Sự
hội tụ của tư tưởng dân chủ và tinh thần chống ngoại xâm sẽ khiến chính phủ
hiện tại bị đào thải nếu không đáp lại nguyện vọng của người dân?
Ngày
6/6, cột Quan điểm của tờ The New York Times có đăng bài viết của giáo sư Tương
Lai, tức Nguyễn Phước Tương, nhà nghiên cứu xã hội học, văn hóa nổi tiếng ở
Việt Nam.
Ông
cũng là một trong những người khởi xướng kiến nghị 72 trình lên chính phủ trong
đợt góp ý sửa đổi hiến pháp thời gian qua.
BBC
xin giới thiệu với các bạn bài viết của ông nhận xét về đường lối đối nội, đối
ngoại của chính phủ Việt Nam
ở thời điểm hiện tại và khuyến cáo về những gì sẽ xảy ra nếu những thay đổi
thực sự không xảy ra.
Bài
viết có tựa đề "Những bàn chân nổi giận của Việt Nam ".
Tháng
trước, tòa án Việt Nam đã nặng tay tuyên án tù đối với hai sinh viên yêu nước,
chống Trung Quốc chỉ mới tuổi đôi mươi là Nguyễn Phương Uyên và Đinh
Nguyên Kha. Bản án này đã động đến nơi nhạy cảm nhất của linh hồn đất nước -
lòng yêu nước và tinh thần dân tộc - đồng thời lật tẩy một cách công khai sự
thông đồng của chính phủ với kẻ xâm lược ngoại quốc.
"Thảm
kịch lớn nhất của Việt Nam đó là việc sử dụng ảo ảnh về sự chia sẻ lý tưởng xã
hội chủ nghĩa của chính phủ Việt Nam làm lời bào chữa cho sự lùi bước trước
mộng bành trướng của Trung Quốc, bẻ gãy phong trào dân chủ, áp đặt kiểm duyệt,
đàn áp thông tin và khủng bố tinh thần người dân."
GS
Tương Lai nhìn vào sự kiện xảy ra đầu tuần này, khi cảnh sát Hà Nội dẹp
tan cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt những người tổ chức.
Ông
nói người Việt "đã chịu đựng 1.000 năm đô hộ của Trung Quốc. Trong
thời kỳ đen tối và đau thương ấy, Trung Quốc đã luôn tìm cách đồng hóa người
Việt Nam .
Nhưng họ đã thất bại".
"Vậy
mà đến hôm nay, bất chấp luật pháp quốc tế, chà đạp lên các quy tắc và giá trị
đạo đức, yêu sách của Trung Quốc đã bao trùm hết Biển Đông như chiếc lưỡi bò
muốn nuốt chửng vùng lãnh hải giàu trữ lượng dầu mỏ nhằm đáp ứng cho một nền
kinh tế đói năng lượng đang tìm cách dành tư cách siêu cường quốc. Đây cũng là
tuyến đường giao thông biển quan trọng có thể giúp Trung Quốc đạt được tham
vọng của mình."
Những
bước chân nổi giận
Theo
vị giáo sư, trước hành động của Trung Quốc, "những bước chân giận dữ đã
làm rung chuyển những con đường ở Việt Nam, trong các cuộc biểu tình thể hiện
sự gắn kết giữa giới trí thức và giới trẻ thành phố".
Cuộc
tuần hành hiện tại không chỉ có những người căm phẫn trước thái độ
của chính phủ đối với Trung Quốc, mà còn có những người nông dân, vốn bị
đẩy vào cảnh nghèo khó vì chính phủ, nhân danh sở hữu toàn dân, đã lấy ruộng
đất của họ mà không đền bù thích đáng.
"Trong
lúc đó, các mạng lưới thiết lập qua Internet đang mọc lên như nấm sau mưa rào,
thể hiện tinh thần yêu nước không ngần ngại trước sự đàn áp."
GS
Tương Lai nhận định rằng sự bất mãn của người dân đang lên cao "ở thời
điểm mà giới lãnh đạo Việt Nam
đang tỏ ra bạc nhược và yếu đuối. Các vụ đấu đá nội bộ xảy ra khốc liệt hơn
giữa phe chống Trung Quốc và phía tư tưởng bảo thủ".
Ông
phân tích: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà
giới lãnh đạo Việt Nam
nói đến hiện nay, rất mập mờ và không rõ ràng. Họ đang tìm cách bấu víu vào một
hệ thống chính trị lỗi thời.
