Ghét
Mỹ là một hiện tượng thường thấy ở nhiều nước, nhiều người. Ở những quốc gia
thiên tả, những lãnh tụ thiên tả, - dĩ nhiên là bao gồm cả những nước cộng sản
như Việt Nam ngày nay, và dân tộc trong các nước ấy, vì bị tuyên truyền nên đâm
ra ghét Mỹ. “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta” là bài học
đầu tiên trong tất cả các trại cải tạo.
Đây
không phải là bài học mới dành cho người miền Nam đi tù cải tạo sau 1975 mà là
một đề tài giáo dục chính trị căn bản ở miền Bắc đã có từ trước 1975. Tại những
quốc gia, những nước tư bản phát triển, những nước đang phát triển hoặc nghèo
đói, không phải là không ghét Mỹ. Mỗi nơi, mỗi nước có những lý do khác nhau
nhưng lý do thường thấy nhứt là cạnh tranh quyền lợi, là Mỹ hay “chơi cha, chơi
ép” người ta, có khi bị Mỹ hăm dọa bằng vũ lực. Người ta ghét Mỹ vì Mỹ là “Tên
sen-đầm quốc tế”, nhưng có môt lý do thông thường nhất là Mỹ giàu. Nước nghèo
ghét nước giàu tuy vẫn ngửa tay nhận viện trợ. Người nghèo ghét người giàu là
tâm lý thông thường. Tuy ghét Mỹ nhưng bị “Mỹ hóa” khá nhanh, khoái mặc quần
jean và khoái làm bộ nghênh ngang như mấy chàng Cowboy, nhưng trí óc những
người bị Mỹ hóa này thì rỗng tuếch. Vì rỗng tuếch nên dễ bị Mỹ hóa.
Điều đáng ghét là người ta ghét Mỹ là vì theo “mốt”. Cái “mốt” thường thấy, rất
đáng ghét là người ta phải ghét Mỹ để chứng tỏ ta đây là người “trí thức tiến
bộ”.
Ở miềnNam
trước đây, tâm lý ghét Mỹ cũng là điều thường thấy, ngay cả trong quân đội Việt
Nam Cộng Hòa. Không ít người đăng lính, đi sĩ quan từ khi Quân Đội Quốc Gia mới
thành lập, nghĩa là trước 1955, khi Tây đang còn, thì không ưa Mỹ. Khi Hùng
móm, em út tôi tử trận năm 1972, một đại tá Sư Đoàn Dù đến làm lễ và gắn Bảo
Quốc Huân Chương, tôi thấy ông đưa tay lên chào trước bàn thờ, lòng bàn tay
ngửa ra phía trước, giống như cách chào của lính Pháp. Lòng bàn tay không úp
xuống như của Quân Đội Cộng Hòa, giống cách chào của lính Mỹ. Tôi hơi ngạc
nhiên nhưng sau đó tôi hiểu. Tôi đoán chừng ông nầy xuất thân từ văn hóa Pháp,
từ lò của Pháp, không ưa Mỹ cũng là một tâm lý thông thường. Tôi không nói sai,
bởi vì ảnh hưởng văn hóa là điều khá quan trọng. Một người bạn của tôi, nguyên
là bác sĩ trước 1975 ở Saigon, đã đi du lịch Trung Hoa và Pháp. Khi du lịch
Trung Hoa, vì đi theo tour nên không ghé lại Cô Tô để xem Hàn Sơn Tự như anh ta
mong muốn. Khi qua Paris , nhìn sông Seine và đi thăm vườn Lục Xâm Bảo, anh thấy có một cái gì
đó rất gần gũi, thân quen, không cảm thấy xa lạ. Tôi nghĩ anh ấy không đến xem
Cô Tô và Hàn Sơn Tự là hơn, bởi khi thấy ngôi chùa nhỏ, rêu phong, không có gì
tráng lệ, hùng vĩ hay có được một khung cảnh đẹp và êm đềm như anh từng tưởng
tượng, anh sẽ thất vọng. Đọc “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh
đáo khách thuyền”, anh tưởng là một cái gì đẹp lắm, hùng vĩ lắm, mênh mông lắm,
xa vắng như tiếng chuông chùa vang vọng trong đêm khuya. Khi thấy thực tế, anh
sẽ thất vọng. Ngược lại, đến vườn Lục Xâm Bảo, anh sẽ thấy lại hình ảnh chú bé
hai tay đút túi, vừa đi vừa nhảy nhót như con chim sẻ như Anatole France đã mô
tả, hay anh thấy sông Seine giống như trong “Mùa Thu Không Trở Lại” thì dĩ
nhiên anh thấy linh hồn mình trong đó, vì anh học Pháp văn từ Cour Enfantin.
