Friday, April 12, 2024

Những chiếc nón sắt của thế giới cổ đại

 BM

Vào ngày 30/01/2024, có một phiên đấu giá đặc biệt diễn ra tại nhà đấu giá Christie’s ở thành phố New York, tên là: “Áo giáp và Vũ khí của Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển Mougins, Phần 1.” Phiên đấu giá này bao gồm 36 hiện vật đến từ bộ sưu tập tư nhân lớn nhất về áo giáp và vũ khí của Hy Lạp và La Mã cổ đại, được trưng bày từ ngày 26/01 đến ngày 29/01. Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển Mougins (MACM) nổi tiếng đã trưng bày các hiện vật này cùng nhiều cổ vật, bên cạnh còn có các tác phẩm nghệ thuật đương đại lấy cảm hứng từ thế giới Hy Lạp và La Mã cổ đại — tất cả đều thuộc sở hữu của cựu thương gia và nhà sưu tầm nghệ thuật người Anh Christian Levett.


Năm 2011, ông Levett đã khánh thành Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển Mougins (MACM) ở miền Nam nước Pháp, vốn là một nhà máy cũ mà ông cho trùng tu lại để lưu giữ bộ sưu tập này. Đam mê lịch sử quân sự từ khi còn nhỏ, ông Levett đã sưu tầm một bộ sưu tập đáng kinh ngạc gồm nhiều tấm giáp lưng, giáp che ngực, nón giáp, và những thanh kiếm từ thế giới Địa Trung Hải cổ xưa, và trưng bày chúng trên toàn bộ tầng thượng của MACM. Nhiều hiện vật trong số này có nguồn gốc từ nhà công nghiệp người Đức Axel Guttmann, người được xem là nhà sưu tầm vĩ đại nhất thế kỷ 20 trong lĩnh vực này. Vào năm 2023, ông Levett đóng cửa MACM sau khi sở thích sưu tầm của ông đột ngột chuyển hướng. Đây là nguyên nhân dẫn đến cuộc bán đấu giá của Christie’s, một trong tổng số sáu phiên đấu giá bộ sưu tập của MACM.


Điểm nổi bật trong phiên đấu giá ngày 30/01 là một loạt đầy đủ các loại nón giáp. Bốn hiện vật xuất sắc gồm chiếc nón giáp Corinthian bằng đồng của Hy Lạp, chiếc nón giáp kiểu Weisenau bằng đồng thau tấm của La Mã, chiếc nón giáp sắt và đồng thiếc của kỵ binh La Mã, và chiếc nón giáp Guttman mouse. Những hiện vật này tiết lộ câu chuyện về chủ nhân trước đây của chúng, sức mạnh quân sự của các nền văn minh cổ đại, cũng như tay nghề lão luyện và kỹ thuật chuyên môn của những nghệ nhân đã tạo nên chúng.


Nón giáp đồng Corinthian của Hy Lạp


BM

Ban đầu, chiếc nón giáp Corinthian che kín khuôn mặt của người chiến binh nhằm mang đến sự bảo vệ tốt nhất có thể. Tuy nhiên, biện pháp bảo hộ này đã hạn chế tầm nhìn, khả năng nghe, và hít thở của người đội nón. Theo thời gian, cấu trúc của những chiếc nón giáp Corinthian dần được cải tiến với lỗ hốc mắt lớn hơn, phần bảo vệ mũi nhỏ hơn và tròn hơn. Chiếc nón giáp Corinthian cổ điển có phần đầu hình vòm lớn hơn, đôi mắt thon dài hình quả hạnh, và tấm bảo vệ gò má cong thanh thoát. Trưởng phòng Nghệ thuật Cổ đại và Cổ vật của Christie’s, bà Hannah Fox Solomon nói rằng, “Về mặt thẩm mỹ, đây là một kiểu dáng đẹp đậm chất trữ tình.”


Chiếc nón giáp đồng Corinthian của Hy Lạp có từ cuối thời kỳ Cổ phong (Archaic) đến đầu thời kỳ Cổ đại (Classical), khoảng năm 525 – 475 trước Công Nguyên, giá trị ước tính từ 300,000 USD – 500,000 USD. Đây là mẫu nón giáp đặc biệt kiểu Hermione; đặt theo tên một thị trấn Hy Lạp cổ trên bán đảo Argolid Peloponnese. Loại nón này được xem là phiên bản lý tưởng của nón giáp Corinthian, và trong nghệ thuật thị giác nó thường được khắc họa trên các tác phẩm điêu khắc, đồng xu, và những chiếc bình cổ.


