Nhà
xã hội học Oliver Wang gọi những người Mỹ gốc Á lớn lên ở Hoa Kỳ là 'Thế hệ
boba'
LOS
ANGELES — Những người Mỹ gốc Á lớn lên ở Hoa Kỳ, nhất là ở miền nam California , có một kinh
nghiệm rất khác so với bạn đồng trang lứa cách đây 20 đến 30 năm. Càng ngày họ
càng tự hào là người Châu Á, và một bản sắc văn hóa độc đáo đã
đem lại cảm tưởng rất “hợp thời trang” là người Châu Á ở Hoa Kỳ. Từ các khu
ngoại ô nơi dân số phần lớn là Á Châu ở phía đông thành phố Los Angeles, thông
tín viên VOA Elizabeth Lee ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Sinh viên đại học Tiffany Porter là một người Hoa sinh ở Mỹ thường hay đến đây.
Cô Porter cho biết: “Chỗ uống trà boba này là nơi độc đáo đối với dân Á Châu, nên nếu muốn hưởng sự thoải mái Á Châu thì ta đến nơi này, để có cái cảm giác quen thuộc như ở nhà với rất nhiều người Á Châu khác.”
Cô Porter thuộc về một thế hệ mà nhà xã hội học Oliver Wang gọi là “Thế hệ boba.”
Nhà xã hội học Wang nói trong 20 đên 30 năm vừa qua, ý nghĩa của sự kiện là nguời Á Châu ở Nam California đã thay đổi một cách đáng kể. Khi ông lớn lên ở đây, thì người Mỹ gốc Á tự thấy mình là vô hình.
Ông Wang nói tiếp: “Chúng tôi đã là những học sinh được điểm danh dự. Chúng tôi đạt thành tích tốt về học vấn nhưng không nhất thiết phải đứng đầu bậc thang văn hóa đã từng hiện diện bên trong các trường học hay bên trong một cộng đồng, và tôi cho rằng đó là một biến chuyển to lớn trong khu vực này trong vòng 20 đến 30 năm nay.”
Ông Wang nói thế hệ này lớn lên và nhìn thấy có thêm các khuôn mặt Á Châu trên truyền hình ở địa phương và qua vệ tinh. Người Á Châu không còn là những nhãn hiệu nữa, và nay họ có thể thấy những người Á Châu khác tự mô tả mình ra sao… cũng thời thượng như trong video nhạc “Boba Live” của ban tấu hài The Fung Brothers.
Ông Fung cho biết: “Tôi biết boba thậm chí còn có mặt nhiều hơn ở Ðài Loan so với ở đây, nhưng nó không hình thành được một nền văn hóa xây dựng quanh nó.”
Văn hóa thời thượng của các quán cà phê boba đã được thừa nhận bởi những nguời xuất thân từ khắp châu Á sinh sống ở Nam California, trong đó có Lina Yaori, người Mỹ gốc Indonesia, thường thích sinh hoạt giao lưu ở các quán cà phê boba với các bạn người Indonesia của cô.
Cô Yaori nói: “Chúng tôi thích được thoải mái. Chúng tôi thích đấu láo và chúng tôi cũng thích loại thức uống này.”
Anh Chatchawat nói: “Boba đã trở thành đời sống, trở thành một phần của cuộc đời họ.”
Và lối sống đó trong khối người Á Mỹ đang lan ra khắp Hoa Kỳ, theo and Andrew Fung trong nhóm Fung Brothers.
Các quán cà phê boba đã trở thành một biểu tượng của một phong trào văn hóa giữa khối người Á được Mỹ hóa vẫn còn tiếp xúc với lai lịch sắc tộc của mình, nhưng cũng tự hào là người Á Mỹ độc đáo.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.