờ Hồ trước khi ông Thụy bị bắt lên xe buýt vào trại Lộc Hà, Đông Anh, Hà Nội.

image
Chính quyền dùng lực lượng thường phục, vốn bị những người biểu tình gọi là côn đồ, để trấn áp và bắt những người xuống đường.

image
Những người mặc thường phục cũng được dùng để ngăn cản phóng viên tác nghiệp. Phóng viên Hoàng Đình Nam của AFP cũng nằm trong số gần 30 người bị bắt trong vài tiếng.

image
Trong khi đó bản thân chính quyền cử người quay phim những người biểu tình từ sáng 2/6 tới cuối ngày, từ khi ở Bờ Hồ cho tới lúc về trại Lộc Hà.

image
Những người biểu tình tiếp tục mang theo biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc cả ở trong và ngoài trại Lộc Hà.

image
Một số tình huống bạo lực đã xảy ra trong ngày biểu tình. Trong ảnh anh Nguyễn Văn Phương bị một người mặc thường phục tấn công từ đằng trước. Cuộc tấn công xảy ra sau khi anh can ngăn những người mặc thường phục đánh anh Nguyễn Chí Đức.

image
Sau đó anh lại bị tấn công từ phía sau cũng bởi một người mặc thường phục và quật ngã.

image
Một người biểu tình nói trong lúc mọi người dồn sự chú ý tới hai anh Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Văn Phương, công an cho khiêng anh Trương Văn Dũng từ trại giam giữ ra và để bên đường với vết thương trên đầu.

image
Những người biểu tình sau đó đã nằm xuống đường để ngăn công an đưa anh Nguyễn Văn Phương, người lúc đó bị đưa lên xe buýt bùng. Họ cũng đòi công an trả tự do cho anh Nguyễn Chí Đức bị bắt vào đồn công an ở cạnh trại Lộc Hà.

image

Cuối cùng anh Phương và anh Đức, người có nhều vết thâm tím ở lưng, cũng được trả tự do vào tối ngày 2/6.

image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.