Phần tạo nên vẻ lôi cuốn về mặt thẩm mỹ của hiện vật đặc biệt này là lớp gỉ đồng của nó. Chất lượng phong hóa của đồ đồng cổ phụ thuộc vào độ khoáng của đất và khí hậu ở nơi mà nó bị chôn vùi trước khi được khai quật. Bà Solomon tiết lộ rằng “các lớp gỉ đồng khác nhau sẽ thu hút các thị hiếu khác nhau: một số người thực sự yêu thích bề mặt ngoài với kết cấu xù xì và lôi cuốn này, trong khi những người khác lại thích bề mặt xỉn màu và láng mịn hơn. Màu sắc thì đa dạng từ màu của đá malachite cho đến đá azurit, màu hạt dẻ và các sắc thái khác của màu nâu.”


Nón giáp La Mã bằng đồng thau tấm


BM


Một hiện vật khác trong phiên đấu giá của Christie’s là chiếc nón giáp kiểu Weisenau La Mã làm bằng đồng tấm, có niên đại từ thời Flavian đến thời Trajan, cũng có thể được nhìn thấy trong mỹ thuật. Chúng ta có thể thấy những mẫu nón giáp này trên chiếc Cột Khải Hoàn Trajan nổi tiếng ở Rome. Kiểu nón giáp Weisenau rất phổ biến trong hai thế kỷ đầu Công Nguyên, và tên gọi của nó bắt nguồn từ địa danh mà người ta tìm thấy chiếc nón giáp mẫu đặc biệt. Chiếc nón của Christie’s có niên đại từ năm 69 — 117 Công Nguyên, từng là một phần trong Bộ sưu tập Guttmann và ước tính trị giá từ 250,000 USD – 35,000 USD. Ánh vàng lấp lánh của chiếc nón giáp này cho thấy nó được làm từ orichalcum, một loại đồng thau La Mã có giá trị cao vào thời cổ đại vì vẻ ngoài của nó rất giống vàng.


Chiếc nón giáp này có thể được xếp vào hàng hiếm có của kiểu nón “Imperial Gallic I,” nhờ có gắn chùm lông bằng kỹ thuật rập nổi repoussé (kỹ thuật dùng búa gõ từ mặt sau) và các khe hở đính kèm để có thể giữ được chùm lông. Phần bảo vệ cổ rộng và loe của chiếc nón có thêm kiểu trang trí dạng đôi cánh, cùng với phần tay cầm có bản lề và khắc chữ La tinh. Những dòng chữ đục lỗ trên nón là để tưởng nhớ tên của các chủ nhân khác nhau, những người từng là binh lính của quân đội La Mã xưa, cũng như các sĩ quan chỉ huy của họ, hay còn gọi là bách nhân đội trưởng (centurion). Điều này làm cho chiếc nón giáp vốn đã rất nổi tiếng thêm phần ý nghĩa khi biến nó thành một tư liệu lịch sử.


Nón giáp kỵ binh


BM

Một trong những hiện vật uy vũ ấn tượng nhất của buổi đấu giá là chiếc nón kỵ binh La Mã được làm bằng sắt và đồng thiếc. Có từ thời Antoine, khoảng năm 125 – 175 Công Nguyên, giá trị ước tính từ 300,000 USD – 500,000 USD, nó có thể là một trong những ví dụ hoàn hảo nhất thuộc kiểu nón giáp này. Chiếc nón giáp được cho là chuyển tiếp giữa kiểu Weiler/Koblenz-Bubenheim và kiểu Guisborough/Theilenhofen. Những họa tiết trang trí cầu kỳ của nó có thể khiến người ta nghĩ rằng nó chỉ được đội để trình diễn trong các cuộc duyệt binh. Tuy nhiên, các học giả tin rằng chiếc nón giáp mà trước đây cũng từng nằm trong Bộ sưu tập Guttmann, có thể đã được sử dụng trong chiến trận.


