Tổ
chức Phóng viên không Biên giới (RSF) nói Việt Nam nằm trong 5 quốc gia
theo dõi internet một cách nghiêm ngặt nhất.
Bốn
nước kia là Syria , Trung Quốc , Iran
và Bahrain .
RSF
cũng kêu gọi ngừng bán các công cụ theo dõi mạng cho các nước đang
đàn áp bất đồng chính kiến.
Phúc
trình mới mang tên "Kẻ thù của internet", chuyên đề theo dõi
(surveillance), được RSF đưa ra đúng ngày 12/3 - ngày Thế giới chống
kiểm duyệt mạng.
RSF
cũng nêu danh 5 công ty: Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat
là đã giúp các chính phủ kiểm soát mạng internet.
Việt
Nam đứng thứ năm về theo dõi và kiểm duyệt mạng, với nhận xét:
hệ thống mạng ở Việt Nam tuy chất lượng còn yếu nhưng vẫn bị chính
quyền kiểm soát chặt chẽ.
Phúc
trình của RSF viết: "31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm
tù và các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo
quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng".
Theo
dõi chặt
RSF
nhận xét rằng tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò
quan trọng trong việc kiểm soát và theo dõi người sử dụng mạng.
Các
nhà cung cấp chặn các website mà chính phủ không hài lòng.
Theo
RSF, các nhà cung cấp dịch vụ có thể tự quyết định chặn các website
nào mà không phải thống nhất với hãng khác. Thí dụ VNPT chặn
Facebook, nhưng một số nhà cung cấp khác thì lại không.
Tổ
chức nghiên cứu OpenNet Initiative năm 2012 đưa ra một danh sách các
website bị chặn ở Việt Nam, bao gồm nhiều báo, blog cả trong nước lẫn
nước ngoài, cùng các website mang thông tin nhân quyền và đối lập.
Kiểm
duyệt và theo dõi gắt gao hơn Việt Nam có Syria ,
Trung Quốc , Iran
và Bahrain .
Tại
Syria, nơi có 5 triệu người sử dụng internet, 22 nhà báo và 18 người
sử dụng internet bị bỏ tù.
Trung
Quốc trong khi đó có mạng lưới kiểm duyệt internet rộng lớn nhất.
RSF
nhắc tới hệ thống tường lửa đồ sộ và tinh vi, vốn được gọi là
"Trường thành" của Bắc Kinh.
Phúc
trình nói: "Trung Quốc bỏ tù con số người làm thông tin và báo
chí nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác".
"Ngày
nay, 30 nhà báo và 69 công dân mạng đang ngồi tù."
RSF
kêu gọi cấm bán các thiết bị theo dõi mạng cho các nước vi phạm bị
liệt kê trong danh sách 'Kẻ thù của internet'.
Tổ
chức này cho rằng không thể trông đợi các công ty tự nguyện làm công
việc này mà các chính phủ phải can thiệp và có chế tài.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.