Đã
xuất hiện lời kêu gọi ủng hộ hành động của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
sau khi nhà báo này mất việc vì có bài viết phản bác lại Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng.
Chỉ
một ngày sau khi xảy ra vụ việc, nhà báo 30 tuổi Nguyễn Đắc Kiên của
báo Gia đình và Xã hội đã trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề
được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn mạng.
‘Kính
trọng anh Kiên’
Tại
một hội thảo về vai trò của giới truyền thông trong lấy ý kiến đóng
góp của nhân dân đối với chính sách và chủ trương lớn của Nhà nước
diễn ra vào sáng thứ Tư ngày 27/2 tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang
A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đã kêu gọi các
‘nhà báo cũng như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi
phương cách có thể đối với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc
Kiên’.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Tiến
sĩ Quang A đã trực tiếp xác nhận với BBC về lời kêu gọi này.
Ông
nói bản thân ông không những ủng hộ mà còn rất kính trọng Nguyễn
Đắc Kiên mặc dù nhà báo này còn nhỏ tuổi hơn con trai của ông.
“Có
những người như anh Kiên là sự đáng quý cho dân tộc Việt Nam,” ông nói.
“Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên.”
“Anh
Kiên là người trẻ có công ăn việc làm tử tế. Anh ấy biết rõ những
hậu quả có thể xảy ra với việc nêu chính kiến của anh ấy nhưng anh
ấy vẫn mạnh dạn lên tiếng,” ông A giải thích vì sao ông kính trọng
ông Kiên.
“Nếu
tất cả mọi người chúng ta đều im lặng thì vô hình chung chúng ta
đồng lõa với những thế lực muốn dân tộc này chìm đắm trong cõi u
mê,” ông nói thêm.
Ông
cho biết tại hội thảo sáng nay, tên Nguyễn Đắc Kiên ‘đã được nêu lên
không dưới 20 lần với sự kính trọng không chỉ của tôi mà của rất
nhiều người khác’.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Về
nội dung bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, Tiến sĩ Quang A ‘đồng cảm
về mọi mặt’ vì đây cũng là những nội dung chính trong bản Kiến nghị
72 về sửa đổi Hiến pháp mà ông tham gia ký tên.
“Trong
hội thảo người ta có nêu sáng kiến lập một quỹ để hỗ trợ các nhà
báo gặp ‘tai nạn’ về pháp lý và không loại trừ những hỗ trợ về
mặt vật chất,” ông nói. “Đã có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực
ủng hộ ý tưởng này.”
‘Nhà
báo dũng cảm’
Nguyễn
Đắc Kiên đã thẳng thừng bác bỏ những phát biểu của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng
Trước
câu hỏi tại sao có quá ít người dám cất lên tiếng nói của mình như
Nguyễn Đắc Kiên, ông Quang A trả lời: “Trong một chế độ toàn trị và
với sự đàn áp vô cùng tinh vi của chính quyền thì người dân phải
hết sức tỉnh táo và tìm mọi cách để cất lên tiếng nói của mình.”
“Có
những người đi tiên phong thì bị sự đàn áp hết sức trắng trợn và
dã man của bản thân tòa báo cũng như những thế lực nào đó ra lệnh
cho tòa báo của anh ta,” ông nói thêm.
Sau
bài nói chuyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hôm
25/2 trong đó ông lên án những ai đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp là
‘suy thoái tư tưởng, đạo đức’, Nguyễn Đắc Kiên đã có bài viết nói
rằng ông Trọng ‘không có tư cách’ để nói như vậy với người dân Việt
Nam.
Ông
Kiên cũng kêu gọi soạn thảo một Hiến pháp mới ‘thực sự là ý chí
của toàn dân Việt Nam’, kêu gọi thực hiện đa nguyên đa đảng, tam quyền
phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
Ngay
sau đó ông đã bị ban biên tập báo Gia đình xã hội kỷ luật và buộc
thôi việc vì ‘vi phạm quy chế hoạt động của báo’.
Trả
lời BBC hôm 26/2, Nguyễn Đắc Kiên nói rằng ông đã lường trước hậu quả
của hành động của ông.
