Nhân
vụ một thiên thạch mới đây vừa rơi xuống vùng Ural , thuộc lảnh thổ Nga ,
trước đây Trái đất đã chịu đựng nhiều sự tàn phá khủng khiếp và để lại
những dấu vết kinh hoàng. .
Có
thể kể ra, theo thứ tự thời gian, những vụ va chạm thiên thạch nổi tiếng nhất
trong lịch sử tồn tại hành tinh loài người đang sống.
1.
Hố thiên thạch Vredefort Dome
Vụ tàn phá Trái đất bởi thiên thạch xảy ra xưa nhất xảy ra cách đây khoảng 2 tỷ năm, xảy ra ở vùng Vredefort Dome, phía tây nam Johannesburg, Nam Phi
Hố
thiên thạch Vredefort Dome.
Đây
được xem là vụ va chạm thiên thạch lớn nhất từng có với Trái đất được phát
hiện. Đó là kết quả của sự va chạm của một khối đá ước tính có kích thước 10 km
và vận tốc bay khoảng 36.000 km/giờ, để lại một miệng hố rộng khoảng 300 km,
gọi là Hố thiên thạch Vredefort Dome.
Theo
các nhà khoa học, sự kiện này xảy ra khi con người và phần lớn động thực vật
chưa xuất hiện. Sinh vật sống duy nhất bấy giờ là một loại tảo tương tự loài
rêu màu xanh lá cây ở các con đập bây giờ.
2.
Vụ tuyệt diệt loài khủng long
Miệng
hố Chicxulub ở ngoài khơi bán đảo Yucatan .
Vụ
nổ lớn nhất trên trái đất từng được biết đến và để lại đầy đủ bằng chứng địa
sinh học được gọi là Sự kiện tuyệt chủng ở Khỉ Phấn Trắng. Sự kiện xảy ra
khoảng 65 triệu năm trước đây, làm tuyệt chủng rất nhiều giống loài và đặc biệt
là sự tuyệt chủng của các loài khủng long.
Sự
kiện này xảy ra do một thiên thạch va chạm với Trái đất, để lại tạo ra miệng hố
Chicxulub ở ngoài khơi bán đảo Yucatan (tiếng Tây Ban Nha là Península de
Yucatán), nằm ở phía đông nam nước Mexico.
Sức
công phá của vụ nổ ước tính tương đương với 96 nghìn tỉ tấn TNT (96 Teratons),
hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng, tức quả bom khinh khí do Liên xô (cũ)
thử ngày 30/10/1961 với sức nổ tương đương 57 triệu tấn TNT.
Sự
kiện thiên thạch xảy ra sau vụ trên kia, cách đây khoảng 65 triệu năm, khi
thiên thạch đâm vào Trái đất, ở ngoài khơi bán đảo Yucatan (tiếng Tây Ban Nha
là Península de Yucatán), nước Mexico.
Với
kích thước cỡ hòn đảo Isle of Wight (nước Anh) và với vận tốc gấp 20 lần so với
vận tốc viên đạn bắn ra, sức công phá gây ra bởi thiên thạch tương đương với 96
nghìn tỉ tấn TNT (96 Teratons), hay khoảng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng, tức quả
bom khinh khí do Liên xô (cũ) thử ngày 30/10/1961 ( sức nổ quả bom này tương
đương 57 triệu tấn TNT).
Vụ
va chạm huỷ diệt này tạo nên một hố lõm sâu khoảng 110 dặm gọi là hố Chicxulub
và hàng tấn bụi đất bay khắp khí quyển, gây động đất, sóng thần, hỏa hoạn, mưa
acid, biến hầu hết các vùng đất trên Trái đất trở nên khô cằn.
Đây
là vụ nổ lớn nhất trên trái đất từng được biết đến và để lại đầy đủ bằng chứng
địa sinh học được gọi là Sự kiện tuyệt chủng ở Khỉ Phấn Trắng. Vụ nổ hầu như đã
huỷ diệt sự sống trên Trái đất. Đặc biệt, loài khủng long, vốn thống trị Trái
đất khi đó, đã bị huỷ diệt hoàn toàn.