Chịu ảnh hưởng một văn hóa, yêu nó, điều đó không có gì lạ, không có gì xấu.
Thế không hơn những người không có một chút văn hóa, văn học nào cả thì sao?!
Nhưng cách chào ngửa lòng bàn tay ra phía trước như ông đại tá nói trên thì tôi
cho là sai. Chúng ta không trôi theo giòng thì thôi, lên bờ mà đi xe hay đi bộ,
còn đã trôi theo giòng thì “nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Cuộc sống
nhiều khi khá phức tạp và rất khó xử. Khổng tử nói: “Đời đục cả, ta trong làm
sao được?” Nhưng nhà thơ Hữu Loan thì lại không chịu. Ông ta không thể bẻ cong
ngòi bút để phục vụ “Chúng nó” được. Vì vậy cho nên ông phải đi đánh dậm, phải
chạy xe đạp ôm. Cũng được đi, ông chấp nhận! Nhưng điều đau khổ với ông là
“Chúng nó” không cho con ông đi học. Con cái những tên phản động không được học
cao, biết đọc, biết viết là được rồi. Chính sách của “Chúng nó” là vậy! Con ông
không có cơ hội đi học, chúng thất học. Đó là điều đau khổ cho ông. Gặp lại bạn
bè cũ và những người hâm mộ thơ ông ở Sài Gòn
sau 1975, ông than thở: “Khổng tử đúng mới chết chứ!” Nhìn chung, theo hay
không theo hoàn cảnh sống là điều khó xử.
Đọc “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Phan Nhật Nam, đoạn tác giả gặp Robert Lửa, người ta cũng thấy những sĩ quan trẻ hơn, trưởng thành sau khi miền Nam đã có nền Cộng Hòa, cũng ghét Mỹ, ghét cố vấn Mỹ. Khi ghét thì cúp phần ăn của nó, “Cho nó đói”, cúp luôn cả “tà-lọt”. Trong khi cố vấn Mỹ có gì đáng ghét chăng? Hễ khi đụng trận rồi, cấp chỉ huy của ta yêu cầu gì thì cố vấn Mỹ “Yes, Sir” lia lịa. Ngay cả đoạn tác giả “chưởi lộn” với một tên cán bộ Cộng Sản qua máy truyền tin là một đoạn rất hay, khiến cho tên cán bộ Cộng Sản im re, không dám lên máy nữa, ta cũng thấy cái tâm lý ghét Mỹ ở một số người. Tác giả kêu “Đ. M. Đế quốc Mỹ” và thách anh cán bộ Cộng Sản có dám kêu Nga, Tàu ra mà chưởi hay không. Tên cán bộ chịu thua.
Khi còn ở Huế, tôi thấy một số được gọi là “trí thức tiến bộ Huế” ghét Mỹ là vì
đó cái “mốt” để chứng tỏ ta đây “hơn người” chứ không có lý do gì chánh đáng gì
hết. Họ cho rằng thiên tả là tiến bộ; thiên hữu là chịu làm tay sai cho đế quốc
Mỹ. Không ghét Mỹ là chịu làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Việc nầy rất thiên lệch,
không vô tư chút nào! Trịnh Công Sơn viết “Đàn bò vào thành phố” là muốn ám chỉ
lính Mỹ đến Huế. Còn Việt Cộng vào thành phố (Huế) năm Mậu thân và chôn sống
năm ngàn người thì là gì đây? Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là một “trí thức tiến
bộ Huế”, thì gọi năm ngàn người ấy là “những con rắn độc”.
Ghét, thương, v.v… là tình cảm, nhưng khi ta ghét thương ai thì sự ghét thương đó phải được dẫn dắt bằng lý trí. Nếu chúng ta để cho tâm hồn mình dẫn dắt bằng cảm tính mà không bằng lý tính thì không thể gọi là người hiểu biết được, chưa nói là tự xưng mình là “trí thức tiến bộ” như mấy ông Huế tôi nói ở trên. Cổ nhân dạy: “Nhân bất học bất tri lý” Học là để biết, để suy xét, suy nghĩ về những việc xảy ra quanh ta và ứng xử làm sao cho đúng, không để tình cảm lôi kéo nhiều khi làm cho chúng ta có những hành động thiếu hợp lý, sai trái.
