Người nhà Thanh gặp người tí hon
Vào thời nhà Thanh, văn nhân Thang Dụng Trung (sinh năm 1801), người huyện Vũ Tiến (thuộc thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay), đã ghi lại sự việc kỳ lạ về một người tí hon trong cuốn sách “Dực quynh bại biên” của mình. Người chú chồng của cô của ông tên Triệu Bá Châu, có trưởng bối đến Quảng Châu làm quan và đưa về hai người tí hon – một ông lão và một bà lão.
Hai con người nhỏ bé này đều cao khoảng một thước thước cổ Trung cộng, khoảng 0.33cm, ngón tay thon dài như móng vuốt chim. Lời hai người này trò chuyện khiến người khác không hiểu được. Cả hai được đặt trong một hộp gỗ lớn. Họ ăn gạo sống, rau củ, trái cây. Trong hộp còn có chiếc tráp đựng y phục mùa đông và mùa hè được thiết kế đặc biệt cho họ. Khi thời tiết thay đổi, những người tí hon này sẽ thay đổi y phục. Họ rất sợ lạnh, cho nên vào mùa đông, họ được đưa vào phòng kín có đốt lửa để sưởi ấm.
Ít lâu sau, ông lão qua đời, bà lão khóc lóc mấy ngày rồi cũng ra đi. Hai người được mai táng trong chiếc quan tài nhỏ.
Tương truyền, hai người tí hon này là món quà người phương Tây đưa tặng. Những người phương Tây kia đã ngẫu nhiên bắt được họ từ đất nước tí hon.
Thang Dụng Trung sinh vào năm Gia Khánh thứ sáu (năm 1801). Trong thời kỳ thịnh thế dưới triều Khang Hy và Càn Long nhà Thanh, trưởng bối của người chú Triệu Bá Châu đến Quảng Châu để làm quan. Lúc bấy giờ, người Tây dương đến Trung cộng để kinh doanh chỉ có thể thông qua Quảng Châu. Vì thế, họ thường tặng một số đồ vật quý hiếm, kỳ lạ mà họ thu được trên đường đi cho các quan viên nhà Thanh. Chuyện về người tí hon không chỉ được Thang Dụng Trung ghi lại, mà một số thư tịch cổ của các triều đại cũng có ghi chép.
Tác giả cho rằng hiện nay hiếm khi nhìn thấy những người tí hon này. Có thể vì họ quá nhỏ bé để thích nghi với môi trường sống hiện tại trên Trái đất, và họ đang dần bị đào thải. Tuy nhiên, một số người tí hon còn sót lại có thể vẫn đang tồn tại trong một thời gian và không gian mà con người không biết. Trong lúc ngẫu nhiên, họ mới lộ diện mạo của mình.
Dưới đây là một câu chuyện phát sinh trong thế kỷ 20, tại tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Ông Ron Quinn vô tình gặp được người tí hon khi đang tận hưởng kỳ nghỉ cùng cha mẹ tại vùng ngoại ô.
Người phương Tây hiện đại gặp những người tí hon
Vào một ngày tháng Tám, ánh nắng mùa hè ở vùng nông thôn tiểu bang New York chiếu vào căn nhà nghỉ dưỡng của gia đình ông Ron Quin. Đây cũng là nơi khởi đầu cho một cuộc gặp gỡ khó tin.
Khi ông Ron viết lại câu chuyện này để xuất bản, ông đã ở độ tuổi xế chiều. Tuy nhiên, ông vẫn nhớ như in sự kiện kỳ lạ này trong quá khứ.
Trong căn nhà gỗ ven sông thanh vắng, u tịch, Ron Quin đang ngồi cạnh cửa sổ để tận hưởng sự bình yên. Đột nhiên, anh nghe thấy tiếng gõ nhẹ vào cửa sổ, giống như có người gõ móng tay vào cửa kính. Anh quay lại nhìn về phía phát ra âm thanh, cảnh tượng trước mắt khiến Ron hết sức kinh ngạc. Trên bệ cửa sổ có một “người đàn ông nhỏ bé” cao khoảng 12inch, trên người mặc một bộ trang phục khác thường.
