Vài giờ sau, truyền hình nhà nước Iran đưa tin ba thiết bị bay không người lái đã bị bắn hạ.
New York Times đưa ra một số ảnh vệ tinh cho thấy, Israel dường như đã tấn công chính xác vào căn cứ không quân Shekari của Iran, đã phá hủy hệ thống radar được sử dụng cho tổ hợp phòng không S-300.
Hệ thống này Iran mua của Nga để ngăn chặn các cuộc không kích.
Radar thường được bao quanh bởi một số phương tiện, trong đó có 4 xe tải chở tên lửa.
Trước cuộc tấn công, tên lửa được nhìn thấy ở vị trí cạnh radar.
Sau vụ tấn công, các tên lửa đã được di chuyển và không rõ lý do tại sao. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Chris Biggers, việc chúng có vẻ không bị hư hại cho thấy cuộc tấn công chỉ nhắm vào mục tiêu hệ thống radar, rất chính xác, không phải xe chở Hỏa Tiễn, hay cơ sở Hạt nhân.
Các khu vực khác của căn cứ không quân và sân bay lân cận cũng có vẻ không bị hư hại.
Độ chính xác của cuộc không kích sâu bên trong Iran cho thấy Israel đã chọn mục tiêu có chủ đích.
Nhiều người ở Israel tin rằng tình hình sẽ yên bình cho đến sau kỳ nghỉ lễ Passover (lễ Quá hải) của người Do Thái vào tuần tới, vì vậy cuộc tấn công Isfahan vào rạng sáng 19/4 là điều hơi bất ngờ.
Một khía cạnh bất thường khác trong vụ việc ở Isfahan là quy mô của cuộc tấn công, mà các báo cáo cho thấy đến từ một số chiếc UAV, nhỏ hơn nhiều so với những gì Israel được cho là sẽ thực hiện.
Chuyên gia Andreas Krieg, giảng viên cao cấp của Trường Nghiên cứu An ninh tại trường đại học King's College London cho biết:
"Đó có thể là một cách để Israel thực hiện lời đe dọa trả đũa mà không gây ra leo thang. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng cuộc tấn công này đã đưa hai nước quay trở lại cuộc chiến tranh bóng tối đã diễn ra trong nhiều năm, nếu mức độ của nó là như vậy. Thông điệp của Iran chắc chắn cho thấy rằng họ không cần phải đáp trả cuộc tấn công này”.
Nếu đúng là vậy, điều đó sẽ khiến nhiều người ở Israel, Iran, Thế giới (?)... cảm thấy nhẹ nhõm.
Thực tế có phải như vậy không?
- Hay cuộc tấn công này nằm trong chiến lược toàn diện của ISRAEL?
Thiết nghĩ, Israel chắc biết rằng: Không thể "tiêu diệt" được Iran.
Tấn công tạo thiệt hại tài sản, gây chết chóc thường dân Iran sẽ dẫn tới chiến tranh lan rộng trong vùng, có thể đưa tới chiến tranh "tôn giáo", thế chiến III (?); nên chọn giải pháp:
Sống chung hòa bình trong an toàn, thịnh vượng.
Cuộc oanh kích ngày 13/4 cho thấy, nếu Israel không có hệ thống Phòng Không Đa Tầng tân tiến với sự trợ giúp tận tình của Mỹ, Anh, Pháp, Jordan, thì đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới rồi.
Hệ thống Phòng Không Đa Tầng đã giúp Israel gồm:
- Hệ thống " Vòm Sắt" được Israel phát triển lần đầu tiên vào năm 2011, để đánh chặn đạn pháo cũng như rocket tầm ngắn. Đây được xem là một trong những hệ thống phòng không tân tiến nhất thế giới, được bố trí rải rác khắp Israel và có thể bảo vệ một diện tích lên đến 155km2.
