Friday, February 8, 2013

Kinh tế VN: 'Cánh cửa tái cơ cấu đã mở'


image
Ông Dominic Scriven đồng sáng lập quỹ đầu tư Dragon Capital tại Việt Nam vào năm 1994.

Tổng giám đốc Dragon Capital, ông Dominic Scriven mới viết blog đăng trên Financial Times nhận định tình hình kinh tế trong nước. BBC Tiếng Việt xin giới thiệu cùng quý vị:
Những năm gần đây quả là thời gian khó khăn của các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mức lạm phát đội trời, việc cấp tín dụng lỏng lẻo cho các lĩnh vực làm ăn không hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, tiền mất giá và tỷ lệ nợ xấu cao khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc trong việc đổ tiền vào nước này.

image
Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu từ cuối tuần này, sẽ có các màn bắn pháo hoa rực rỡ, với các chợ hoa đa sắc với các bữa cơm gia đình thịnh soạn và những buổi lễ ăn mừng phong phú.
Năm tới là năm Rắn, con vật đứng hàng thứ sáu trong cung hoàng đạo Trung Quốc, được cho là có tính tập trung, kỷ luật. Cả hai điều này đều là điều cần phải có, nếu như chính phủ Việt Nam muốn thực hiện các cam kết cải tổ kinh tế.
Người dân đã phải đối diện với cuộc khủng hoảng tín dụng, các cuộc phá sản chưa từng thấy, và tình trạng khan hiếm tiền mặt, toàn những vấn đề không mấy sáng sủa cho các thị trường chứng khoán ở Việt Nam, vốn đã bị trì trệ ở mức giao dịch chưa tới 20 triệu đô la một ngày.
Thế nhưng Việt Nam đã từng luôn có mọi yếu tố cần thiết để trở thành một địa chỉ đầu tư ấn tượng.

Xử lý bất ổn
image
Chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm đìu hiu nhưng phục hồi trở lại từ tháng Giêng
Hồi giữa năm 2012, chính phủ đã tỏ rõ quan điểm muốn thúc đẩy kinh tế, và quyết tâm xử lý các vấn đề gây bất ổn. Tuy đó là việc khó làm khi đó, và hệ quả là thị trường đã gặp khó khăn, nhưng điều đó có thể xem là điểm bản lề.
Lần đầu tiên kể từ 1969, các quan chức chính phủ đã được yêu cầu thực hiện các phiên tự phê, là lúc để họ tự nhận lỗi và đề xuất những cách thức để cải thiện vai trò.
Các quan chức ngân hàng hàng đầu bị triệu tập lên để giải thích về các hoạt động cho vay và thị trường bất động sản đã bị bỏ mặc trong cảnh khó khăn.
Việt Nam thậm chí còn tính đến chuyện áp dụng các thay đổi, mà lẽ ra đã phải thực hiện từ lâu, về vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh.
Đã 21 năm sau khi bản Hiến pháp được thông qua, nay đang có đề xuất dỡ bỏ vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước ra khỏi Hiến pháp.
Nếu đề xuất này được thông qua, thì nó sẽ là một thay đổi mang tính đột phá về tư duy, có thể dẫn tới việc đặt nền móng cho những cải tổ tiếp theo.
Hơn hết, Bộ Tài chính sẽ ra bản kế hoạch vào tháng Sáu, được trông đợi là sẽ mở đường cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước lớn nhất kể từ thời Đổi Mới 1986 trở lại đây.
Trên mặt trận kinh tế vĩ mô cũng có những bước phát triển tích cực. Trong 13 tháng qua, dự trữ ngoại tệ tăng lên 17 tỷ đô la, đưa mức dự trữ lên khoảng 30-31 tỷ đô la trong tháng Một, là mức cao nhất từ trước tới nay. Mức này thậm chí còn cao hơn các dự đoán lạc quan nhất.
Vấn đề trong quá khứ của Việt Nam là việc thiếu niềm tin trong nước và việc tiếp tục phá giá đồng nội tệ khiến dẫn tới rút tiền đồng loạt từ ngân hàng trong nước.
Tuy nhiên, năm 2012, xu hướng này đã thay đổi, và Việt Nam đã chứng kiến những dòng vốn nội địa khi ngày càng có nhiều người chuyển từ việc cất trữ vàng và đô la Mỹ sang trữ tiền đồng.
Chính phủ đã có bước đi khôn ngoan khi chống đôla hóa các giao dịch trong nền kinh tế, và tạo ra một hệ thống tiền tệ hiệu quả hơn, theo đó có được mức tỷ giá hối đoái giữa đôla Mỹ và tiền đồng ở mức ổn định trong gần hai năm qua.

