Trong
thời buổi hiện nay, rât nhiều nguồn ý kiến cho rằng sữa công thức hoàn toàn có
thể thay thế cho sữa mẹ, không ít bà mẹ trẻ ngày nay đang chối bỏ thiên chức
nuôi con bằng bầu sữa của chính mình.
Sữa
mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời. Không chỉ đảm bảo vô
trùng, được “ủ” ở nhiệt độ lý tưởng, sữa mẹ còn chứa các loại protein, chất béo
và carbohydrate dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bột. Một lý do nữa khiến người
ta ủng hộ “bầu sữa thiên nhiên” đó là sữa mẹ giàu kháng thể nên sẽ giúp trẻ
phòng ngừa nhiều căn bệnh sau này.
Trong
khi đó, những người nuôi con bằng sữa hộp thì cho rằng sữa công thức ngày nay
hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ mọi dưỡng chất cần thiết để một đứa trẻ phát
triển khỏe mạnh, thông minh. Chưa kể nuôi con bằng sữa hộp người mẹ sẽ đỡ phải
tuân thủ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhằm nuôi nấng bầu sữa. Họ cũng không bao
giờ phải “rên siết” bởi chứng “nứt cổ gà” hay phát sốt vì chẳng may tắc
tia sữa. Nói chung họ sẽ tránh được mọi phiền toái liên quan đến việc bú mớm.
Tuy
nhiên, ít ai biết rằng thiên nhiên vốn rất công bằng, công bằng cả việc đảm bảo
cho việc nuôi con bằng sữa mẹ hữu ích không chỉ với em bé mà với cả mẹ bé nữa.
Xin nêu vài ích lợi cơ bản dưới đây để các bà mẹ có thêm cơ sở khi cân nhắc nên
cho con bú bình hay bú mình.
1.
Ngăn ngừa chứng viêm nội mạc tử cung
Viêm
nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc bên trong tử cung. Các
đầu dây thần kinh ở ngực người mẹ sẽ được kích thích trong quá trình cho con bú
và nhờ đó tử cung của họ nhanh chóng co lại kích thước ban đầu hơn so với những
người không cho con bú. Và chính điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm
cho lớp niêm mạc bên trong tử cung.
2.
Phòng bệnh tiểu đường
Qua
nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận thấy rằng mức đường huyết trong cơ thể người
phụ nữ được giữ ở mức độ an toàn trong thời gian họ cho con bú.
3.
Chống ung thư
Các
nhà khoa học nhận thấy ở những phụ nữ cho con bú nguy cơ ung thư vú giảm đáng
kể so với những người không cho bú. Việc cho con bú cũng làm giảm thiểu nguy cơ
ung thư buồng trứng và các cơ quan sinh sản khác.
4.
Sớm phục hồi dáng vóc
Những
phụ nữ cho con bú trên 9 tháng ít khi phải đối mặt với các vấn đề về vóc dáng.
Sản xuất sữa là một quá trình trao đổi chất rất tích cực và tiêu thụ chừng
200-500 calo mỗi ngày. Điều này giúp các bà mẹ trẻ giảm cân một cách tự nhiên
bởi lượng chất béo dư thừa sẽ được đốt cháy. Trong khi đó, để có thể tiêu thụ
một lượng calo tương đương, những nàng không cho con bú sẽ phải khổ luyện trong
phòng tập mỗi ngày ít nhất một giờ đồng hồ.
5.
Xả stress
Trong
quá trình cho bé ti, giữa mẹ và bé sẽ hình thành một mối “thâm tình” rất đặc
biệt. Chỉ cần nhìn thiên thần nhỏ với đôi mắt sáng ngời và đôi môi ấm nóng háo
hức rúc tìm ti mẹ là mọi mệt nhọc của mẹ bỗng tan biến. Có lẽ sự khác biệt giữa
hai sản phẩm – sữa mẹ và sữa công thức – cũng không nhiều, nhưng về giá trị
tinh thần thì quá trình em bé bú mẹ rất khác với việc bú một chiếc bình.
6.
Tiết kiệm
Sữa
mẹ ngoài những ưu điểm nói trên còn là nguồn thức ăn miễn phí mà thiên nhiên
dành tặng cho phụ nữ để họ nuôi nấng hậu duệ của mình. Còn khoản tiền tiết kiệm
do không phải mua sữa bột và nhiều chi phí khác liên quan đến việc “nuôi bộ” có
thể để dành cho họ bồi dưỡng, sắm váy áo hay đến salon làm đẹp chẳng hạn.
