Dân
Anh lo ngại thịt ngựa Romania
bị đưa vào mạng siêu thị Tây Âu
Tuần
năm mới Quý Tỵ cuộc khủng hoảng ‘thịt ngựa giả bò’ tiếp tục lan
rộng ở châu Âu và chuyển sang các hướng khác nhau trong lúc dư luận
tiếp tục lo ngại về an toàn thực phẩm.
Hôm
nay, Quốc hội Anh phải mở phiên họp đặc biệt để nghe tường trình về
'scandal thịt ngựa'.
Nhưng
chuyện không chỉ dừng ở ngựa.
Báo
Anh, tờ Independent hôm 10/2 nêu rằng hiện đang có cả nghi vấn các mạng
siêu thị ở Liên hiệp châu Âu (EU) bị cả thịt lừa ‘xâm nhập’.
Tờ
báo nói Romania
mấy năm trước cấm dùng lừa và ngựa để kéo xe trên đường quốc lộ,
khiến hàng triệu con bị tống vào lò mổ.
Từ
đó, thịt xay ‘lừa ngựa’ không được kiểm dịch tốt có thể đã được
bán cho các công ty thực phẩm đông lạnh và trộn vào các món dán
nhãn thịt bò.
Ngựa
mà không phải ngựa
Thấp
thoáng đằng sau chuyện 'ngựa và lừa Romania' là lo ngại một số báo
thiên hữu ở Anh nêu ra về nguy cơ nhập cư ồ ạt vì từ 2014, công dân
Romania và Bulgaria được tự do sang Anh lao động và định cư.
Nếu
điều đó xảy ra, khác biệt về mức sống và nhận thức pháp lý có
thể gây ra căng thẳng xã hội.
Vì
thế, đây cũng không hoàn toàn là chuyện về thịt ngựa tươi mà một số
nước châu Âu vẫn ăn.
Cục
Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) ở Anh nhắc rằng thịt ngựa nguyên chất ăn
tốt, có nhiều dinh dưỡng.
Vấn
đề là ở chỗ thịt ngựa chết, ngựa nhiễm hóa chất hay các phần đầu
thừa đuôi thẹo của ngựa hoặc lừa được nghiền ra và trộn vào thịt
bò.
Trong
lúc các bộ trưởng EU họp khẩn cấp để tìm cách siết chặt những
biện pháp kiểm soát nguồn thịt, cách phân loại và đóng góp, dán
nhãn, có ba vấn đề mà dư luận châu Âu quan tâm, lo ngại.
Một
là an toàn thực phẩm.
Tại
Anh có lo ngại rằng một số ngựa bị đưa vào lò mổ là ngựa đua và
đã bị cho dùng thuốc phenylbutazone tức bute nhằm kích thích cơ phát
triển để chạy cho nhanh.
Chất
này có hại cho người và có thể gây ung thư và bị cấm cho vào thực
phẩm ở Anh.
Hai
là tính trung thực, minh bạch trong cách dãn nhãn và thông tin cho
người tiêu dùng.
Nếu
thực phẩm ghi là thịt bò, dù là hàng tươi hay nhân trong các món ăn
sẵn nổi tiếng ở châu Âu như mì bỏ lò Lassagne, mì trộn Bolognese mà
lại chứa thịt ngựa thì người bán hoặc nhà cung cấp có thể bị kiện
vì vô ý hoặc cố ý gây hiểu nhầm.
Ba
là một cuộc khủng hoảng nữa về niềm tin.
Quá
trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngành thực phẩm đã khiến quá
trình giết mổ, đóng gói, đông lạnh và tiêu thụ thịt cá phức tạp hơn
xưa rất nhiều.
Có
mạng lưới 'đầy bóng tối' trong ngành cung ứng các sản phẩm về thịt?
Báo
Anh cho rằng không nên đổ lỗi cho các tiệm thịt hay quán ăn vì không ai
trong số họ có đủ khả năng theo dõi và giám sát toàn bộ chín công
đoạn của quá trình từ giết mổ đến pha trộn, chế biến và làm thành
các món ăn sẵn.
Họ
cũng nói 'cuộc chiến giá cả' giữa các siêu thị khiến chất lượng
hàng bị giảm vì siêu thị chịu sức ép giảm giá để cạnh tranh và
tìm đến mọi nguồn cung ứng làm sao càng rẻ càng hay.
Các
công ty thực phẩm có thể có vốn hay trụ sở tại Thuỵ Điển, Pháp hay
Hà Lan nhưng chủ sở hữu hoặc công nhân viên của họ cũng lại rất quốc
tế, có thể đến từ đảo Cyprus hay các nơi nào khác mà thủ tục kiểm
nghiệm còn tắc trách.
Chính
vì không có một công ty nào là ‘chính chủ’ của quá trình xuyên quốc
gia này, người tiêu dùng không biết quy trách nhiệm vào ai.
Tiền
nào của đấy
Sau
khối nhà băng (khủng hoảng 2008), nhà báo (các vụ phóng viên nghe lén
máy di động) nay đến nhà sản xuất, nhập khẩu thịt là đối tượng của
khủng hoảng niềm tin.
Về
độ sâu rộng của mạng phân phối, chỉ riêng ở Anh, ngoài các tiệm bán
đồ ăn nhanh có thịt viên rán đầy các phố còn có bếp ăn của hàng
vạn trường học hoặc, công sở, thậm chí nhiều nhà tù cũng đã nhận
cung ứng thịt ‘ngựa giả bò’.
Bộ
trưởng Pháp, ông Benoit Hamon nói điều tra sơ bộ của Pháp cho thấy một
mạng lưới ‘đầy bóng tối’ trong quá trình làm ‘thịt bò giả’.
Một
số báo hỏi liệu có nhóm mafia nào đứng đằng sau các phi vụ bán
thịt không kiểm nghiệm vào mạng lưới thực phẩm EU?
Vào
thời gian tới, các chính phủ châu Âu chắc chắn sẽ có nhiều biện
pháp để phục hồi niềm tin của người tiêu dùng.
Nhưng
trong một hệ thống liên đới như ngày nay, vi phạm của một nhóm người
trong một ngành có thể khiến hàng triệu người phải chịu hậu quả và
đó là một thực tế chỉ riêng các chính trị gia khó làm thay đổi.
Về
phía mình, người tiêu dùng nếu vẫn tiếp tục muốn 'thịt bò chất
lượng cao' mà lại chỉ trả giá rẻ 'mua một chọn hai' thì có mua phải
thịt ngựa hay lừa cũng là điều khó tránh khỏi.
Nguyễn
Giang
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.