Wednesday, May 29, 2013

Một nhà ngoại giao Mỹ bị khởi tố vì bán visa tại Việt Nam

image
Một giới chức lãnh sự quán Hoa Kỳ đã bị khởi tố vì thu được nhiều triệu đôla do bán thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ cho người Việt Nam tại thành phố HCM, dùng tiền này để mua nhà đất tại Phuket và Bangkok, Thái Lan.

Tin cho hay, nhân viên ngoại giao Michael Sestak, 42 tuổi, đã bán mỗi visa từ 50.000 đến 70.000 đôla.

image 
Foreign Service officer Michael T Sestak 

Vụ này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ che giấu nhưng đã được hãng tin McClatchy công bố hôm thứ Sáu.

Không biết có bao nhiêu visa đã được bán ra, nhưng theo bản cáo trạng dài 28 trang, ông Sestak đã nhận được “nhiều triệu đôla hối lộ” của những người Việt Nam muốn đi định cư ở Mỹ.

image
Cáo trạng còn cho hay ông Sestak đã dùng nhiều mánh khóe để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam và sau đó dùng tiền này để mua bất động sản taị Thái Lan.

Cuộc điều tra bắt đầu cách nay 10 tháng và kết thúc tuần trước, qua vụ bắt giữ ông Sestak tại California.

image
Vụ này được khui ra sau khi một người Việt Nam tố giác với chính phủ Hoa Kỳ rằng chỉ riêng một ngôi làng ở miền Trung Việt Nam, đã có từ 50 đến 70 người trong làng đi định cư ở Mỹ bằng cách hối lộ để có visa.

'Tiền bán visa Mỹ đi qua ngả TQ'

image
Đường dây của Sestak nhắm vào các đối tượng từng bị bác đơn hoặc khó có khả năng được cấp visa
Một quan chức ngoại giao Hoa Kỳ đã "nhận hàng triệu đô la hối lộ" từ các công dân Việt Nam muốn xin visa du lịch vào Mỹ, theo nội dung nêu trong một tài liệu do tòa án Mỹ công bố.
Michael T. Sestak, từng là lãnh đạo bộ phận xét duyệt visa phi di dân ở Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp HCM, hiện đang phải đối diện với các cáo buộc gian lận trong hoạt động cấp visa và nhận hối lộ được thực hiện trên nhiều quốc gia.
Cơ quan điều tra nói từ 1/5/2012 đến 6/9/2012, cơ quan lãnh sự nhận được 31.386 đơn xin visa phi định cư và tỷ lệ bác đơn là 35,1%.
Cũng trong thời gian này, ông Sestak xử lý 5.489 đơn và chỉ bác có 8,2%. Tỷ lệ này tụt xuống 3,8% trong tháng Tám, ngay trước khi ông ta rời bộ phận lãnh sự.
Bản kết luận dài 28 trang do điều tra viên Simon Dinits thực hiện và nộp lên tòa hôm 6/5/2013 nói rằng đường dây của ông Sestak, gồm năm đồng phạm khác nữa, nhắm vào các đối tượng khó có khả năng xin được visa vào Mỹ, với mức phí được đưa ra từ 50.000-70.000 đô la Mỹ.
Chứng cứ mà cơ quan điều tra có được cho thấy mức giá này có thể ở mức thấp hơn, "tùy thuộc vào tâm trạng của ông ta [Sestak]".
"Ông ta đã chuyển tiền ra khỏi Việt Nam bằng cách dùng những kẻ rửa tiền, thông qua các ngân hàng ở nước ngoài chủ yếu đóng tại Trung Quốc để chuyển vào một tài khoản tại Thái Lan mà ông ta mở hồi tháng 5/2012," điều tra viên Dinits viết. "Ông ta sau đó dùng tiền này để mua bất động sản tại Phuket và Bangkok, Thái Lan."