Dù
nhiều cuộc tranh cãi về giả thuyết trên đang còn tiếp tục, nhưng những dấu tích
của vụ va chạm thiên thạch tại Yucatan , Mexico là điều
không thể phủ nhận.
3. Thiên thạch Hoba
Tảng
thiên thạch Hoba.
Tảng
thiên thạch nặng nhất trong số các thiên thạch có tên là Hoba đã được tìm thấy
trên Trái đất nằm ở một nông trại thuộc Namibia, Phi Châu, được cho là đáp
xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước.
Tảng
thiên thạch này tuy chiếm diện tích hơn 6,5m2 nhưng trọng lượng ước tính đến
những 66 tấn, vì Hoba gồm khoảng 84% sắt và 16% niken. Nó hiện vẫn được coi là
tảng sắt tự nhiên lớn nhất của Trái đất.
Trái
với kích thước khổng lồ, tảng thiên thạch Hoba không hề để lại một vệt lõm nào,
theo giải thích của nhiều nhà khoa học, Hoba sau khi đã vượt qua một hành trình
dài đã đâm xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất với một góc rất nhỏ.
Năm
1955, chính quyền Namibia
đã quyết định công nhận tảng thiên thạch này như một di tích lịch sử quốc gia,
và giờ đây nó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng.
4.
Hố thiên thạch Barringer
Hố
thiên thạch Barringer.
Một
hố sâu khoảng 170 mét và đường kính khoảng 1.6 km, gọi là Hố thiên thạch
Barringer được cho là tạo ra từ 50.000 năm trước.
Thiên
thạch này có đường kính ước tính gần 50m, bay với vận tốc khoảng 46.000 km/giờ đâm
sầm xuống vùng sa mạc Arizona, nước Mỹ, gây ra sức công phá ước tính có sức
công phá tương đương 150 lần quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima.
Ngoài
tạo ra Hố Barringer, thiên thạch đã huỷ diệt mọi sinh vật trên diện tích rộng
vài trăm cây số vuông.
5. Thiên thạch
Dấu
vết tàn phá của thiên thạch ở vùng Siberi (Nga) năm 1908.
Vụ
tàn phá lớn của thiên thạch trên Trái đất mới nhất được ghi nhận xảy ra suýt
soát 100 năm trước, năm 1908, khi thiên thạch đâm vào Trái đất xuống vùng
Tunguska (Nga). Sự kiện này vẫn là đề tài làm nóng các cuộc tranh luận khi mà
nó không hề để lại bất kỳ vết tích nào của một vụ va chạm thiên thạch. Chính
điều này đã khiến các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra nguồn
gốc đích thực của mảnh thiên thạch.
Vụ
nổ đã tàn phá khoảng 80 triệu cây trên diện tích 2.150 km2, thiêu rụi toàn bộ
nhà cửa, gia súc trong bán kính 13 dặm. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên
cứu về vùng đất nằm trong phạm vi vụ nổ, nhưng không hề có một mảnh thiên thạch
hay bất kỳ vết lõm nào được phát hiện. Nhiều ý kiến kiến đặt ra giả thiết rằng
chính con tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đã tạo ra vụ nổ đó.
Thiên
thạch - Sự tàn phá và cách đối phó
Những
lời đồn đoán tận thế trong năm 2012 đã đi qua, nhưng mối đe doạ đối với “tổ ấm”
của con người đến từ vũ trụ vẫn luôn hiện hữu.
Nỗi
lo hiện hữu
Mô
phỏng đường đi của 2012 DA14 tương tự thiên thạch đã oanh tạc Trái đất.
Trước
hết là mối đe doạ từ các thiên thạch, danh từ này, trong tự điển tiếng Việt,
chỉ “nhiều loại thiên thể với các bản chất hoàn toàn khác nhau” hay những vật
thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.
Dấu
vết tàn phá để lại trên Trái đất nhiều hơn cả chính là các thiên thạch. Đã có
31000 tài liệu ghi chép về thiên thạch và khoảng 1050 mẫu thiên thạch trên mặt
đất đã được phát hiện cho đến năm 2006.