Thật ra, nhiều khi người Mỹ cũng có những thái độ đáng ghét. Đáng ghét cho
người nầy và người khác thì thích thú khâm phục, tùy vị trí khác nhau.
Khi tôi ở trại tỵ nạn Sungei Beshi bên Mã Lai, một hôm có “Phái đoàn Mỹ” tới. Thông báo là “Phái đoàn Mỹ” nhưng thật ra chỉ có một mình anh chàngArlington . Người ta đồn
anh nầy nguyên là trung tá Thủy quân Lục Chiến Mỹ, nay giải ngũ, làm việc cho
INS, đến trại để xét hồ sơ cho đi định cư ở Hoa Kỳ. Có người đoán anh ta là
nhân viên CIA. Buồn cười là khi anh ta xuống xe vào trại, thấy một đoàn người
ăn mặc chỉnh tề, sắp hàng trước sân Task Force (Chỉ huy trại), mỗi người cầm
một tờ giấy. Anh ta hỏi thì được biết rằng những người ấy bị tội “Ăn thịt heo”
nên bị phạt phải trình diện Task Force, mỗi ngày ba lần. Arlington thu hết các giấy trình diện, xé
rách, vứt xuống đất rồi đuổi mọi người về, khỏi trình diện gì cả. Đám người vui
mừng, cười nói ra về. Ai ra vào trại đều ký tên vào một cuốn sổ để sẵn ở cửa
chính. Không những không ký tên vào sổ, anh ta còn bước tới lật bìa úp cuốn sổ
lại, đi thẳng vào văn phòng Cao Ủy, chỗ anh ta sẽ làm việc. Vào tới nơi, anh
ngồi “vách đốc củ tỏi”, lấy thuốc ra hút. Bà Cao Ủy Delle, người Thái Lan, đem
tới cho anh ta cái gạt tàn thuốc, anh gạt qua một bên, tiếp tục gạt tàn thuốc
xuống nền nhà. Dĩ nhiên, theo tâm lý “bị trị”, những người trong trại tỵ nạn
thì thích anh ta lắm, còn đám Mã Lai thì coi anh ta như cái gai nhưng không làm
gì được. Qua câu chuyện như thế, ghét Mỹ hay thích Mỹ, thương Mỹ cũng tùy mỗi
người mỗi hoàn cảnh khác nhau, và người ta có những lý do, nhận định chủ quan
theo lăng kính của mình.
Cũng chưa hết chuyện anh chàng Arlington
nầy. Anh ta phỏng vấn một người đàn bà có chồng ở Mỹ, qua loa vài câu, anh ta
cho bà ra khỏi phòng, người con gái vào để anh ra phỏng vấn tiếp. Khi cô gái ra
khỏi phòng, bà mẹ lo lắng chờ sẵn ngoài cửa, bà hỏi: “Thằng Mỹ hỏi mày sao? Nó
hỏi mầy sao?” Arlington
gọi bà ta vào, nói tiếng Việt với bà, không qua thông dịch viên nữa: “Tôi gọi
bà bằng bà, gọi con gái bà bằng cô. Tại sao bà gọi tôi bằng nó, bằng thằng?” Bà
mẹ hoảng hồn, sụp lạy Arlington :
“Tui lạy ông. Tui lạy ông. Tui lỡ lời.” Ai bảo bà mẹ nói trên không có tâm lý ghét
Mỹ? Bà ghét Mỹ mà không biết mình ghét Mỹ. Bà nói theo thói quen của người Việt
Nam .
Người ta nói người Việt hiếu khách, nhưng quả thật họ có tâm lý ghét người
ngoại quốc. Sau lưng, họ ít khi gọi tới người ngoại quốc một cách lịch sự.
Người Tàu thì gọi là chú Ba. Người Ấn thì gọi là Anh Bảy Chà. Người Pháp, Mỹ
mắt xanh mũi lõ thì đều gọi bằng thằng hết. Chú Ba, Anh Bảy hay Thằng Pháp,
thằng Mỹ đều là những tiếng bày tỏ sự ghét, hoặc không ghét thì ít ra cũng
không mấy ưa. Tâm lý đó do đâu? Vì tổ tiên chú Ba đô hộ ta một ngàn năm? Vì
thực dân Pháp cai trị ta một trăm năm? Còn Anh Bảy, Anh, Mỹ thì sao? Anh Bảy ở Saigon ngày xưa thì cho vay nặng lãi và kêu police Tây
đuổi nhà lấy đất ở mấy xóm lao động. Mỹ thì cũng mắt xanh, mũi lõ, nên khi
người ta ghét Tây thì cũng không ưa những kẻ ngoại hình giống Tây.