Trên
trang facebook của BBC Việt Ngữ, chủ đề về Nguyễn Đắc Kiên đã thu hút
từ hơn 500 đến trên 600 lượt ‘thích’.
“Anh
là một nhà báo dũng cảm, vượt qua được nỗi sợ hãi của người đang phụ thuộc
miếng cơm manh áo ở một tờ báo của Đảng,” một người có tên Nguyen Trong Tan
bình luận.
Còn
một người khác có tên Tuan Vu thì viết: “Chân thành cảm ơn bài viết của
anh đã đem đến cho chúng tôi về một hy vọng về tương lai dân tộc.”
“Anh
ấy là một anh hùng,” Ngoc Luong ca ngợi.
Tuy
nhiên cũng có ý kiến ngược lại.
“Chia
buồn với anh (Kiên) nhưng em không thể ủng hộ cho anh được,” Nguyễn Tuấn
viết.
Còn
Tieu Phu Thuy thi viết: “Không có Đảng, không có cuộc sống như ngày nay.
Lúc trước bị đô hộ, đói nghèo không có thằng nào đứng ra lãnh đạo mà
bây giờ hòa bình rồi lại đòi đa nguyên đa đảng.”
Phóng
viên Nguyễn Đắc Kiên: Sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ
Phóng
viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư
Ðảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
HÀ
NỘI — Một ký giả làm việc cho một tờ báo nhà nước vừa bị sa thải và
bị đe dọa truy tố sau khi lên tiếng chỉ trích một lãnh đạo của đảng cộng
sản trên trang mạng cá nhân của mình. Thông tín viên Marianne Brown có bài
tường trình từ Hà Nội.
Ký giả Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình và Xã hội đuổi việc hôm 26/2, tức chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi viết bài blog đặt vấn đề về phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong lời phát biểu được truyền hình toàn quốc hôm 25/2, ông Trọng lên án những lời kêu gọi đòi thay đổi về điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản ViệtNam :
“Các đồng chí phải lãnh đạo việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là ‘suy thoái’ tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa! Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không, muốn đa nguyên đa đảng không, muốn tam quyền phân lập không, muốn phi chính trị hóa quân đội không. Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Như thế là ‘suy thoái’ chứ gì nữa? Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể thì đó là cái gì? Cho nên, các đồng chí phải quan tâm xử lý những cái này.”
Ký giả Nguyễn Đắc Kiên bị báo Gia đình và Xã hội đuổi việc hôm 26/2, tức chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi viết bài blog đặt vấn đề về phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong lời phát biểu được truyền hình toàn quốc hôm 25/2, ông Trọng lên án những lời kêu gọi đòi thay đổi về điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản Việt
“Các đồng chí phải lãnh đạo việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là ‘suy thoái’ tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa! Xem ai có tư tưởng muốn bỏ điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không, muốn đa nguyên đa đảng không, muốn tam quyền phân lập không, muốn phi chính trị hóa quân đội không. Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Như thế là ‘suy thoái’ chứ gì nữa? Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể thì đó là cái gì? Cho nên, các đồng chí phải quan tâm xử lý những cái này.”
Bài
blog của ký giả Kiên được lan truyền nhanh chóng trên mạng internet viết rằng
ông Trọng không có quyền nói với nhân dân cả nước kiểu này và rằng tình trạng
tham nhũng là một vấn nạn thực sự ở Việt Nam . Nhà báo Kiên nói anh không thể
không lên tiếng.
Tòa soạn nơi anh làm việc từ năm 2008 tới nay đã nhanh chóng ra thông báo rằng ký giả Kiên đã “vi phạm Quy chế hoạt động của Báo” và đã bị buộc thôi việc. Báo này cũng cảnh cáo rằng anh Kiên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và lời nói của mình.
Ký giả Kiên đã lập gia đình và có một con nhỏ. Anh nói anh không làm gì sai nhưng không ngạc nhiên trước việc bị sa thải. Anh khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ tại Việt
Trong những năm gần đây, các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế chỉ trích Việt
Marianne
Brown
Nhiều
nhà báo nghĩ như anh Kiên.