7.
Thuận tiện
Khi
nuôi con bằng bầu sữa trời cho người mẹ chẳng khác nào được sở hữu một nhà máy
sữa mini. Nàng không cần lịch kịch pha sữa theo đúng định lượng, chẳng phải bận
tâm về nhiệt độ của sữa hay chuyện khử trùng chai lọ… Chưa kể mẹ còn có thể
mang bé đi khắp nơi mà chẳng phải lăn tăn gì về chuyện ăn uống của bé vì đã có
“nhà máy sữa di động” hộ tống rồi.
Dù
biết nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi thế như vậy, nhưng trước những thông tin
kiểu như “Sữa X – sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu!” hay “Cốm lợi sữa Y – bí
quyết cho các bà mẹ ít sữa”, rồi “Kem trị nứt nẻ núm vú Z, sản phẩm được
chuyên gia khuyên dùng…” đang tràn lan, nhiều bà mẹ trẻ không khỏi băn khoăn
với chuyện cho con bú. Để rồi chỉ vừa gặp trục trặc nhỏ (như thấy sữa tiết ra
ít), thay vì cố gắng cho bé bú nhiều hơn để kích thích các tuyến vú hoạt động
họ lại vội vàng dùng sữa hộp. Mà thực ra, cách tốt nhất để giúp sữa tiết nhiều
là người mẹ phải tin tưởng rằng mình hoàn toàn có khả năng nuôi con bằng sữa
của chính mình, và rằng đó là phương án tốt nhất, tự nhiên nhất đối với con
mình cũng như bản thân mình.
Hy
vọng trong tương lai, thay vì cho rằng mình phải “hy sinh” khi cho con bú, các
bà mẹ sẽ tận hưởng trọn vẹn niềm vui cũng như những lợi ích về sức khỏe mà tạo
hóa đã dành tặng riêng họ như một món quà đặc biệt đối với lao động làm mẹ.
Giá
trị của sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Cho
trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi chào đời là cách tốt nhất để ngăn ngừa
tình trạng trẻ bị chết khi mới sơ sinh, theo Quỹ Save the Children.
Quỹ
Save the Children nêu ra số liệu rằng cho bú sữa mẹ có thể giúp cứu
được 830 nghìn trẻ khỏi chết yểu mỗi năm trên thế giới. Nhưng tình
hình xã hội ở một số quốc gia không cho phép các bà mẹ làm như thế.
Ví
dụ tại Ethiopia, các bà mẹ không cho con bú trong ba ngày đầu tiên sau
khi sinh, và tục lệ này làm trẻ mất đi nguồn năng lượng, dinh dưỡng
và kháng thể quý báu. Bà mẹ trẻ Tamer nay cho con bú ở Dessie, Ethiopia.
Tại
Ethiopia có truyền thống cho bơ vào chai để trẻ uống thay sữa mẹ. Các
nước khác có cách dùng trà, nước đường và sữa bột pha trộn cho trẻ
uống. Nhưng sữa mẹ giúp trẻ ngăn bệnh phổi và tiêu chảy.
Vẫn
tại Ethiopia ,
vì thiếu nhân viên y tế nên 1/3 trẻ được sinh ra tại nhà, không có trợ
giúp chuyên khoa. Giáo dục phụ nữ để cho con bú sữa là cách chuyển
thông điệp về giá trị của sữa mẹ.
Khảo
sát toàn cầu cho hay các bà mẹ ít họp thường không cho con bú, so
với các bà mẹ học hết tiểu học thường tích cực trong việc này hơn.
Trong hình là một bà mẹ trẻ xem cách y tá chăm sóc con sơ sinh của cô
ở bệnh viện CH Rennie, Liberia .
Quỹ
Save the Children đang kêu gọi các lãnh đạo quốc tế tăng ngân khoản
chống nạn suy dinh dưỡng trong trẻ em và phổ biến nữa cách cho con bú
sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ là sợi dây gắn kết tình mẫu tử, nuôi con bằng sữa ngoài là giải pháp tình thế thôi
ReplyDeletebình sữa ngoại sẽ không bằng vú mẹ