Có những người ghét Mỹ mà người ta cũng khó hiểu được lý do! Ông bạn tôi kể lại
người hàng xóm của anh ghét Mỹ số một. Hễ mở miệng ra là “Tui ghét Mỹ lắm!”,
nhưng không biết lý do tại sao anh ta ghét Mỹ dữ vậy. Hỏi quê quán thì quê anh
ta ở một trong những cái hòn trong vịnh Rạch Giá: Hòn Lại Sơn, Hòn Tre, Hòn
Nghệ, Hòn Ngang, Hòm Đầm, v.v… Tôi nói với người bạn: “Dân ở hòn thì tôi cũng
có biết sơ qua. Hồi chế độ cũ, ít người cầm súng đánh nhau với Việt Cộng. Quân
đội, Cảnh Sát có lùng bắt những người trốn quân dịch thì họ leo tuốt lên núi,
khó “nắm cổ” chúng nó được. Dĩ nhiên, họ ghét những người đi lùng bắt họ đi
lính. Họ ghét quân đội, cảnh sát thì cũng dễ sinh ra ghét chính quyền miền Nam . Cũng từ
đó, đâm ra ghét Mỹ. Đến khi vượt biên thì họ ở biển, dễ vượt biên hơn người
khác và khi đến trại tỵ nạn thì chỉ xin đi định cư ở… Mỹ. Người hàng xóm của
anh bạn tôi, “ăn eo-phe” từ ngày qua Mỹ (Khai là bị cúp xương sống. Kéo lưới từ
khi 5, 10 tuổi thì khai cúp xương sống rất dễ… ăn) về công việc thì chỉ làm…
“tiền mặt”. Vài năm một lần về quê mua đất xây nhà, v.v… Anh bạn Nam Bộ của tôi
dễ nóng tính. Kể xong những “thành tích” của người hàng xóm, thay vì chưởi
người hàng xóm thì anh bạn bỗng chưởi Mỹ: “Cái nước Mỹ nầy nó ngu không chịu
được. Mấy thằng phản phúc như vậy mà nó đem về nuôi như nuôi ông nội, ông ngoại
nó.” Tôi cười: “Thằng nầy chỉ mới có cái tội không chịu làm “lính đánh thuê”
cho Mỹ. Còn những thằng trước kia ở Bắc vĩ tuyến 17 bắn rơi cả chục chiếc “Con
Ma”, “Thần Sấm” cũng được Mỹ đem về nuôi rất kỹ thì sao?”
Có thể đó là những kẻ ít học. Những người có học khá hơn chăng?
Sau vụ 11 tháng 9, tôi đến thăm một người quen, trước kia ở ViệtNam là bác sĩ,
qua Mỹ chuyển nghề dạy học song ngữ (Tôi sợ không dám nhận ông nầy là bạn. Ông
nầy vượt biên). Khi tôi tới, ông đang ngồi nói chuyện với một người bạn của ông
ta, ông thứ hai nầy là giáo sư đại học, một “trí thức tiến bộ” Huế qua Mỹ theo
chương trình H.O. Hai ông nói với tôi rằng vụ 11 tháng 9 là “Đáng đời thằng Mỹ
hay hiếp đáp người ta!” Tôi hỏi khắc: “Mấy ông nói vậy thì vụ Mỹ Lai có đáng
đời cho người Việt không? Đất Mỹ Lai là đất Chiêm Thành. Tổ tiên người Việt
cướp đất người Chiêm. Vậy người Việt chết ở đó có đáng đời họ chớ gì?” Hai
người kia biết tôi không phải là “trí thức tiến bộ” nên làm thinh.
Chiến tranh vốn dĩ đã tàn bạo. Thay vì người ta phải làm cho nó bớt tàn bạo đi
thì lại giết người dân vô tội nên làm cho chiến tranh tàn bạo hơn. Khi kẻ địch
bỏ súng xuống đầu hàng là không được giết họ. Đó không những là luật pháp quốc
tế mà còn là lương tâm. Nhân loại sở dĩ tồn tại là nhờ có lương tâm. Không có
lương tâm thì ngày nay nhân loại còn sống trong hang động chớ không thể có xe
hơi, nhà cửa đầy đủ tiện nghi như “các ông ấy” đang ở. Thú thiệt, từ đó, tôi
không muốn gặp các ông “trí thức tiến bộ” đó nữa.
