Công
thư khẩn mà ông Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành ngày 6 tháng 3 để gia hạn thêm sáu
tháng cho người dân góp ý về bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 mà đáng lý ra
chấm dứt vào ngày 31 tháng 3 tới đây, mặc dù mang tính chất hành chánh; nhưng
nó đã hé mở cho dư luận thấy rằng vấn đề sửa đổi hiến pháp không còn đơn thuần
là “góp ý” từ người dân mà ngược lại chính nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ
phải xoay trở như thế nào về những góp ý này.
Tác
giả cho rằng chính quyền và đảng đang 'lúng túng, hốt hoảng và tự mâu thuẫn'
Vì
chủ quan và nhất là tin vào khả năng điều động 700 tờ báo, cơ quan truyền thông
của đảng để phản luận và dập tắt mọi góp ý “sai lệch đường lối lãnh đạo của
đảng” như đã làm trong các kỳ kêu gọi góp ý trước đây, nhà cầm quyền Cộng sản
Việt Nam đã bị lúng túng và trở nên hốt hoảng trong đợt góp ý bản dự thảo sửa
đổi hiến pháp 1992.
Trước
khi đưa bản dự thảo ra cho người dân góp ý, ông Phan Trung Lý, phó trưởng bản
biên soạn dự thảo đã có cuộc họp báo vào ngày 29 tháng 12 năm 2012, khẳng định
chắc nịch rằng “Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 hiến pháp như với tất
cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì là cấm kỵ cả”.
Nếu
có bản lãnh thật sự và tôn trọng những điều khẳng định nói trên, các ông trong
Bộ chính trị từ ông Nguyễn Phú Trọng cho đến ông Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng,
Nguyễn Xuân Phúc… đã không nên vội vã có những phát biểu thiếu cẩn trọng, quy
chụp những góp ý nào là “chống đảng” hay “suy đồi đạo đức”.
Thay
vì có hàng trăm tờ báo, cơ quan truyền thông của đảng đứng về phía lãnh đạo để
mạt sát những ai góp ý như cách nay vài năm; người ta chỉ thấy có vài tờ báo và
trang mạng của đảng loan tải một cách cô độc trước làn sóng phẫn nộ của dư luận
tràn ngập trên các mạng xã hội.
Có
lẽ chưa bao giờ, nhà cầm quyền Hà Nội phải đối diện một cuộc “đối đầu” mạnh mẽ
mặc dù diễn ra trên thế giới ảo (hiện có hơn 31 triệu người sử dụng Internet
tại Việt Nam); nhưng đó là một báo hiệu cho thấy người dân đã không còn im lặng
nữa.
Công
thư khẩn được phổ biến trong bối cảnh như vậy không thể là quyết định đơn
phương của ban soạn thảo dự thảo hiến pháp mà đến từ một phiên họp khẩn của bộ
chính trị, để tránh một hiện tượng đối đầu do phản ứng hốt hoảng của một số
lãnh đạo.
Nhìn
trên lăng kính của đấu tranh bất bạo động, công thư khẩn mà ông Nguyễn Sinh
Hùng ký chuyển hạn góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp thêm 6 tháng là một chiến
thắng nhỏ của làn sóng phản biện từ người dân.
'Giữ,
bỏ Điều 4?'
Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới đây cảnh báo dấu hiệu phạm pháp và lợi dụng
trong góp ý sửa Hiến pháp
Có
rất nhiều ý kiến được nêu ra liên quan đến một số điều khoản cần phải sửa hay
viết lại trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Ngoài ra, có đến ít nhất 3
bản dự thảo hiến pháp được đề nghị từ một số vị nhân sĩ, đảng phái, tổ chức
chính trị. Tuy nhiên mấu chốt của các nội dung góp ý đa số nằm ở điều 4 hiến
pháp 1992.