- Hệ thống tên lửa phòng không David’s Sling
- Rocket được cho là có tầm xa nhất mà nhóm vũ trang này có được.Còn được gọi với tên Đũa phép, hệ thống phòng không David’s Sling phóng ra tên lửa đánh chặn Stunner không chứa đầu đạn. Hệ thống này chặn được rocket và tên lửa có tầm trung và xa ở khoảng cách lên đến 300km.
- Hệ thống Arrow- 2 là lớp cuối cùng của mạng lưới phòng không Israel được triển khai vào năm 2000, sau đó là hệ thống Arrow-3 triển khai vào năm 2017.
Cả hai hệ thống đều dùng tên lửa đánh chặn hai tầng có nhiên liệu rắn, nhắm đến mục tiêu là các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở tầng trên bầu khí quyển.
- Phi Cơ giám sát và trinh sát đa nhiệm Oron tin tức mới nhất vừa tiết lộ, Israel đã sử dụng Phi Cơ ORON trong trận này. Oron được đánh giá là tân tiến nhất thế giới thuộc loại này. Oron có tầm bay 12.500km, tốc độ tối đa gần 950 km/h với trần bay 16.000m.
Oron có 8 trạm điều hành thu thập thông tin tình báo, cảm biến đa miền và tích hợp trí tuệ nhân tạo cấp độ cao để điều phối và chia sẻ một cách có hệ thống nhiều đầu vào thông tin tình báo, đồng thời có thể mang thông tin giám sát với dữ liệu nhiều terabyte trên diện tích hàng chục nghìn km2.
Với hệ thống Phòng Không đa tầng tân tiến, Israel đã ngăn chặn 99% các UAV và hỏa tiễn của Iran.
Iran sử dụng vũ khí tối tân để tấn công bất ngờ vào Israel quy mô lớn chưa từng có trong ngày 13/4:
- 185 UAV tự sát UAV Shahed-136 và Shahed-
UAV Shahed-136 lần đầu tiên được giới thiệu năm 2020; được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cố định tại tọa độ nhất định. Phạm vi hoạt động của nó là khoảng 1-2.000km. mang đầu đạn nặng 50kg. có tốc độ bay khoảng 150-170 km/giờ ở độ cao từ 60 đến 4.000m. Một số yếu điểm của Shahed-136 đã được sửa đổi và cải thiện ở phiên bản Shahed-238.
Theo kênh truyền hình N12 của Israel, tất cả UAV tự sát của Iran đều bị bắn hạ bên ngoài lãnh thổ Israel.
Cùng với UAV tự sát, Iran đã sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau trong cuộc tấn công:
- 146 tên lửa, trong đó có 36 tên lửa hành trình và 110 tên lửa đạn đạo.
Đặc biệt, các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr mang đầu đạn chùm Khaybar Shekan và Dezful đã được ghi nhận. Sau cuộc tấn công, các bức ảnh chụp các bộ phận của tên lửa đạn đạo Emad và cảnh quay đánh chặn tên lửa hành trình Paven đã chứng minh việc Iran sử dụng nhiều loại tên lửa trong vụ tấn công.
Tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr và Emad là khoảng 1,5-2.000km với đầu đạn mang theo nặng 700-900kg. Chúng là một trong những loại vũ khí tấn công tầm xa mạnh mẽ nhất của Iran.
Điểm đáng chú ý là việc Iran lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo Dezful được giới thiệu vào năm 2019 với sai số lệch mục tiêu chỉ khoảng 5m và tầm bắn hơn 1.0000km, mang đầu đạn nặng 600-700kg.
Một tên lửa khác được lực lượng IRGC sử dụng là Khaybar Shekan sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn được công bố là 1.450km.
Hầu hết các bệ phóng tên lửa của Iran đều được ngụy trang giống như những xe công trình kéo để triển khai tới các vị trí tấn công.
Ngoài tên lửa đạn đạo, Iran còn sử dụng tên lửa hành trình Paveh, được giới thiệu vào đầu năm 2023. Loại vũ khí tấn công có tầm bắn 1.650km này khá đặc biệt khi chúng có thể liên kết với nhau để phân chia mục tiêu tấn công và tối ưu hóa khả năng sát thương.