Chất liệu chủ yếu của chiếc nón giáp này là sắt. Kim loại này được ép với đồng thiếc có hoa văn nổi. Đặc điểm nổi bật là tấm bảo vệ phần má của nó. Phần trang trí ở giữa giống như tấm khiên của kỵ binh, trong khi các góc được tô điểm họa tiết là những chiếc vỏ sò điệp. Phần phía trên bắt mắt nhất với tạo hình đôi tai người giống như thật; lý do cho việc thiết kế đặc điểm nổi bật này vẫn chưa được biết đến. Các dải vòng nguyệt quế bao quanh và chạy ngang qua đỉnh nón.


Trong danh mục của Christie’s có ghi rằng, “Trong các khoảng trống hình lưỡi liềm do các dải nguyệt quế tạo ra ở mỗi bên, là một cánh chim đại bàng nằm bên trên một hình chữ nhật chứa đầy hình quả trám. Đứng trên mặt đất nhô cao ở phía sau là một chú chim đại bàng đang sải cánh.” Đại bàng là biểu tượng phổ biến của quân đội La Mã, một phần là vì loài chim này đại diện cho Thần Jupiter, và do đó người ta tin rằng nó sẽ mang lại sự bảo hộ thiêng liêng cho người mặc.


Nón giáp Guttmann mouse


BM

Hiện vật nổi bật trong phiên đấu giá này — một trong những mẫu nón giáp đẹp nhất còn tồn tại từ thời La Mã cổ đại, là chiếc nón giáp Guttmann mouse. Biệt danh của chiếc nón bắt nguồn từ người chủ sở hữu trước đây, ông Axel Guttmann, cũng như từ sự trang trí khác lạ với hai chú chuột ở sau nón. Mặc dù giống như những chiếc nón giáp ở trên, có niên đại từ thời kỳ Antonine, khoảng năm 125 – 175 Công Nguyên, nhưng lại có giá trị ước tính từ 1,000,000 USD – 1,500,000 USD. Chiếc nón này được làm bằng sắt, đồng thau, và đồng đỏ, thuộc kiểu nón Weisenau/Niedermörmter. Nhóm nón này có nguồn gốc từ kiểu nón giáp Celtic/Etruscan thuở sơ khai, có thể là từ thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Một nguyên nhân khác khiến chiếc nón giáp này trở nên quý hiếm và có giá trị là chiếc rìu sắt “dolabra” được tìm thấy cùng với nó, và cũng được bán kèm trong danh mục này. Đây là một chiếc rìu cuốc chim thường được bộ binh La Mã mang theo.


Chiếc nón giáp này được Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan mượn từ năm 2018 đến năm 2022. Vòm nón được làm bằng sắt, một chất liệu chắc chắn và bền hơn mà cuối cùng [sau này] đã thay thế cho những chiếc nón giáp đồng bởi vì nó mang đến sự bảo vệ tốt hơn. Phía sau tấm bảo vệ cổ có một tấm “tabula ansata,” tấm thẻ trang trí hình chữ nhật có khắc chữ, có quai cầm với phần chuôi hình dạng giống quả sồi. Trên thẻ có tên chủ nhân của chiếc nón: Julius Mansuetude, có lẽ là một vị chỉ huy.


BM

Christie’s mô tả đặc điểm cuốn hút nhất của chiếc nón giáp này như sau: “Ở phía sau vòm mũ có hai khu vực hình tam giác, mỗi khu vực có một chú chuột nhỏ và một họa tiết hình tròn có đường cắt phân chia, có lẽ là một ổ bánh, tất cả đều có các chi tiết được vẽ bằng chấm và khắc.” Có một cách giải thích khác về vật thể hình tròn kế bên chú chuột, rằng đây có thể là những quả hạch. Các học giả cho rằng chúng giống với loại bánh mì La Mã có tên là “panis quratus” hơn, mà chúng ta có thể thấy trong các hình ảnh được khai quật ở những nơi như thành Pompeii. Hình ảnh chú chuột thường xuất hiện trong nghệ thuật La Mã. Tuy nhiên, ý nghĩa chính xác của những họa tiết trên chiếc nón giáp này vẫn còn là điều bí ẩn. Rất có thể chúng biểu thị cho một ý nghĩa sùng đạo, nhưng cũng có thể là biểu thị cho những phẩm chất tiêu cực.


