Đợt
đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 đang bước vào giai đoạn cuối với những
diễn biến đầy bất ngờ và cũng không kém phần sôi động.
Mở
đầu bằng ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Đảng nói về sự “suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức và lối sống” dành cho những những góp ý đòi xóa bỏ điều 4
Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân
đội.
Một
ngày sau, Chủ tịch Quốc hội cũng có quan điểm tương tự khi cảnh cáo việc lợi
dụng góp ý dự thảo Hiến pháp để chống phá Đảng, Nhà nước, và cũng không quên
phê phán việc tự tổ chức lấy ý kiến là “không đúng quy định”.
Tiếp
theo đó, các chuyên gia lý luận nhà binh tấn công dồn dập vào quan điểm “phi
chính trị hóa quân đội”
Các
động thái này như một cú “vỗ mặt” hàng ngàn người trực tiếp ký tên vào Kiến
nghị 72 được khởi xướng từ những thành phần tinh hoa và dũng cảm nhất của dân
tộc vào thời điểm này.
Qua
đó cho thấy rằng, những góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa được tôn trọng một
cách đúng mực, cầu thị và dân chủ.
Thế
nhưng, qua đợt sửa đổi Hiến pháp lần này đã gửi đi những tín hiệu tích cực dự
báo cho một sự chuyển dịch xu thế chính trị theo hướng dân chủ trong tương lai
thông qua các phong trào xã hội dân sự.
Sức
mạnh từ phong trào
Trước
tiên, có thể nói phong trào xã hội dân sự đã được hình thành có khả năng gây
sức ép lên nhà cầm quyền.
Biểu
hiện là những cá nhân, không thông qua đảng phái hay tổ chức chính trị, đã tự
tương tác với nhau hình thành nên những phong trào có một tiếng nói chung.
Đáng
kể đến trong thời gian gần đây Lời kêu gọi thực thi Quyền con người và Kiến
nghị 72 đã tập hợp nên một lực lượng đông đảo về số lượng lẫn chất lượng gây ra
những âm vang dân chủ thôi thúc lòng người.
Hay
như Kiến nghị của Sinh viên và Cựu sinh viên Luật, dù không có sự tham gia đông
đảo của giới chuyên ngành nhưng qua đó cho thấy, mỗi cá nhân khi đã ý thức được
vai trò của mình trong xã hội cũng đều có thể tạo ra các phong trào theo khả
năng và sở trường của mình.
Cho
đến các phong trào dường như đã vượt ra khỏi sự sợ hãi và kìm kẹp từ phía chính
quyền.
Chẳng
hạn phong trào No-U ở Hà Nội và Sài Gòn đã cố gắng duy trì các cuộc biểu tình
chống Trung quốc thời gian gần đây bất chấp những quyết tâm ngăn cản từ phía
chính quyền, cũng như cho tới việc đứng trước các đồn công an “đòi trả người”
khi bị bắt bớ, một việc mà đảng phái hay tổ chức chính trị đối lập sẽ còn rất
lâu để dám làm.
Hay
như “Tuyên bố của Công dân tự do” vào trưa ngày 28/2 vừa qua được khởi xướng
chủ yếu từ các blogger trẻ trong nước đã quy tụ được hơn 3 ngàn chữ ký chỉ sau
72 giờ, với những nội dung “đáp trả” vào các điều khoản thiêng liêng mà nhà cầm
quyền đang ra sức bảo vệ.
Với
lời mở đầu bằng việc “Sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, những người ký tên
vào Tuyên bố này như muốn nói lên rằng: không ai lẻ loi trong cuộc tranh đấu vì
tự do, dân chủ và nhân quyền.
“Chúng
tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4… Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng … Chúng tôi
ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập …Chúng tôi ủng hộ phi chính
trị hóa quân đội...” được tuyên bố ngay sau phát biểu của các nhà lãnh đạo đòi
“xử lý” những quan điểm này.
Điều
này cho thấy họ, những người ký tên vào Tuyên bố ở ViệtNam, như đang chứng minh
cho sự dấn thân của mình, bất chấp những răn đe của nhà cầm quyền, sẵn sàng đối
mặt với bất kỳ sự trừng phạt nếu có xảy ra.
Thử
thách cho chính quyền
Sinh
viên bắt đầu đóng vai trò trong xã hội dân sự
Có
thể nói, đây là những thử thách mà bất kỳ nhà cầm quyền nào cũng lo ngại.
Tiêu
diệt đảng phái và tổ chức chính trị đối lập là việc mà đảng cầm quyền hiện nay
có thể làm được. Nhưng không thể nào tiêu diệt được phong trào xã hội dân sự,
vì nó như là hơi thở cuộc sống, được sinh ra một cách tự nhiên từ những đòi hỏi
cấp bách và nhu cầu cần thiết của mỗi con người.