Vũ khí “át chủ” của Iran trong đợt tấn công là tên lửa siêu thanh Fattah, đạt tốc độ Mach 15 (nhanh gấp 15 lần tốc độ âm thanh)
Hệ thống phòng không đa tầng của Israel cùng các đồng minh đã bắn hạ và vô hiệu hóa 99% số vũ khí này trước khi chúng bay đến không phận Israel. IDF khẳng định cuộc tập kích chỉ gây hư hại nhẹ cho căn cứ không quân Nevatim và không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở này. Cho nên Israel muốn sống an bình tất nhiên phải diệt Iran.
Iran mạnh nhờ 2 ưu thế:
- Uranium, vũ khí hạt nhân,
- Dầu Hỏa.
Đối với Dầu Hỏa ở sâu trong lòng đất, có phá hết các mỏ bơm Dầu , việc xây dựng lại cũng dễ dàng nhanh chóng.
Iran nhờ sự dồi dào tài chính này đã tài trợ cho những tổ chức khủng bố, tấn công Israel, như Hezbollah, Houthi ở Yemen , Hamas ở Gaza. Israel cần thời gian để chặt hết những cánh tay này trước khi dứt điểm với Iran.
Thức tế Israel vẫn có thể mở 2 mặt trận cùng lúc, vì tiến chiếm Rafah, diệt Hamas chỉ là một cuộc hành quân trong thành phố, lục soát phá hủy các địa đạo, căn cứ quân sự, chỉ cần bộ binh, chiến xa, pháo binh là đủ.
Dù sao, "Cẩn tắc vô áy náy"!
Israel biết rõ:
- Phải triệt tiêu cơ sở sản xuất Uranium , vũ khí Hạt nhân, Hỏa tiễn, UAV, v.v... .
Đây là sức mạnh chính yếu của Iran. một khi tiêu diệt hết các cơ sở này, thì Iran cũng như con Sư Tử bị bẻ răng, cắt móng, không còn đáng ngại nữa.
Iran không còn khả năng tài trợ cho các lực lượng khủng bố, thì như xe hết dầu;
Hamas, Houthi, Hezbollah, v.v.. tự động tan rã. Trung Đông an bình.
Israel phải cân nhắc làm sao trong chớp nhoáng, sử dụng chiến thuật " Tiền oanh kích, Hậu dội bom" tiêu diệt trên 75% cơ sở Hạt nhân của Iran.
Bom không do UAV mà do các phi cơ chở và thả chính sát, với sức mạnh công phá được tính toán chu đáo, từng mục tiêu, từng loại bom, để đủ sức phá hủy các căn cứ kiên cố chứa đựng vũ khí này.
Không lực của Israel thừa khả năng thi hành chiến thuật này.
F-15 và F-16 vượt được 1.600 đến 2.000 kilomet khoảng cách giữa hai nước, có thể tung hoành trên toàn lãnh thổ Iran nhờ có các phi cơ tiếp liệu trên không. Bên cạnh đó còn có chiến đấu cơ tàng hình F-35 trang bị các bình xăng có thể vứt bỏ để mở rộng tầm hoạt động đồng thời vẫn không lộ tung tích. Các hỏa tiễn Jericho của Israel có tầm bắn đến vài ngàn kilomet. Trên biển, Israel có 5 tàu ngầm trang bị hỏa tiễn, một số đang có mặt ở Hồng Hải.
Israel nằm trong số những quốc gia hiếm hoi có thể tấn công nguyên tử cả từ trên không, trên đất liền và trên Biển.
Israel hiện còn có 80 đến 400 đầu đạn nguyên tử và các quả bom nhiệt hạch.
Ngoài ra khả năng tấn công tin học cũng là vũ khí rất quan trọng.
