Friday, March 8, 2013

Quà 8-3 cho...các bạn...

image

Trong không khí tưng bừng hân hoan của ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, chủ đề mà Cá Vàng hôm nay chọn để viết đó là về những người đàn ông vĩ đại của nhân loại.

Nói chút cho vui vậy thôi, mỗi người trong chúng ta đều có những thần tượng, lý tưởng, suy nghĩ khác nhau, thật khó để có một danh sách những người đàn ông vĩ đại cụ thể, mà nếu có thì Cá chỉ biết một điều rằng những người cha chắc chắn sẽ là những người như thế. Và tương tự, những người mẹ cũng sẽ nằm trong danh sách những người phụ nữ vị tha của nhân loại.

image
Nhưng mà dù sao thì hôm nay không phải Ngày của Cha, cũng chẳng phải là Ngày của Mẹ, cho nên loanh quanh loăng quăng để các bạn cảm thấy thư giãn chút thôi, chủ đề thực sự mà Cá sẽ viết hôm nay là về những người con cơ các bạn ạ.

Hay nói chính xác hơn là những người con không muốn dùng quá nhiều tiền của cha mẹ để đi du học. Nhưng mà dù sao thì cũng vẫn là ngày 8-3, cho nên Cá hôm nay sẽ ưu tiên các bạn nữ đang đọc blog này. Hôm nay Cá sẽ không viết gì nhiều, mà sẽ chỉ gửi tới các một món quà nho nhỏ, đó là các học bổng dành cho Phụ nữ mà mấy ngày rồi Cá xem được trên mạng. Các bạn click vào các tên học bổng mà Cá highlight màu xanh, các bạn sẽ được dẫn tới các trang học bổng.


image
Đầu tiên là học bổng của Electronic Document Systems Foundation (EDSF). Tổ chức này trao ba loại học bổng: Document Management and Graphic Communications Industry Scholarships, OutputLinks Communications Group Sponsors Scholarships, và Kimi Kai Memorial Scholarship. Cả ba học bổng này đều có hạn là 1/5/2013. (May 1st 2013) Và các bạn click vào tên các học bổng để xem thông tin về cả ba loại học bổng này nhé.

Học bổng đầu tiên dành cho những ai muốn làm trong ngành Document Management và Graphic Communication, trị giá từ $1,000-$5,000. Có 40 suất học bổng này.  Điểm GPA tối thiểu là 3.0/4.0. Là sinh viên toàn thời gian, full time student tại một trường đại học được chứng nhận. Sinh viên quốc tế cũng có thể thi.

Học bổng thứ hai 
OutputLinks Communications Group Sponsors Scholarships trị giá $2,500. Bạn phải đang làm việc cho một trong những công ty nằm trong danh sách sponsoring companies của họ. Các bạn cũng vào link ở trên, sẽ tìm thấy danh sách này. Tuy nhiên, điểm cộng đó là bất cứ ngành nào cũng có thể thi. Điểm GPA tối thiểu là 3.0/4.0. Chỉ có ba người được nhận thôi.

Học bổng thứ ba Kimi Kai Memorial Scholarship trị giá $1,000 cho sinh viên full time, học ngành Business Journalism, Marketing, hoặc English Literature. Điểm GPA cũng 3.0/4.0. Ưu tiên sinh viên trường
Washington State University hoặc Gonzaga University. Học bổng này hơi cạnh tranh chút xíu, vì chỉ có một suất duy nhất.

Còn đây là học bổng của chương trình khác: 
William C. and Corinne J. Dietrich Scholarship Program. Học bổng này cho những học sinh năm cuối cấp 3 ở bang Minnesota và có dự định lấy bằng bachelor’s degree.

image
Tiếp tục là học bổng ADB-Japan Scholarship Program for Developing Countries in Asia do chính phủ Nhật tài trợ cho những người lấy bằng MS, PhD ngành economics, management, health, education, agriculture,  environment, natural resource management, science and technology và các ngành khác liên quan tới phát triển. Vì học bổng này không những cung cấp học phí toàn bộ, mà còn cung cấp tiền sinh hoạt hàng tháng, nhà ở, đi lại, bảo hiểm, sách vở, cho nên yêu cầu dự thi có khá nhiều và cũng rất khắt khe. Các bạn chịu khó tìm hiểu kỹ nha. Nhưng nói chung, đối tượng nhận được học bổng là những người sống ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong các nước này. Chúc các bạn may mắn.