Nhà
báo tự do Trương Duy Nhất nói với BBC rằng ông ‘ủng hộ’ hành động
của ông Nguyễn Đắc Kiên và cho biết trong nước ‘có rất nhiều nhà
báo’ cũng có cùng suy nghĩ như ông Kiên.
Trước
đó, hôm 26/2, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã bị Ban biên tập báo Gia đình
và xã hội sa thải vì đã đăng tải bài viết phản biện lại Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng sau khi người đứng đầu Đảng lên án ý kiến đòi
sửa đổi điều 4 Hiến pháp là ‘suy thoái đạo đức’.
‘Tôi
không dám viết’
“Thật
tình khi đọc cái đó tôi bất ngờ lắm,” ông Nhất nói, “Là một nhà
báo đã từ bỏ thẻ nhà báo rồi tôi cũng không dám viết những điều
như anh Kiên viết huống hồ anh Kiên còn trong biên chế nhà nước.”
Ông
cũng nói ông ‘ủng hộ’ hành động của ông Kiên vì ‘xã hội cần những
con người như anh Kiên’ mà ông mô tả là ‘người không sợ’.
“Anh
Kiên thừa biết hậu quả xảy ra nên việc đó (bị đuổi việc) đối với
anh là nhẹ chứ chẳng có gì bất ngờ,” ông Nhất nói, “Điều đó chứng
tỏ rằng con người ta có những lúc khát khao phải nói lớn hơn chuyện
công việc. Tù tội cũng chẳng là cái gì cả.”
Cũng
theo ông Nhất thì những bạn bè nhà báo mà ông trao đổi ‘phần lớn
đều ngả mũ kính phục anh Kiên’.
“Họ
không dám nói ra thôi nhưng trong thâm tâm họ kính phục,” ông cho biết.
Khi
được hỏi các nhà báo trong nước có những người có suy nghĩ như ông
Nguyễn Đắc Kiên hay không, ông Nhất nói là ‘có rất nhiều’, trong đó
có cả ‘lãnh đạo và đảng viên’.
“Không
phải là người ta không biết nghĩ đâu nhưng họ có dám vượt qua nỗi sợ
hãi để viết những câu chữ như thế không lại là chuyện khác,” ông
nói.
“Cũng
như tôi cũng nghĩ được nhưng để viết như ông Kiên mặc dù là nhà báo
tự do tôi cũng không dám viết.”
‘Vai
trò kích hoạt’
Ông
Nhất cũng cho rằng với bài viết gây tiếng vang của mình, ông Kiên sẽ
‘kích hoạt’ để cho những người làm báo ‘vượt qua nỗi sợ hãi’.
“Tôi
tin rằng sẽ có nhiều người,” ông nói, “Ông Kiên chỉ là một giọt nước
và tôi nghĩ sẽ có những giọt nước khác.”
“Từng
giọt nước rót rồi dần dần sẽ đầy.”
Riêng
về động thái kỷ luật buộc thôi việc ông Kiên của báo Gia đình và xã
hội, ông Nhất nói rằng ông không đồng ý với ông Kiên rằng ‘trong tình
thế đó thì Ban biên tập phải làm như vậy.”
“Riêng
điều đó tôi không nghĩ như anh Kiên. Nhiều nhà báo cũng nói như anh
Kiên phải thông cảm cho ông tổng biên tập thế này thế nọ,” ông nói.
“Nếu
nói như thế thì các ông tổng biên tập đã không vượt qua được nỗi sợ
hãi như anh Kiên,” ông nói thêm.
Theo
ông Nhất thì trong tình huống như thế, tổng biên tập nếu đủ tâm, đủ
ý chí và đủ tài năng thì vẫn thuyết phục được cấp trên không kỷ
luật ông Kiên vì ‘sẽ gây hại cho nhiều phía’.
“Động thái kỷ luật đó rất dở cho chính quyền và chỉ có tác
động ngược,” ông Nhất nhận xét.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.