Tháng 12 năm ngoái, những tin tặc bí ẩn đã làm tê liệt 3/4 số trạm xăng ở Iran, gây ra những vụ kẹt xe khổng lồ. Năm 2020, cảng lớn nhất của Iran là Bandar Abbas bị hỗn loạn trong nhiều ngày vì hệ thống máy tính tê liệt.
Cho nên cuộc không kích vào Isfahan là một hành quân thăm dò (?), trắc nghiệm hệ thống Radar của Iran, để việc thiết kế tấn công hoàn hảo, không "hố", như Iran phạm phải trong cuộc tấn công ngày 13/4 vừa qua.
Cuộc không kích này, ngoài việc trắc nghiệm hệ thống RADAR, còn tiềm ẩn sâu xa:
- Nêu lên tinh thần " độc lập" của Israel.
- Minh sương quá Hải :Tạo cho Iran nghĩ rằng Israel xuống thang, chỉ là " ăn miếng trả miếng", để không mất mặt, Iran coi thường đối phương, lơ là củng cố hệ thống phòng thủ, có thời gian để Israel thiết kế và chuẩn bị chu đáo một cuộc tấn công toàn diện.
Israel theo chính sách Douglas MacArthur (?) đã dùng để chấm dứt Thế Chiến II và xây dựng Nước Nhật phú cường:- Dội bom Hiroshima và Nagasaki khiến Nhật không còn khả năng chiến đấu, đầu hành...
Mỹ không chiếm Nhật, mà giúp Nhật cải cách Chế độ, Chính trị, Xã hội, Kinh tế, v.v...
Không lấy Máu trả thù Máu, nên chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1952, những cải cách mà người Mỹ với đại diện là Douglas MacArthur thực hiện đã mang lại nhiều bước tiến cho Nước Nhật.
Nước Nhật ngày nay phú cường; Dân Nhật mang ơn Mỹ.
Chính sách của Douglas MacArthur đã thành công,
Israel sao lại (?), Trung Đông yên ổn, Thế giới hòa bình.
Israel "tiền oanh kích, Hậu dội bom", tiêu diệt hết các cơ sở vũ khí Hạt nhân, khiến Iran không còn khả năng chiến đấu, rồi cùng Dơn Iran cải cách Chế độ, xây dựng một Iran phi quân sự.
Sắc Tộc, tôn giáo, hòa hợp. Thực thi Dân chủ, Nhân quyền.
Khác hẳn với chính sách của công sản Bắc Việt khi chiếm Miền Nam:
Hận thù , tàn ác, cướp giật!
Đỗ Mười ủy viên ban bí thư Trung ương Đảng đã tuyên bố trước sơn tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút:
“Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng – xưởng, ruộng đất chúng nó (ám chỉ người dân miền Nam), xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”.
Chính sách của cộng sản Bắc Việt tàn ác đầy thú tính, hiếu sát, khát máu được Tố Hữu đề cao:
"... Bún xào thịt Ngụy mới ngon
Cơm chan máu Mỹ cho con đỡ lòng... "
*
"... Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong.
Cho đảng bền lâu, cùng rặp bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt..."
*
"... Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi Stalin..."
*
"... Thương cha, thương mẹ thương chồng
Thương mình thì một, thương Ông thương mười..."
(ông=Stalin) đã khiến Miền Nam, sau nửa thế kỷ đau thương như Cựu Đại Tá cộng sản Phan Huy nhận định:
Một miền Nam hạnh phúc hóa tang thương
Một xã hội thiên đường thành địa ngục
Và bây giờ cả hai miền đất nước
Đã san nghèo, cào khổ giống như nhau
Cùng đội chung cái ách nạn trên đầu
Một chủ nghĩa ngông cuồng đầy tội ác.
VIỆT NAM tang thương! - Chừng nào hết NẠN ?
- Israel sẽ thực thi như Douglas MacArthur ? hay như Đỗ Mười?
... khi có "Gió Đông".
Lưu-Vĩnh-Lữ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.