Không ai có thể bắt chúng ta phải ghét người nầy, thương người kia, ngoại trừ… Việt Cộng. Ghét thương là chuyện thường. Ông nào đạt tới “thiền” thì bỏ ra ngoài tâm mình chữ ghét, chữ thương.
Điều nầy không quan trọng bằng “tri lý”. Ghét cũng có cái lý của nó mà thương cũng có cái lý của nó. Lý tính là dùng trí óc suy xét. Còn nếu như để cho cái cảm tính làm chủ, để nó lôi kéo mình mà không dùng trí óc suy nghĩ cho ra lẽ phải, trái, đúng, sai thì kẻ vô học sinh ra và lớn lên ở hòn, trường học có khi không có cả lớp 1, lớp 2 thì kẻ vô học đó và ông bác sĩ cũng như ông giáo sư đại học tôi nói ở trên đều giống nhau.
Ở miền
Đọc “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Phan Nhật Nam, đoạn tác giả gặp Robert Lửa, người ta cũng thấy những sĩ quan trẻ hơn, trưởng thành sau khi miền Nam đã có nền Cộng Hòa, cũng ghét Mỹ, ghét cố vấn Mỹ. Khi ghét thì cúp phần ăn của nó, “Cho nó đói”, cúp luôn cả “tà-lọt”. Trong khi cố vấn Mỹ có gì đáng ghét chăng? Hễ khi đụng trận rồi, cấp chỉ huy của ta yêu cầu gì thì cố vấn Mỹ “Yes, Sir” lia lịa. Ngay cả đoạn tác giả “chưởi lộn” với một tên cán bộ Cộng Sản qua máy truyền tin là một đoạn rất hay, khiến cho tên cán bộ Cộng Sản im re, không dám lên máy nữa, ta cũng thấy cái tâm lý ghét Mỹ ở một số người. Tác giả kêu “Đ. M. Đế quốc Mỹ” và thách anh cán bộ Cộng Sản có dám kêu Nga, Tàu ra mà chưởi hay không. Tên cán bộ chịu thua.
Ghét, thương, v.v… là tình cảm, nhưng khi ta ghét thương ai thì sự ghét thương đó phải được dẫn dắt bằng lý trí. Nếu chúng ta để cho tâm hồn mình dẫn dắt bằng cảm tính mà không bằng lý tính thì không thể gọi là người hiểu biết được, chưa nói là tự xưng mình là “trí thức tiến bộ” như mấy ông Huế tôi nói ở trên. Cổ nhân dạy: “Nhân bất học bất tri lý” Học là để biết, để suy xét, suy nghĩ về những việc xảy ra quanh ta và ứng xử làm sao cho đúng, không để tình cảm lôi kéo nhiều khi làm cho chúng ta có những hành động thiếu hợp lý, sai trái.
Khi tôi ở trại tỵ nạn Sungei Beshi bên Mã Lai, một hôm có “Phái đoàn Mỹ” tới. Thông báo là “Phái đoàn Mỹ” nhưng thật ra chỉ có một mình anh chàng
Có thể đó là những kẻ ít học. Những người có học khá hơn chăng?
Sau vụ 11 tháng 9, tôi đến thăm một người quen, trước kia ở Việt
Không ai có thể bắt chúng ta phải ghét người nầy, thương người kia, ngoại trừ… Việt Cộng. Ghét thương là chuyện thường. Ông nào đạt tới “thiền” thì bỏ ra ngoài tâm mình chữ ghét, chữ thương.
Điều nầy không quan trọng bằng “tri lý”. Ghét cũng có cái lý của nó mà thương cũng có cái lý của nó. Lý tính là dùng trí óc suy xét. Còn nếu như để cho cái cảm tính làm chủ, để nó lôi kéo mình mà không dùng trí óc suy nghĩ cho ra lẽ phải, trái, đúng, sai thì kẻ vô học sinh ra và lớn lên ở hòn, trường học có khi không có cả lớp 1, lớp 2 thì kẻ vô học đó và ông bác sĩ cũng như ông giáo sư đại học tôi nói ở trên đều giống nhau.
Hoàng
Long Hải
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.