"Nếu
không nhờ những cải cách thị trường từ thập niên 80, nền kinh tế kế hoạch tập
trung đã có thể đẩy kinh tế Việt Nam đến bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên,
những cải cách kinh tế ấy ngưng trệ bởi không được đi kèm cải cách chính trị.
Các
lãnh đạo của chúng ta chưa bao giờ xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã
hội dân sự."
'Quỵ
lụy Trung Quốc'
Sự
chia sẻ lý tưởng xã hội chủ nghĩa với TQ là màn khói ngụy trang của chính phủ
nhằm bảo vệ quyền lực của mình?
Theo
GS Tương Lai, hiện sống ở TP HCM, sau chiến thắng chống Mỹ, Việt Nam đã có
được sự đồng cảm, tôn trọng và yêu mến của thế giới thế nhưng nay vì lãnh đạo
Việt Nam đang cố bám lấy một hệ thống chính trị đang hấp hối và đường lối
giáo điều, "tiềm năng kinh tế của Việt Nam đã giảm sút và chính phủ của
chúng ta trở thành mục tiêu của sự chỉ trích của quốc tế bởi sự đàn áp tư tưởng
dân chủ và vi phạm nhân quyền".
"Lãnh
đạo Việt Nam ngày càng trở
nên quỵ lụy trước Trung Quốc, trượt ngã ra khỏi quỹ đạo dân chủ và thụt lùi
quá xa so với thế giới, một thế giới mà Việt Nam giờ đây rất cần được hội nhập
để có thể tăng trưởng và phát triển."
Vị
giáo sư nhận xét rằng lãnh đạo Việt Nam đang sử dụng sự chia sẻ lý
tưởng xã hội chủ nghĩa [với Trung Quốc] để nhằm bảo vệ quyền lực của chính
mình.
"Những
ngôn từ giả tạo về mối quan hệ láng giềng hữu nghị nghe thật khôi hài."
Ông
cho rằng để bảo vệ quyền lực và những nhóm lợi ích, lãnh đạo Việt Nam đã
quay lưng lại với người dân.
"Một
số nhà trí thức, trong đó có tôi, đã đưa ra bản kiến nghị nhằm kêu gọi đưa sự
tôn trọng nhân quyền vào Hiến pháp và biến Hiến pháp thực sự đại diện cho dân
chủ. Tuy nhiên kiến nghị của chúng tôi đã bị đáp lại bằng sự xúc phạm và vu
khống bởi những tờ báo kiểm soát bởi chính phủ," ông cho biết.
Bài
viết kết luận bằng khuyến cáo: "Một ban lãnh đạo thấu hiểu tình
hình hiện nay, nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của người dân và đặt lợi ích
quốc gia lên trên hết sẽ nhận được sự ủng hộ to lớn từ người dân, cũng như sự
đồng cảm của những người bạn của Việt Nam ở nước ngoài.
Tuy
nhiên, nếu như, chỉ vì muốn níu lấy ngôi vị của mình mà ... tiếp tục quay lưng
lại với người dân, nếu họ tiếp tục nấp đằng sau tư tưởng lỗi thời của mình, nếu
họ tiếp tục cứng đầu bám lấy cách cầm quyền phản dân chủ như hiện nay và đưa
đất nước vào ngõ cụt không lối thoát, sự sụp đổ của họ là không thể tránh khỏi."
Theo các nhà ngoại giao đã xem tấm bản đồ mới của Nhà Xuất bản Địa đồ Trung
Quốc, đường 9 chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là đường lưỡi bò, đã được
chính phủ Trung Quốc xác định lại là đường ranh giới quốc gia.
Đường lưỡi bò, bao phủ khoảng 80% diện tích Biển Đông, được chính phủ Trung Quốc vẽ ra lần đầu tiên vào năm 1947 trước khi phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bỏ chạy sang Đài Loan năm 1949 sau khi bị phe Cộng Sản của Mao Trạch Đông đánh bại.
Tuy đường ranh trên biển này không được một nước nào khác trên thế giới công nhận, cả hai chính phủ hiện nay ở Bắc Kinh và Đài Bắc đều cho rằng những hòn đảo nhỏ và những bãi cạn bên trong đường ranh này là thuộc về Trung Quốc.
Trong bản phúc trình nộp cho quốc hội hồi tháng 5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
nói rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước
Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là công ước mà Trung Quốc đã ký kết
năm 1996.