Số
lượng các thiên thạch, còn gọi là tiểu hành tinh, tồn tại mật độ cao nhất nằm
giữa Hoả tinh và Mộc tinh, tạo nên Vành đai tiểu hành tinh với đủ kích cỡ, từ
kích thước bé của một hòn đá cuội, lớn hơn như một quả bóng đá, cho đến
mức “khủng” tới trên 1.000km đường kính.
Sức
tàn phá của thiên thạch đối vớiTrái đất phụ thuộc vào tốc độ chuyển động, nhưng
chủ yếu vào kích thước của nó. Một thiên thạch có đường kính cỡ vài chục mét sẽ
cháy rụi trên đường đi, đặc biệt khi xuyên qua tầng khí quyển của trái đất.
Nhưng thiên thạch có kính thước trên 2km có thể gây ra thảm họa, chẳng hạn một
khối đá có đường kính 1km khi rơi xuống mặt đất sẽ xóa sạch cả một thành phố.
Trong
lịch sử tồn tại hàng tỷ năm, trái đất chúng ta đã từng hứng chịu những cơn tàn
phá nặng nề với không ít những dấu vết còn để lại đây đó.
Một
số vụ va chạm điển hình của thiên thạch với Trái đất chúng ta tính theo thứ tự
thời gian có thể liệt kê sau đây: Hố thiên thạch Vredefort Dome (2 tỷ năm trước),
Tuyệt diệt loài khủng long (65 triệu năm trước), Thiên thạch Hoba (80.000 năm
trước), Hố thiên thạch Barringer (50.000 năm trước) và Thiên thạch Tunguska
(100 năm trước).
Ngày
nay mối đe doạ của các thiên thạch luôn được theo dõi sát sao. Ngay trong năm
2013 này, một số “vị sứ giả không mời” cũng đang mon men đến gần nơi loài người
chúng ta đang sống.
Vào
cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm nay, một siêu sao chổi có tên ISON sẽ tiến
sát Trái Đất; gần đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Cũng
trong năm nay, một tiểu hành tinh có tên là 2012 DA14 sẽ bay qua Trái đất. Vào
ngày 15/2/2013 nó sẽ cách Trái đất khoảng 26.900 km. Theo Cơ quan hàng không vũ
trụ Mỹ NASA, tiểu hành tinh 2012 DA14 cũng tương tự với vật thể đã từng oanh
tạc Trái đất và đã gây ra vụ nổ kinh hoàng trong lịch sử ở vùng Tunguska, nước
Nga, vào năm 1908.
Nhưng
cũng may mắn, năm 2013 không bị “hăm doạ” là năm “tận thế”. Vì siêu sao ISON và
cả tiểu hành tinh 2012 DA14 đều chỉ “thăm hỏi” trái đất từ khoảng cách khá xa.
Dù
vậy, trong dài lâu, mối đe doạ lâu dài về sự va chạm trái đất của thiên thạch
vẫn tồn tại. Các nhà thiên văn đã phát hiện ra hơn 5 ngàn tiểu hành tinh, những
thiên thạch cỡ lớn, trong số hàng triệu thiên thạch lớn nhỏ.
Các
phương án đối phó
May
mắn là vũ trụ vô cùng rộng lớn, nên khả năng tàn phá của thiên thạch cũng có
giới hạn. Người ta tính rằng, mỗi năm có hàng nghìn thiên thạch to bằng quả
trứng vịt rơi xuống Trái đất, nhưng thiên thạch với đường kính hơn 1km vượt qua
được khí quyển của Trái đất và rơi xuống bề mặt chỉ có sác suất xảy ra khoảng 1
lần trong 1 triệu năm.
Nhưng
để chủ động, giới khoa học trên thế giới đang nghĩ đến những phương án ứng phó
tích cực.
Hiện
nay, có 5 phương án được tính đến.