Đây
là điều khoản đã từng hiện hữu trong các hiến pháp trước đây và được các nhà
dân chủ, trí thức và đảng phái chính trị đề nghị loại bỏ vì nó không chỉ tước
đoạt quyền làm chủ đất nước thật sự của người dân mà còn là căn nguyên dung
dưỡng một thiểu số độc quyền đứng trên tất cả.
Trước
đây, những đòi hỏi bỏ điều 4 hiến pháp chỉ tập trung trong thành phần nhân sĩ ở
ngoài đảng, do đó mà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chủ quan nghĩ rằng những
đòi hỏi đó không tạo nên áp lực bên trong đảng khi mà quyền ban phát bỗng lộc
và quyển sổ hưu vẫn nằm trong tay đảng.
Từ
vài năm qua, những yếu kém trong vấn đề lãnh đạo đất nước cùng với những thao
túng tài nguyên quốc gia của các nhóm lợi ích cấu kết quanh một vài thành viên
Bộ chính trị, khiến cho những người đảng viên lương thiện thấy rằng điều 4 hiến
pháp còn tồn tại sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho đất nước mà còn cho chính họ.
Đó
là lãnh đạo đảng và các nhóm lợi ích đã và đang cấu kết nhau một mặt dựa vào
Bắc Kinh để duy trì quyền lực độc tôn và chia chác tài sản quốc gia cho từng bè
phái. Mặt khác, họ lại núp dưới chiêu bài chống “diễn biến hòa bình” để đàn áp
những người yêu nước.
Sự
nguy hiểm của điều 4 hiến pháp đã trở thành một trăn trở chung cho những người
Việt Nam
yêu nước. Vì thế nó đã trở thành một sức bật nối kết mọi người trong và ngoài
đảng Cộng sản khẳng định rằng điều 4 hiến pháp là một cản trở cho tiến trình
dân chủ hóa và phát triển Việt Nam .
Do
đó, việc bỏ hay giữ điều 4 hiến pháp không còn là “góp ý” của người dân trong 6
tháng tới mà nó chính là vấn đề phải giải quyết của lãnh đạo đảng.
Nếu
vài năm trước đây ông Nguyễn Minh Triết tuyên bố bỏ điều 4 là tự sát thì tình
hình hiện nay cho thấy là nếu lãnh đạo đảng tiếp tục giữ điều 4 cũng sẽ là tự
sát. Nội bộ đảng chắc chắn sẽ chia làm hai mảnh: Bỏ 4 và Giữ 4. Đồng thời lằn
ranh “đối đầu” giữa lãnh đạo đảng với người dân ngày càng trở nên quá lớn.
Điều
4 hiến pháp đang trở thành một tiến thoái lưỡng nan cho lãnh đạo Hà Nội.
'Tiết
kiệm thời gian'
Nhiều
cựu quan chức đã 'sát cánh' cùng các nhân sỹ, trí thức và quần chúng trong đợt
kiến nghị thay, sửa hiến pháp
Sự
kiện một số nhân sĩ khởi xướng “kiến nghị 72”, “cùng viết hiến pháp” cũng như
một vài tổ chức đề nghị các phiên bản dự thảo hiến pháp khác, cho thấy là nhu
cầu thảo luận để tiến đến một quy trình soạn thảo bản hiến pháp dân chủ tương
lai rất cần thiết.
Có
thể một số người sẽ không đồng ý khi cho rằng chế độ độc tài cộng sản còn đó
thì mọi thảo luận cũng trở nên vô ích khi mà người dân chưa nắm trong tay quyền
làm chủ đất nước thật sự.
Ý
kiến này thoạt nghe thì có lý nhưng trong mọi cuộc tranh đấu, bên cạnh những nỗ
lực tháo gỡ xích xiềng độc tài hiện tại, việc chuẩn bị nền tảng cho thể chế dân
chủ đích thực sau đó vô cùng hệ trọng, mà một bản hiến pháp mới đóng vai trò
then chốt.
Nền
tảng này được thiết lập càng sớm thì thời gian biến động càng ngắn, rủi ro xuất
hiện thế lực độc tài mới càng thấp, và đất nước bước vào giai đoạn hồi phục,
thăng tiến càng nhanh.
