Hai
thành phố quê hương của Joseph Stalin và Adolf Hitler đang bị chia rẽ do bàn
cãi về cách xử lý di sản của hai nhà độc tài đã khiến hàng triệu người phải
chết.
Khó
có thể tưởng tượng có nơi nào khác nhau như thị trấn Gori ở Georgia và Braunau am Inn ở Áo.
Gori
với các khối nhà theo kiểu kiến trúc đặc thời Xô Viết, nằm dưới chân dãy núi Caucasus .
Vẫn
có thể thấy những vết sẹo của cuộc chiến từ năm 2008 giữa Gieorgia và Nga, khi
quân đội Nga tiến vào thị trấn.
Nơi
đây còn nghèo. Thậm chí vào mùa đông, những người đã về hưu vẫn phải cố kiếm
chút tiền bằng cách giúp mọi người đậu xe.
Braunau
thì khác hẳn, là một thị trấn Áo bé nhỏ sung túc, với khu vực trung tâm vẫn giữ
được kiến trúc thời trung cổ.
Qua
cầu bắc ngang sông Inn, gần với quảng trường chính, là bạn sẽ thấy mình đang ở
vùng Bavaria, Đức – một trong những vùng giàu có nhất châu Âu.
Nhưng
cả hai thị trấn trên có một điểm chung – cùng được biết đến do những cậu trai
tai tiếng của mình.
Adolf
Hitler sinh ra ở Braunau năm 1889. Joseph Stalin được sinh ở Gori thập niên trước
đó.
"Nhiều
người dân ở đây sẽ rất giận nếu anh so sánh Stalin với Hitler,” một người Georgia nói với
tôi.
“Với
họ, ông ta là anh hùng địa phương, một cậu bé người Georgia chiến thắng Thế chiến II và
làm thay đổi thế giới. Nhưng với người khác – đặc biệt là người phương Tây – họ
ghét ông ấy như một tên độc tài khát máu, kiềm giữ độc lập của người Georgia .”
“Tôi
không định đánh đồng hai người này,” tôi trả lời. “Tôi chỉ tò mò muốn biết mỗi
thị trấn xử lý thế nào với di sản của hai ông này.”
Ở
Gori, cơn giận với Stalin đã làm thay đổi bộ mặt của thị trấn.
Từ
nhiều năm, đại lộ chính tên Stalin, vẫn bị chiếm cứ bởi bức tượng Stalin khổng
lồ.
Nhưng
từ năm 2010, chính phủ thân phương Tây của Mikhail Saakashvili cho gỡ bỏ bức
tượng, làm nhiều người ở Gori không đồng tình.
Tượng
Stalin ở quảng trường chính của Gori bị gỡ xuống hồi năm 2010
“Tôi
vẫn thường đạp xe quanh bức tượng đó hồi còn nhỏ,” Lella, 39 tuổi, vừa rót trà
vừa nói với tôi.
Cô
chỉ cho tôi tấm ảnh chụp bức tượng từ những năm 50, mà bây giờ cô giữ trong
điện thoại. “Chúng tôi cần có lại nó,” cô nói. Và mong ước của cô có lẽ sắp
thành hiện thực – một phần do chính trị thay đổi ở Georgia .
Năm
ngoái, đảng của Saakashvili thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện trước đảng
liên minh Georgian Dream, mong muốn cải thiện mối quan hệ với Nga.
Vài
tuần trước, ở hội đồng thị trấn Gori, giờ do đảng Georgian Dream lãnh đạo, đã
dành ra hẳn một quỹ riêng để dựng lại tượng Stalin.
Tượng
sẽ không được về trên đường Stalin, nhưng sẽ được dựng ở địa điểm thu hút khách
du lịch của thị trấn, bảo tàng Stalin, nơi tôn thờ nhà độc tài và vẫn được giữ
nguyên kể từ khi được xây năm 1957.
Ở
Braunau, có một phố mang tên Hitler là không thể tưởng tượng nổi.
Tòa
nhà cũ xây từ thế kỷ 17 nơi ông sinh ra, không hề được ghi dấu.
Tất
cả những gì liên quan tới Hitler là một hòn đá trên vỉa hè, khắc chữ “Chủ nghĩa
Phát xít, không bao giờ nữa. Tưởng nhớ hàng triệu người đã chết.”
Tên
Hitler thậm chí còn không xuất hiện.
Ngôi
nhà ở Braunau nơi Hitler sinh ra và sống ba năm đầu đời
“Chúng
tôi tính sẽ treo cái biển nhỏ ở tòa nhà – chỉ để đánh dấu một sự kiện lịch sử,”
một quan chức thị trấn nói với tôi. “Nhưng chủ nhà không cho phép.”
Ông
hạ giọng, “bà ấy khó tính lắm”, “và cũng vì chủ đề là Hitler nữa.”
Thị
trấn Braunau bị chia rẽ bởi nhóm người cho rằng Hitler cần được bàn đến một
cách cởi mở, và nhóm người muốn vấn đề này chìm vào quên lãng.
“Chúng
tôi không có tội chỉ vì Hitler sinh ra ở đây,” một người đàn ông nói với tôi.
“Chúng tôi không cần phải cảm thấy đáng tiếc cho thị trấn.”
Nhưng
Florian, nhà sử học địa phương, không đồng ý. “Kể cả Hitler chỉ sống đúng ba
năm ở đây, Braunau cũng đã bị nhiễm độc,” ông nói. “Chúng ta phải lên tiếng để
chống lại chủ nghĩa Phát xít.”
Trong
thời Đức Quốc xã, quân phát xít mua lại ngôi nhà từ gia đình họ Pommer.
Sau
chiến tranh, gia đình Pommer mua lại nó.
Từ
thập niên 70, Bộ Nội vụ Áo thuê nhà từ người chủ hiện nay, bà Gerlinde Pommer,
để tránh cho các nhóm tân Phát xít dùng làm nơi thờ tụng.
Đến
năm 2011, ngôi nhà được dùng làm trung tâm chăm sóc ban ngày cho người khuyết
tật.
Nhưng
sau đó họ phải dọn ra ngoài vì bà Pommer không đồng ý cho sửa mới.
Cuộc
tranh luận sôi nổi về việc làm sao xử lý di sản của Hitler nổ thành tranh cãi
giận dữ.
Một
số người muốn biến ngôi nhà thành trung tâm thông tin để đối diện với quá khứ
phát xít.
Những
người khác nói nên dùng thành khu căn hộ, hoặc trung tâm giáo dục cho người
trưởng thành.
Một
chính trị gia cánh cực hữu nói nơi này nên trở thành phòng khám, thành phòng
sản khoa.
Một
dân biểu người Nga thậm chí còn gợi ý cho nổ phá tòa nhà.
Khi
tôi gọi điện cho luật sư của bà Pommer để xin ý kiến, thư ký dập máy ngay trước
mũi tôi.
Ở
Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được
phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này.
Khi
tôi hỏi một người đàn ông ở Braunau, cách nào tốt hơn, ông nhún vai. “Dù cách
nào đi nữa thì vẫn sẽ nhận phải chỉ trích,” ông nói, “nhưng thường vẫn tốt hơn
khi nói về nó.”
Bethany
Bell
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.