'Nhắm vào Việt kiều'

image
Michael Sestak được cho là đã thu nhiều triệu đô la từ dịch vụ 'bán' visa
Năm đồng phạm của Sestak đều cư trú tại Việt Nam và có quan hệ gia đình gần gũi với nhau.
Bản kết luận điều tra không nêu danh các đồng phạm, nhưng xác định người nắm quan hệ chính với ông Sestak là tổng giám đốc tại Việt Nam của một công ty đa quốc gia hoạt động tại TP HCM. Ông này mang quốc tịch Hoa Kỳ.
Những người còn lại là vợ (quốc tịch Việt Nam), em trai (quốc tịch Hoa Kỳ) và em họ của ông ta (quốc tịch Việt Nam), và người cuối cùng là bồ của em trai ông ta (quốc tịch Hoa Kỳ).
Các đồng phạm đóng vai trò tìm kiếm "khách hàng" và chuẩn bị hồ sơ, hướng dẫn cách trả lời khi tới buổi phỏng vấn xin visa, thu và chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
Với lợi thế là có các mối quan hệ cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, các đồng phạm muốn nhắm vào các đối tượng là Việt kiều tại Mỹ, bởi "họ có tiền và tha thiết muốn mang người thân sang Mỹ," theo bản kết luận điều tra.
Ngoài ra, bản điều tra còn nói bố vợ của ông tổng giám đốc, cư trú tại Việt Nam, và một người chị em gái của ông Sestak, cư trú tại Hoa Kỳ, cũng tham gia trong việc giúp trung chuyển tiền trong đường dây hoạt động bất hợp pháp này.

'Dịch vụ béo bở'

image
Các đồng phạm đã giúp 'khách hàng' điền đơn xin visa và làm các thủ tục, kể cả tổ chức 'luyện thi' trả lời phỏng vấn.
Chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, chừng ba tháng, nhưng ông Sestak và các đồng phạm dường như đã làm ăn rất phát đạt.
Theo kết luận điều tra, từ đầu tháng 4/2012, vị tổng giám đốc đã bàn với người em trai cùng một người anh em khác nữa của mình về khả năng nhận tiền tại Mỹ, "nếu có người muốn chuyển".
Ông ta thậm chí còn yêu cầu người anh em của mình "mở một tài khoản đô la ở Vietcombank cho an toàn, bởi [tài khoản] HSBC có thể bị chính phủ Mỹ kiểm tra".
Các giao dịch chuyển tiền bắt đầu diễn ra từ cuối tháng 5/2012, nhưng thực sự ồ ạt bắt đầu từ tháng 6/2012.
Bản kết luận điều tra nói trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6/2012 đến đầu tháng 9/2012, chừng 3,2 triệu đô la được chuyển vào tài khoản ngân hàng tại Thái Lan của ông Sestak và gần 3 triệu đô la vào tài khoản tại Hoa Kỳ của vợ ông tổng giám đốc.
Hầu hết các khoản này đều được chuyển đi từ ngân hàng Bank of China, có trụ sở chính tại Bắc Kinh.
Bản kết luận điều tra ghi nhận một số giao dịch chuyển tiền ở Hoa Kỳ vào tài khoản cũng ở Hoa Kỳ của vợ ông tổng giám đốc, dường như để thanh toán cho "dịch vụ visa". Tuy nhiên, đây chỉ là một số khoản nhỏ với tổng trị giá chừng 55 ngàn đô la.
Việc nhận tiền mặt ngay tại TP HCM, sau khi khách nhận được visa, cũng được cho là đã xảy ra.

Rửa tiền
Bản điều tra thu được chứng cứ nói vào ngày 2/6/2012, ông Sestak email cho đại lý bất động sản tại Thái Lan, hãng đại diện cho ông ta tìm mua bất động sản tại nước này với nội dung: "Chúng tôi vẫn chưa tìm được cách chuyển tiền ra khỏi Việt Nam."
"Chúng tôi đã tìm được dịch vụ giúp chuyển tiền vào Thái Lan, nhưng là tiền mặt, mà tôi nghĩ là không thanh toán cho các ông bằng tiền mặt được... mà tôi nghĩ ngân hàng Thái cũng không cho phép tôi nộp tiền mặt vào tài khoản."
"Còn một cách khác, nhưng chúng tôi phải trả 25% thuế công ty khi chuyển tiền, cao quá. Các ông có gợi ý gì không?"
"Thật là tức khi không thể chuyển tiền của mình đi được... Tôi bị mắc kẹt ở Việt Nam."
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít hôm, ông ta đã khoe với đại lý bất động sản này là đã tìm được cách chuyển tiền qua ngả Hong Kong, và bắt đầu từ 20/6/2012, tiền bắt đầu được chuyển từ Bank of China vào tài khoản tại Thái của Sestak.
Bản kết luận điều tra không xác định đường đi của các khoản tiền chuyển ra khỏi Việt Nam.
Bank of China có chi nhánh tại tòa nhà Sun Wah Tower, Thành Phố HCM.
Ngân hàng này cũng hoạt động tại Hong Kong, Macau và Bangkok, cùng nhiều chi nhánh khác tại Á châu và Âu châu.