image
Ngoài học bổng thì các bạn cũng có thể tìm các Grants/Loan hay thậm chí tham gia vào các essay hay video contests/competition, một cách thú vị để tìm nguồn tài chính đó bạn
Nói nhỏ với các bạn, lúc trước khi đi rình mò, kiếm học bổng, Cá lúc nào cũng phải căng mắt nhìn cái tiêu chí xin học bổng đầu tiên không phải là giá trị học bổng mà là có dành cho sinh viên quốc tế không. Cứ nhìn tiêu chí như kiểu citizens only/ hay là international students are not eligible là Cá nản lắm luôn. Rình nhiều thành quen, đến mức chỉ cần nhìn tới chữ FAFSA  (Free Application for Federal Student Aid) là chương trình xin hỗ trợ tài chính từ chính phủ Mỹ chỉ dành cho công dân Mỹ, là Cá ngậm ngùi đóng lại ngay. Tuy nhiên, nếu bạn đã có thẻ xanh hay là công dân Mỹ thì học bổng dưới đây không là vấn đề.

image
Học bổng The Asian Women in Business scholarship này cho những nữ doanh nhân tương lai. Học bổng này yêu cầu bạn phải có gốc châu Á (Việt Nam nằm trong số này).  GPA là 3.0/4.0. Và hạn là August 1st 2013. Chú ý là học bổng này không những chú trọng vào mỗi điểm GPA, mà còn đánh giá khả năng lãnh đạo, cống hiến cho cộng đồng của bạn.

image
Tiếp theo là học bổng Great Lakes National Scholarship Program. Học bổng này cũng giới hạn đối tượng một chút, vì bạn phải là công dân Mỹ hoặc có thẻ xanh, mới có thể thi. Học bổng này dành cho những ai học các ngành thuộc STEM (science, technology, engineering, or math). GPA là 2.75/4.0. Không quá cao phải không các bạn.

Ngoài ra, Cá có thấy có nhiều học bổng cho phụ nữ, nhưng phần lớn là cũng đã quá hạn, nhưng Cá cũng gửi cho các bạn xem để thử sức cho năm sau.


image
Học bổng của Google mang tên The Google Anita Borg Memorial Scholarship cho các bạn nữ đam mê Computer Science hay Computer Engineering. Học bổng này không chỉ giới hạn ở các trường ở Mỹ mà còn rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng chỉ nói riêng trong Mỹ, một điểm cộng đó là nếu bạn là sinh viên quốc tế, bạn cũng có thể thi. Hội đồng xét trên thành tích học tập và khả năng lãnh đạo. Học bổng trị giá $10,000 và được mời tham dự chương trình tại trụ sở của Google ở Mountain View, bang California.

image
Học bổng MBA The Fondation Rainbow Bridge Scholarship tại Paris, Pháp cho phụ nữ Châu Á và Châu Phi.

Học bổng
MBA Nestle Scholarship for Women tại Thụy Sĩ do Nestle tài trợ cho phụ nữ từ các nước đang phát triển. Hạn là tháng 9 hàng năm.

image
Bên cạnh đó còn có các chương trình thực tập Fellowship và Internship, làm việc tại Bảo tàng Smithsonian ở Washington D.C.

Hiện tại mới đó thôi các bạn ạ. Rất tiếc là có những học bổng vừa chỉ mới qua hạn nộp thôi, nhưng không sao, nếu các bạn chuẩn bị ngay từ bây giờ, cơ hội cho các bạn dành được học bổng này năm sau cũng không phải là không có đúng không nào. Một lần nữa, chúc các bạn nữ độc giả của VOA nói chung và của blog Like-Go-America nói riêng một ngày 8-3 hạnh phúc, ấm áp bên gia đình và bạn bè của mình. Chúc các bạn sẽ thành công trong bất cứ quyết định nào mà các bạn chọn. Nếu có thắc mắc, câu hỏi, đừng ngại email cho Cá tại voatiengvietblog@gmail.com nha. Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ.


Mong với những trải nghiệm nho nhỏ nhưng rất thật của mình với tư cách là một du học sinh ở Mỹ, mình có thể giúp được một số người, đặc biệt những ai Thích Đi Mỹ, có thể hiểu hơn chút ít về miền đất Bắc Mỹ này.



image
Cá Vàng



Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8.3

image
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật  trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay, phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
Trước đây, do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.
Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.

Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses)..Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2.

Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch. Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia.

Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.

Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn “Better to starve fighting than starve working” (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.

Năm 1912, nhà thơ Hoa Kỳ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử, nhưng đến

ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.

Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh, các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga.

Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó, đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.

Từ năm 1950, tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi  trong dịp cử hành lễ.

Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.

Năm 1977, nghĩa là hai năm sau Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, v.v... Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother’s Day).


Bách khoa toàn thư Wikipedia

image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.