Kinh
nghiệm từ một số nước từng thoát khỏi độc tài trong quá khứ, đã hối tiếc vì chờ
đến sau ngày đổi đời mới ngồi xuống bàn soạn bản hiến pháp mới. Mong rằng dân
tộc Việt Nam
sẽ rút tỉa những kinh nghiệm này từ các nước đã từng bước từ độc tài sang dân
chủ, có những chọn lựa khôn ngoan hơn.
Hơn
thế nữa, khi Hà Nội bị dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan về điều 4 hiến pháp,
việc hình thành một mạng lưới chung trao đổi về các vấn đề dân chủ của đất nước
sẽ tránh được những ngộ nhận, phân hóa trong lực lượng dân chủ vào thời điểm
chín muồi của lịch sử.
Trong
sự đàn áp thô bạo hiện nay, lực lượng dân chủ khó có thể trao đổi mọi vấn đề và
nhất là đi vào chi tiết từng điều, khoản của bản hiến pháp dân chủ. Tuy nhiên
có nhiều chủ đề lớn và căn bản có thể đem ra bàn luận từ bây giờ để có mọi góc
nhìn, mọi quan điểm, và từ đó xây dựng sự đồng thuận hay thấy rõ đâu là ý
nguyện của đa số. Các tổng kết quan niệm nền tảng này sẽ tiết kiệm rất nhiều
thời gian và công sức cho một hội đồng thảo hiến được chính thức thành lập mai
sau.
'Chọc
giận nhân dân'
Trong
thời gian gần đây, người dân Việt Nam đã xuống đường nhiều hơn trước
vì các lý do khác nhau
Nếu
hiến pháp là văn kiện gốc quy định những nguyên tắc làm nền cho việc xây dựng
thể chế chính trị dân chủ và nhà nước pháp quyền để bảo vệ và phục vụ những
quyền cơ bản của người dân thì tối thiểu một số vấn đề căn bản sau đây cần sự
đồng thuận rộng rãi trước tiên.
Đó
là các vấn đề quyền lập hiến và tu chính hiến pháp của toàn dân; các quyền căn
bản của công dân; vai trò, thẩm quyền, và sự thống thuộc của các bộ phận chính
phủ trước dân tộc; cách tổ chức chính phủ; cách tuyển chọn chính phủ; và các
nguyên tắc bảo vệ những thành phần thiểu số trong mọi lãnh vực trong cộng đồng
dân tộc.
Những
vấn đề khác như chọn các biểu tượng chung của dân tộc làm sao để giúp mọi thành
phần vượt qua các lằn ranh chia cắt -- Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca; các phương
hướng lớn phục vụ xã hội như giáo dục, y tế; vai trò và nhiệm vụ của các định
chế lớn của quốc gia như công an, quân đội; v.v. sẽ được bàn thảo tiếp theo sau
khi những vấn đề căn bản nói trên đã có sự đồng thuận rộng rãi.
Từ
nhiều năm qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thường hay đề cập về vấn đề dân
chủ hóa ở trong đảng và đặt đảng dưới sự giám sát của nhân dân, chịu trách
nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Tất cả chỉ là những thuật ngữ
cho mục tiêu lừa dối những đảng viên lương thiện và người dân để duy trì quyền
lực và quyền lợi cho gia đình và phe nhóm.
Nhưng
sự hốt hoảng và quy chụp vội vã của một số lãnh đạo đảng vừa rồi cho người dân
thấy rõ là bộ chính trị đã cạn kiệt khả năng giữ chặt đảng trong lô cốt độc
tài. Rồi đây, chính họ sẽ đổ lỗi và quy trách nhiệm lẫn nhau trong 6 tháng tới
và có thể sẽ tái diễn một lần nữa việc tập thể bộ chính trị xin trung ương đảng
kỷ luật vì tội chọc giận “người dân”.
Lý
Thái Hùng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.