Anh chàng nhỏ bé này trông không giống yêu tinh, người lùn hay yêu tinh Ailen thường được được kể lại trong truyền thuyết phương Tây. Anh ta rõ ràng đang tồn tại một cách chân thực. Lúc này, Ron cảm thấy sợ hãi, quay mặt đi, hy vọng “hình ảnh kỳ lạ” này sẽ biến mất.
Tuy nhiên, tiếng gõ cửa lại tiếp tục vang lên, Ron quay đầu lại lần nữa. Anh chàng tí hon ngoài cửa sổ đang mỉm cười, vẫy tay với Ron. Cây gậy trong tay anh ta gõ nhẹ vào tấm kính cửa ngăn cách hai người. Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Ron vẫn nhớ từng chi tiết hành động của người tí hon, bởi hình ảnh đó luôn in sâu vào tâm trí Ron
Theo như Ron chia sẻ, anh chàng tí hon đội một chiếc mũ cổ quái màu xanh đậm, bộ râu màu xám đen che hết nửa khuôn mặt. Mái tóc xoăn của anh ta xõa đến vai, che kín tai. Anh ta mặc một chiếc áo khoác ngắn màu xám bó sát, tay áo rộng, quần dài đến đầu gối. Chiếc thắt lưng đen quấn quanh vòng eo rộng nhưng không có khóa. Đôi giày màu nâu, mũi giày cong về phía sau. So với người bình thường, anh ta chừng năm mươi tuổi. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của người tí hon này là đôi mắt to, đầy vẻ thân thiện và nhân hậu.
Ron bất động ngồi đó, kinh ngạc nhìn người bạn nhỏ bé mới gặp. Người tí hon trước mặt là chân thật, từ hành động, cử chỉ, cho đến hình bóng hiện ra dưới bậu cửa sổ.
Sau khi nhìn nhau vài giây, người tí hon ra hiệu cho Ron lại gần. Lúc này Ron đã làm theo. Anh quỳ bên cửa sổ, cách vị khách không mời của mình khoảng một bước chân. Người tí hon mỉm cười và nhìn anh trìu mến, cảm giác như giữa họ chưa từng có sự gần gũi đến như vậy.
Khi Ron từ từ mở cửa sổ, người tí hon đột nhiên lùi lại một bước, nhìn xung quanh, như thể đang kiểm tra mọi thứ. Sau đó, anh ta lại mỉm cười, nhảy khỏi bệ cửa sổ và rơi xuống bãi cỏ. Anh ta nhảy qua bãi cỏ, nhìn thoáng qua Ron, rồi biến mất trong bóng cây, vượt khỏi tầm nhìn của Ron.
Ron chạy đi tìm người nhà và hào hứng kể cho cha mẹ nghe về sự việc mình vừa trải qua, nhưng mọi người chỉ cười anh. Mẹ anh mỉm cười và nói rằng có thể anh đang nằm mơ, hoặc trí tưởng tượng của anh quá phong phú. Sau ngày hôm đó, câu chuyện của Ron trở thành chuyện cười trong gia đình. Khi đang đi trên đường núi, có người trong nhà hét lên, “Nhìn kìa, tôi thấy một chú lùn chạy qua!” và mọi người đều phá lên cười.
Trong tuần cuối cùng của kỳ nghỉ, Ron liên tục tìm kiếm người đàn ông tí hon đó, nhưng không có kết quả. Cha của Ron là một họa sĩ và ông cũng thừa hưởng một phần tài năng của cha mình. Vì vậy, ông đã vẽ một bức tranh về người tí hon mà mình gặp để lưu giữ kỉ niệm đó. Bức chân dung này đã được đăng trên tạp chí “Vận mệnh” của Hoa Kỳ vào năm 2004 cùng với bài viết “Gặp gỡ người đàn ông nhỏ bé” (Meeting with a little man).
Lời kết
Trong dòng chảy của lịch sử, cả người khổng lồ và người tí hon đều lưu lại dấu vết hoặc có ghi chép về sự tồn tại của họ. Sự tồn tại của những người này cũng thể hiện quá trình thử nghiệm khi Thượng Đế tạo ra con người, chứ không phải là sự tiến hoá của loài người. Như hai câu chuyện ở trên, có thể thấy rằng cho đến thời đại ngày nay, ở một số trường hợp hy hữu, người tí hon đã ngẫu nhiên hiển lộ chân dung của mình.
Chẳng phải điều đó cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm hay sao?
Dung Nãi Gia _ Gia Phạm
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.