1_dùng đầu đạn hạt nhân. NASA, năm 2007, đưa ra phương án thiết kế một tàu vũ
trụ mang tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân. Con tàu dài 8,9 mét, mang 6 tên lửa. mỗi
cái nặng 1500 kg gắn một đầu đạn hạt nhân 1,2 megaton. Các đầu đạn phát nổ tạo
ra sức đẩy làm chệch hướng đi của các thiên thạch đe dọa tàn phá Trái đất.
NASA
cho biết, trước năm 2020, phương án trên có thể sử dụng đối phó các thiên thạch
có đường kính 100 - 500 mét trước 2 năm xảy ra va chạm; còn với kích thước lớn
hơn sẽ cần trên 5 năm. Trước mắt, phương án này có thể dùng đối phó tiểu hành
tinh Apophis vào tháng 4/2029 dự kiến sẽ tạt ngang Trái Đất và sác suất va chạm
với Trái đất vào năm 2036 là 1/250.000.
2_tàu không người lái. Nguyên tắc của phương án này là cho tàu vũ trụ tự vận
hành đâm vào thiên thạch, làm chệch hướng đi của nó. Mục tiêu cũng nhắm vào
Apophis. Theo phương án, sẽ phóng hai tàu vũ trụ tới tiểu hành tinh này. Còn
tàu thứ nhất sẽ đâm vào nó; còn tàu thứ hai tới trước, bay quanh Apophis trong
vài tháng để thu được những số liệu trước và sau vụ va chạm, từ đó nghiên cứu
sự thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh này.
3_“máy kéo trọng lực”. Nếu phát hiện sớm một thiên thạch sắp đâm vào
Trái Đất, sẽ phóng một con tàu thăm dò lên và cho bay cùng với nó. Con tàu và
thiên thạch, khi đi song song với nhau, sẽ hút nhau và kết quả là, qua vài
tháng hoặc vài năm, thiên thạch sẽ thay đổi quỹ đạo tránh nguy cơ va chạm Trái
đất.
Phương
pháp này đã từng được sử dụng. Năm 2005, tàu thăm dò của Nhật Bản Hayabusa đã
làm bật ra một số mảnh của tiểu hành tinh Itokawa và gửi mẫu về Trái Đất phân
tích. Nhiều tàu thăm dò đã tiếp cận các thiên thạch trong vũ trụ và hiện nay
đang có trách nhiệm giám sát thiên thạch “khủng” Vesta.
4_dùng năng lượng mặt trời
Nguyên
lý phương án này: Một loạt con tàu mini chở theo các tấm gương lớn được phóng
lên và cho tiếp cận thiên thạch nguy hiểm. Các tấm gương có nhiệm vụ phản chiếu
ánh sáng mặt trời vào một điểm nhất định của thiên thạch. Dần dần, nhiệt lượng
tăng lên sẽ làm bốc hơi một số chất trên bề mặt thiên thạch và tạo thành luồng
khí đẩy nó chệch khỏi quỹ đạo ban đầu.
Phương
án này gặp một số khó khăn về trang bị thấu kính rất lớn và bố định hướng về
phía mặt trời. Hy vọng phương án sẽ sớm hoàn thành trong vòng khoảng 5 năm tới.
5_robot phá đá. Một loại robot mới có tên MADMEN hoạt động bằng năng
lượng hạt nhân đã được nghiên cứu. Robot kèm theo một chiếc máy lăng đá. Máy
này có chức năng làm bật tung các mẩu đá đã được khoan từ thiên thạch rồi quăng
vào không trung. Một phản lực tác dụng ngược chiều lên robot cũng như thiên
thạch và làm cho thiên thạch dần dần đổi hướng.
Dự
kiến robot MADMEN có trọng lượng chừng 1 tấn, cao 11 mét, được phóng lên thiên
thạch bằng tên lửa. Năng suất hoạt động của máy lăng đá là 1 lần/phút, nên các
nhà thiết kế cho biết cần phải có nhiều robot phái lên thiên thạch mới thực
hiện được việc làm chệch hướng một thiên thạch có trọng lượng không nhỏ. Do đó,
dự án này còn phải được nghiên cứu thêm.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.