Thực
tế cũng cho thấy rõ điều này. Năm 2006, các đảng phái và tổ chức chính trị ở
Việt Nam nở rộ như “nấm mọc sau cơn mưa”, tạo ra những phong trào dân chủ,
nhưng sau đó nhanh chóng bị nhà cầm quyền tiêu diệt, và giờ đây như đang ở
trạng thái “chết lâm sàng” và gần như không có hoạt động nào đủ sức gây ảnh
hưởng lên đời sống chính trị hiện tại Việt Nam.
Trong
khi đó, các phong trào ký tên kiến nghị, các tuyên bố, các lời kêu gọi đã tập
hợp được hàng chục ngàn người tham gia, dù không có bất kỳ cương lĩnh, hay
đường lối và phương pháp đấu tranh … nhưng đã tạo ra những hiệu ứng tích cực
bằng sức lan tỏa vào quần chúng nhân dân một cách sâu sắc trước sự bất lực của
chính quyền nhằm đối phó với các phong trào này.
Chính
quyền muốn “đánh” vào phong trào xã hội này cũng chẳng biết đánh vào đâu. Bỡi
lẽ nó không phải là một thực thể nhất định, nó không có cơ quan đầu não, không
có người lãnh đạo, không có cơ cấu tổ chức và có thể biến dạng và chuyển hóa
một cách linh động.
Với
hiệu quả lớn nhất là khả năng bảo toàn nguồn nhân lực và lan rộng một cách
nhanh chóng dưới sự tiếp sức của nền “báo chí công dân”, các phong trào này
luôn trao cho mỗi cá nhân tưởng chừng như rất bình thường đều có khả năng gây
ra đột biến khi có điều kiện thích hợp, mà vụ Nguyễn Đắc Kiên vừa mới xảy ra là
một ví dụ.
Chính
quyền nên làm gì?
Qua
đó cho thấy, tạo ra và hưởng ứng các phong trào xã hội dân sự sẽ là hướng đi
hiệu quả trong cuộc vận động dân chủ trong hiện tại và tương lai.
Bất
kỳ phản ứng “cứng rắn” nào từ phía nhà cầm quyền nhằm dập tắt các phong trào xã
hội cũng sẽ là phản tác dụng vì phong trào xã hội là nơi tích tụ của những nhu
cầu và mong muốn chính đáng của phần đông dân chúng hiện nay.
Phong
trào xã hội dân sự như một quả bong bóng, đánh chỗ này thì nó sẽ lăn đi chỗ
khác, bóp chỗ này thì nó lại phì sang chỗ kia, mà nếu chọc mạnh vào thì nó sẽ
phát nổ kèm theo một hiệu ứng lây lan.
Diễn
biến ở các quốc gia Bắc Phi gần đây cho thấy, đối đầu hay đàn áp các phong trào
này, sẽ là sự ngu ngốc của bất kỳ chế độ chính trị nào.
Nhưng
không vì thế mà trở nên lo sợ phong trào xã hội dân sự, sự thật là, hoạt động
của các phong trào xã hội này không có mục đích tranh giành quyền lực, không
nhắm vào mục tiêu “lật đổ chính quyền”, mà chỉ đưa ra các yêu sách buộc chính
quyền phải tự cải cách, minh bạch và thực thi dân chủ để đáp ứng nhu cầu phù
hợp với cuộc sống hiện tại.
Nếu
chính quyền không biết lắng nghe, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của nó, mà lựa
chọn phương pháp đối đầu, thì các phong trào này có thể “xô ngã” bất kỳ thể chế
chính trị lúc nào, và tạo thời cơ cho đảng phái khác đứng lên nắm quyền.
Do
vậy, một chính thể khôn ngoan là một chính thể biết cách hòa mình vào các phong
trào xã hội, biết cách đáp ứng đòi hỏi của nó, và qua đó mới có thể điều chỉnh
và định hướng các phong trào xã hội nhằm giữ vững sự ổn định và cả mục đích bảo
vệ sự an toàn cho chính thể.
Ở
Việt Nam trong thời điểm này, sẽ là tốt hơn cho chính quyền nếu có những cuộc
“đối thoại” với các phong trào này một cách cầu thị khi nó còn nằm trong tầm
kiểm soát.
Điều
này đòi hỏi nhà cầm quyền hiện nay cần phải tỉnh táo và đòi hỏi cả sự dũng cảm.
Chấp nhận tự thay đổi và tự lột xác mình để được tồn tại và phát triển.
Cố
gắng duy trì và bảo thủ “ý thức hệ” như hiện nay không những dẫn đến những sai
lầm không đáng có, mà còn tạo ra những vực thẳm chôn vùi những năng lực và sức
mạnh vốn có của mình.
Phạm
Lê Vương Các
http://www.youtube.com/watch?v=cg_PbE-lJQk
http://www.youtube.com/watch?v=4kg1pUiXfK4&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=4kg1pUiXfK4&feature=related
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.