Theo bài báo của tờ New York Times, các nhà ngoại giao Á châu cho biết bản đồ mới đã in xong hồi cuối năm 2012 nhưng việc công bố đã được hoãn lại để chờ sự phê duyệt chính thức của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Bài báo cũng trích lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam hải của Trung Quốc, nói rằng bản đồ mới không có mục đích chứng tỏ ranh giới quốc gia mà chỉ thể hiện những đường cơ sở mới xung quanh những hòn đảo mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa.
Ông Ngô nói thêm rằng cần có bản đồ mới vì trong 20 năm nay không có một bản đồ chính thức nào về Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa.
Các nhà quan sát cho rằng việc in bản đồ mới với đường lưỡi bò là ranh giới quốc gia, sau khi đã cho in đường này trong hộ chiếu hồi năm ngoái, là một bước tiến khác nữa trong mưu toan của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông.
Trong bài viết đăng hôm mồng 4 tháng 6 trên trang mạng Forbes.com, ông Trương
Gia Đôn (Gordon Chang), một nhà phân tích tình hình Trung Quốc, nói rằng đây là
âm mưu chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất kể từ thế chiến thứ hai.
Tác giả cuốn “Sự Sụp Đổ Sắp Diễn Ra Của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China) nói, “… Bản đồ mới của Bắc Kinh loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào về việc chuyển đổi những đường đứt khúc này thành một đường ranh giới quốc gia. Tất cả những hòn đảo và những vùng biển bên trong lằn ranh, vì thế, là thuộc về Trung Quốc, ít nhất là theo quan điểm của Trung Quốc.”
Ông Trương Gia Đôn cho rằng tuy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng
biển bên trong đường lưỡi bò không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ ngăn cấm hoạt
động thương mại quốc tế ở Biển Đông, nhưng đó sẽ là bước kế tiếp.
Ông nói thêm rằng vì Trung Quốc có quan điểm cực kỳ rộng rãi về quyền quản lý lưu thông ven biển, nên chắc chắn là họ sẽ đưa ra một định nghĩa hạn hẹp về khái niệm “quyền qua lại vô hại” (innocent passage) và sẽ đòi hỏi tàu thuyền đi vào vùng biển này phải xin phép trước và sẽ có đòi hỏi tương tự đối với các máy bay bay ngang qua.
Trong khi đó, báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam tiếp tục lên tiếng đả
kích điều mà họ cho là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, mặc dù hôm
chủ nhật vừa qua chính quyền đã bắt giữ mấy mươi người tham gia cuộc biểu tình
chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Hôm thứ 6 (ngày 7 tháng 6), tờ Thanh Niên cho đăng bài phỏng vấn Tiến sĩ Chu Hồi, trong đó người từng giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam nói rằng “Trung Quốc đang thực thi các gói kịch bản trong ý đồ độc chiếm Biển Đông để đạt ‘giấc mơ Trung Quốc’ mà hậu nhiệm đã hứa với tiền nhiệm.”
Ông Chu Hồi cho biết sau khi đưa ra công bố pháp lý về điều mà ông gọi là “yêu
sách phi lý về cái gọi là đường lưỡi bò đứt khúc 9 đoạn', Trung Quốc đang
chuyển sang giai đoạn chứng minh năng lực kiểm soát thực tế vùng biển chủ quyền
phi lý mà họ tuyên bố.
Ông nói thêm rằng “từ xâm lấn vùng biển của các nước quanh khu vực biển Đông ‘trên giấy’ đến xâm chiếm theo kiểu “gặm nhấm” kết hợp với đe dọa sử dụng vũ lực trên biển, Trung Quốc đã không thể biện minh cho những hành động sai trái của mình dù có đưa ra những lời lẽ bóng bẩy ngụy biện.
Trong cùng ngày thứ 6, báo chí Trung Quốc trích lời Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói rằng đôi bên đã đồng ý thiết lập một đường giây nóng giữa hải quân hai nước để giảm bớt căng thẳng.
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí ở Bắc Kinh nhân dịp tham dự hội nghị tham vấn
an ninh quốc phòng Việt-Trung, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng bác bỏ những nhận định
cho rằng Việt Nam đang liên minh với nhiều nước khác để chống lại Trung Quốc.
Ông nói rằng liên minh với một nước nhỏ để chống lại một nước lớn là tự sát.