Cơ hội cải tổ
image
Những diễn tiến lạc quan này rõ ràng được thể hiện trên thị trường nội địa, với mức tăng 20% trong dịp cuối năm 2012.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu quay trở lại và kết quả là lượng giao dịch hàng ngày đã tăng lên 87 triệu đôla trong tháng Một.
Trên thực tế, người nước ngoài có thể hưởng lợi từ việc tự do hóa thị trường thêm nữa, với việc chính phủ cân nhắc đề án tăng mức tối đa sở hữu nước ngoài lên thêm 10%.
Hiện nay, người nước ngoài đang bị giới hạn ở mức 30% trong các ngân hàng, và 49% trong tất cả các doanh nghiệp có phát hành cổ phiếu trên thị trường.
Các khoản nợ xấu vẫn là điều gây quan ngại, và mức độ thực sự của các khoản nợ này đã được đưa ra tranh luận nhiều.
Trong lúc các số liệu chính thức cho thấy nó nằm ở mức 8-10% thì các đánh giá độc lập nói mức độ chính xác hơn phải là 13-15%, mà hầu hết là liên quan tới thị trường bất động sản. Dựa trên mức độ cân đối nợ và khả năng phục hồi, thì ước tính cần có chừng 7 tỷ đô la để xử lý vấn đề nợ xấu.
Chính phủ có kế hoạch xử lý vấn đề này bằng cách thành lập công ty quản lý tài sản, áp dụng cách tiếp cận “kiểu Trung Quốc”, theo đó sẽ cung cấp các khoản trái phiếu có trị giá bằng không cho các ngân hàng, để các ngân hàng thế chấp nhằm tạo tính thanh khoản.
Chính phủ cũng có kế hoạch có thêm các biện pháp khác như tạo gói hỗ trợ cho thị trường bất động sản, gồm miễn giảm thuế, cho vay tín dụng giá rẻ đối với các dự án nhà ở xã hội và các căn hộ nhỏ, và có thể có khả năng dẫn tới việc nới lỏng quy định mua bất động sản áp dụng với người nước ngoài.

image
Trong lúc việc tăng trưởng trong tương lai gần sẽ chậm lại do Việt Nam đang tìm lối đi nhằm thoát khỏi các thách thức, thì cánh cửa đã mở ra cho việc tái cơ cấu.
Chúng tôi cho rằng năm 2013-2014 sẽ đem đến những thay đổi cho Việt Nam, và đầu tư vào cổ phần sẽ là một chiến lược thành công. Tuy thị trường đã phục hồi nhưng mức giá năm 2013 vẫn là hợp lý nếu so sánh với các nơi khác trong khu vực.
Theo quan niệm của người Việt, có rắn trong nhà là điềm lành, bởi nhờ đó gia đình sẽ phát tài. Nếu quan niệm này quả chính xác, thì Năm Quý Tỵ rất có thể sẽ đưa Việt Nam tới một thời kỳ phát triển mạnh mẽ mới.



Các tuyến đường trung tâm được trang hoàng rực rỡ đèn hoa đón chào năm mới Quý Tỵ 2013.


image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image
Phố ông đồ thu hút được khá nhiều du khách đến tham quan



image




No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.