Trong thế giới cổ đại, nón giáp thường là phương thức để thể hiện địa vị xã hội. Chúng xuất hiện trong nghệ thuật thị giác và văn học thời kỳ đó. Ký giả Supriya Nair cho thấy vai trò quan trọng của áo giáp, đặc biệt là những chiếc nón giáp trong thiên sử thi “Ili” và rằng trong nhiều thập niên qua, hình ảnh phổ biến nhất được sử dụng trên trang bìa của cuốn sách này là hình ảnh chiếc nón giáp bằng đồng rỗng.


BM

Những chiếc nón giáp trong bộ sưu tập “Áo giáp và Vũ khí của Bảo tàng Nghệ thuật Cổ điển Mougins, Phần 1,” được tôn vinh như các tác phẩm điêu khắc bởi tính nghệ thuật của chúng. Như ông Levett từng lưu ý, “Bộ sưu tập này đã mang đến một ý nghĩa hoàn toàn mới cho cụm từ “nghệ thuật chiến tranh.”




Michelle Plastrik  _  Hoàng Long

***

Chuyện cái nón sắt của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Vietnam

BM
Trong hơn 40 năm sử dụng, mũ sắt M1 đã trở thành một biểu tượng của quân đội Hoa Kỳ , ngay cả khi nó được thay thế bởi các loại mũ mới.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của lính Mỹ thường gắn liền với chiếc mũ sắt. Tuy nhiên, ít người biết tên chính xác của loại mũ sắt này.
 
BM
***

Nón cối

 BM
Cuối đời, Thanh Nam hay làm thơ và viết phiếm cho tờ Đất Mới - xuất bản từ Seattle, tiểu bang Washington. Ông phụ trách mục “Chuyện Quanh Bàn Nhậu,” và có “tha thiết” ngỏ ý mời tôi cộng tác. 

Thưở ấy, những năm đầu của thập niên 80, tôi được coi là một “mầm non có văn nghệ có (rất) nhiều triển vọng” nên “được lời như cởi tấm lòng.” Tôi hăm hở gửi đến ông câu chuyện đầu tiên, ghi được quanh bàn nhậu: 

Sau tháng 4 năm 1975 không lâu, bộ đội cũng như dân chúng hai miền Nam-Bắc đều muốn “giã từ” nón tai bèo và nón cối. Đội mãi rồi cũng ớn. Đến một lúc - tự nhiên - cả nước cùng chợt nhận ra rằng cả hai loại nón (thổ tả) này trông xấu xí, quê mùa đến độ không còn ai chịu nổi nữa.

BM
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt: HBO giới thiệu ‘The Sympathizer’
Nhật Bản sẽ tặng 250 cây hoa anh đào nhân dịp 250 năm thành lập Mỹ quốc
R.I.P: OJ Simpson qua đời ở tuổi 76
Tuyên án tử hình Trương Mỹ Lan & phải bồi thường gần 674,000 tỷ đồng
Trùm bất động sản VC bị kết án tử hình vì tội lừa đảo
Tránh những sai lầm đáng xấu hổ
Tận hưởng điện thoại thông minh theo cách bình yên
Hóa chất phân hủy nhựa trong vòng 24 giờ
Lo ngại phiên đàn hặc ông Mayorkas sẽ cản trở TT Biden tái đắc cử
Mua xe điện là sự chuyển giao của cải ?
Cha mẹ của kẻ xả súng ở trường học Michigan bị kết án hơn 10 năm tù
Cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông Tập: Từ Đài Loan đến fentanyl
Phân tích cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông Tập
Khơi dậy sự hồi sinh của Nga ở châu Phi
Giải phóng cái gì và cho ai?
Dầu và chất béo tốt cho cơ thể – Cách chọn và sử dụng
Thưởng thức cảnh tượng nhật thực năm 2024
Đường đi của nhật thực toàn phần ngày 08/04
Danh tiếng của Mỹ quốc bị đe dọa ở Philippines và Á Châu
Elon Musk: “X sẽ không tuân theo lệnh của Tòa án Tối cao Brazil về hồ sơ Twitter”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.