Đường
Lưỡi Bò: Mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lớn nhất từ khi thế chiến thứ 2 chấm dứt
Đường
lưỡi bò trên bản đồ
Một
nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một
bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung
Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính
Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh
thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
Trong bài tường thuật hôm mồng một tháng 6 về những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, phóng viên Jane Perlez của tờ New York Times cho biết nhiều nhà ngoại giao của các nước đồng minh của Mỹ ở Á châu đã bày tỏ sự quan tâm đối với một tấm bản đồ mới về Biển Đông mà cơ quan ấn loát bản đồ của Trung Quốc đã in hồi gần đây.
Trong bài tường thuật hôm mồng một tháng 6 về những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, phóng viên Jane Perlez của tờ New York Times cho biết nhiều nhà ngoại giao của các nước đồng minh của Mỹ ở Á châu đã bày tỏ sự quan tâm đối với một tấm bản đồ mới về Biển Đông mà cơ quan ấn loát bản đồ của Trung Quốc đã in hồi gần đây.
Đường lưỡi bò, bao phủ khoảng 80% diện tích Biển Đông, được chính phủ Trung Quốc vẽ ra lần đầu tiên vào năm 1947 trước khi phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bỏ chạy sang Đài Loan năm 1949 sau khi bị phe Cộng Sản của Mao Trạch Đông đánh bại.
Tuy đường ranh trên biển này không được một nước nào khác trên thế giới công nhận, cả hai chính phủ hiện nay ở Bắc Kinh và Đài Bắc đều cho rằng những hòn đảo nhỏ và những bãi cạn bên trong đường ranh này là thuộc về Trung Quốc.
Theo bài báo của tờ New York Times, các nhà ngoại giao Á châu cho biết bản đồ mới đã in xong hồi cuối năm 2012 nhưng việc công bố đã được hoãn lại để chờ sự phê duyệt chính thức của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Bài báo cũng trích lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam hải của Trung Quốc, nói rằng bản đồ mới không có mục đích chứng tỏ ranh giới quốc gia mà chỉ thể hiện những đường cơ sở mới xung quanh những hòn đảo mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa.
Ông Ngô nói thêm rằng cần có bản đồ mới vì trong 20 năm nay không có một bản đồ chính thức nào về Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa.
Các nhà quan sát cho rằng việc in bản đồ mới với đường lưỡi bò là ranh giới quốc gia, sau khi đã cho in đường này trong hộ chiếu hồi năm ngoái, là một bước tiến khác nữa trong mưu toan của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông.
Tác giả cuốn “Sự Sụp Đổ Sắp Diễn Ra Của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China) nói, “… Bản đồ mới của Bắc Kinh loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào về việc chuyển đổi những đường đứt khúc này thành một đường ranh giới quốc gia. Tất cả những hòn đảo và những vùng biển bên trong lằn ranh, vì thế, là thuộc về Trung Quốc, ít nhất là theo quan điểm của Trung Quốc.”
Ông nói thêm rằng vì Trung Quốc có quan điểm cực kỳ rộng rãi về quyền quản lý lưu thông ven biển, nên chắc chắn là họ sẽ đưa ra một định nghĩa hạn hẹp về khái niệm “quyền qua lại vô hại” (innocent passage) và sẽ đòi hỏi tàu thuyền đi vào vùng biển này phải xin phép trước và sẽ có đòi hỏi tương tự đối với các máy bay bay ngang qua.
Hôm thứ 6 (ngày 7 tháng 6), tờ Thanh Niên cho đăng bài phỏng vấn Tiến sĩ Chu Hồi, trong đó người từng giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam nói rằng “Trung Quốc đang thực thi các gói kịch bản trong ý đồ độc chiếm Biển Đông để đạt ‘giấc mơ Trung Quốc’ mà hậu nhiệm đã hứa với tiền nhiệm.”
Ông nói thêm rằng “từ xâm lấn vùng biển của các nước quanh khu vực biển Đông ‘trên giấy’ đến xâm chiếm theo kiểu “gặm nhấm” kết hợp với đe dọa sử dụng vũ lực trên biển, Trung Quốc đã không thể biện minh cho những hành động sai trái của mình dù có đưa ra những lời lẽ bóng bẩy ngụy biện.
Trong cùng ngày thứ 6, báo chí Trung Quốc trích lời Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói rằng đôi bên đã đồng ý thiết lập một đường giây nóng giữa hải quân hai nước để giảm bớt căng thẳng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.