Phụ trách việc duyệt đơn

image
Ông Sestak làm việc tại bộ phận lãnh sự tại Thành Phố HCM, chuyên trách mảng visa phi định cư trong thời gian từ 8/2010 đến 9/2012.
Việc "bán" visa được cho là diễn ra trong thời gian từ 5/2012 đến 9/2012, là thời điểm ông này rời Việt Nam để chuẩn bị tái nhập ngũ vào lực lượng Hải quân.
Vụ việc bị phát giác khi giới chức Hoa Kỳ nhận được thư báo tin vào tháng 7/2012, theo đó nói có hiện tượng hàng chục người ở cùng một ngôi làng ồ ạt nhận được visa du lịch một cách bất hợp pháp trong thời gian từ cuối tháng Năm tới đầu tháng Bảy, kèm theo hình ảnh và thông tin cá nhân của bảy người trong số này.

Ông Sestak, sinh năm 1971, đã bị bắt giữ tại Nam California hồi trung tuần tháng Năm và không được phép tại ngoại hầu tra cho tới khi được di lý về Washington, nơi kết luận điều tra được đệ trình lên tòa.

image
WASHINGTON - A consular officer allegedly sold visas for millions of dollars at the US Consulate in Ho Chi Minh City, and laundered millions in profits by buying real estate in Phuket and Bangkok, reports said Sunday.
Foreign Service officer Michael T Sestak was charged by the US government with selling non-resident visas (green cards), mostly for between $50,000 and $70,000 - roughly 1.5 million to 2.1 million baht.
He has been held without bail for more than a week as a "serious flight risk" defendant. Mr Sestak faces charges of conspiracy to commit visa fraud and bribery.
The story was covered up by the US State Department, but was revealed by McClatchy news agency last Friday.
The number of visas allegedly sold by Mr Sestak, 42, is not yet known. But a 28-page affidavit filed by the US government against him alleges he "received several million dollars in bribes" from Vietnamese seeking to emigrate to the United States.
The affidavit alleged:
"He ultimately moved the money out of Vietnam by using money launderers through offshore banks, primarily based in China, to a bank account in Thailand that he opened in May 2012. He then used the money to purchase real estate in Phuket and Bangkok, Thailand."
Presumably, Mr Sestak bought condominiums, although the affidavit did not reveal that detail.
The investigation of the alleged green-card sales took 10 months from its beginning to the arrest of Mr Sestak last week in California. It began when an informant told the US government that 50 to 70 people from one Vietnamese village had all obtained visas by paying bribes.
During his service at the consulate in Vietnam's commercial hub, previously called Saigon, the rate of visa rejections fell from 35 per cent to just 8.2 per cent.
The charges against Mr Sestak include five alleged co-conspirators, who have not yet been named outside court. One is the "general director of the Vietnam office of a multi-national company located in Vietnam". The four other are friends or relatives of this person, all of whom live in Vietnam.
Along with Mr Sestak, the group allegedly advertised on the quiet that visas to the US could be obtained for a price by going through them.
Both inside Vietnam and in Vietnamese communities in the US, the group advertised that visas could be guaranteed, including for those who wouldn't otherwise be likely candidates, reports said. Other co-conspirators were paid to help to prepare the applications, and Mr Sestak would review the application and approve it, provided the money was right.

image

1 comment:

  1. Chuye^.n na`y kho^ng chi? rie^ng xa?y ra o+? VN. Ta.i China, vo+'i khoa?ng 50 nga`n RMB (tu+o+ng ddu+o+ng vo+'i 8 nga`n USD, ngu+o+`i ta co' the^? mua du+o+.c 1 student visa va`o USA.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.