Wednesday, March 20, 2013

Iraq sau 10 năm chiến tranh

image

Mười năm sau khi liên quân do Hoa Kỳ chỉ huy tiến vào Iraq, mọi sự đã thay đổi như thế nào? BBC nhìn lại những con số về đất nước còn đang gượng dậy từ chiến tranh.

KINH TẾ

Iraq là quốc gia lớn thứ ba thế giới về xuất khẩu dầu, chỉ sau Ả rập Saudi và Nga, và được cho là sẽ sản xuất 3.6 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2013. Lượng sản xuất trước khi Hoa Kỳ đưa quân vào là 2.8 triệu thùng dầu/ngày.

Theo tính toán, tới năm 2035, Iraq sẽ thu được lợi nhuận khoảng 5 ngàn tỷ đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu, tức trung bình 200 tỷ đô la mỗi năm, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

image

IEA cho biết, một trong những cản trở lớn nhất đối với kinh tế và phát triển xã hội Iraq là thiếu nguồn cung cấp điện ổn định.
Theo báo cáo, trước năm 2003, Baghdad được hưởng 16-24 giờ có điện mỗi ngày, trong khi toàn bộ phần lãnh thổ còn lại chỉ có bốn đến tám giờ có điện mỗi ngày.
Trung bình các hộ gia đình hiện nay nhận khoảng 8 giờ điện qua mạng lưới điện chung – việc thất thoát năng lượng trong quá trình phân phối xảy ra nhiều nhất ở Trung Đông và phần lớn là do hỏng hóc từ thời Chiến tranh Vùng vịnh, do bị phá hoại ngầm và thiếu cơ chế bảo dưỡng.
Mặc dù dầu lửa đóng góp phần lớn cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iraq, quốc gia này không có khả năng lọc dầu đủ tinh để đảm bảo nhu cầu về điện.

image
Nhưng bên cạnh lượng dữ trự dầu, Iraq cũng có nguồn tài nguyên khí lớn chưa khai thác.
Khí được cho là sẽ trở thành năng lượng chính của ngành công nghiệp điện Iraq. Đã có cuộc chuyển đổi nổi bật trong việc sử dụng gas cho sản xuất điện, nhưng vẫn cần thêm đầu tư để có thể tận dụng hết được khí tự nhiên và khí từ sản xuất dầu.
IEA ước đoán có hơn một nửa lượng khí sản xuất năm 2012 bị “phát lửa” hoặc bị cháy mất, và gọi đây là “lãng phí quá lớn, khiến cho tình trạng thiếu điện ở Iraq vẫn tiếp diễn”.
Hoa Kỳ và Iraq tiêu khoảng 213 tỷ đô la Mỹ vào xây dựng hậu chiến tranh, nhưng IEA gợi ý tới chính phủ Iraq rằng, phát triển phương tiện để khai thác, xử lý và thu khí và xây dựng các trạm năng lượng dùng khí đốt nên được đặt vào hàng tối ưu tiên.
KỸ THUẬT
Như ở mọi nơi khác, sử dụng điện thoại di động và internet ở Iraq trở nên khá phổ biến từ năm 2003. Gần đây, 78% người Iraq sở hữu điện thoại di động, nhưng có ít người dùng internet hơn rất nhiều, tỷ lệ ở mức cứ 100 người thì chỉ có khoảng 5 người dùng internet.

image
Mặc dù có vấn đề về điện, một số đồ thông dụng vẫn được sử dụng nhiều hơn so với năm 2003.
Theo khảo sát của chính phủ Iraq, cá nhân sở hữu xe hơi giảm xuống, trong khi đó số người có xe đạp hoặc xe máy tăng lên.

image

BẠO LỰC

Hoa Kỳ và các nhóm lính vẫn ở Iraq với vai trò chiến đấu cho tới năm 2010, và nhiệm vụ an ninh dần được chuyển giao lại cho chính quyền Iraq.

image
Khoảng 4.488 nhân sự Mỹ thiệt mạng ở Iraq kể từ khi Chiến dịch Giải phóng người Iraq bắt đầu ngày 19/03/2003, theo số liệu mới nhất của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Lực lượng của Anh quốc mất 179 người. Nhưng hàng trăm ngàn công dân Iraq cũng đã chết kể từ năm đó, do các phe phái và các cuộc nổi dậy bạo lực.
Tổ chức cung cấp dữ liệu về người thiệt mạng Iraq (IBC) nói, con số chính thức là có 4.571 dân thường thiệt mạng năm 2012, đưa tổng số lên mức 112. 017 đến 122.438 người thiệt mạng, tính từ tháng 03/2003.

Con số đột biến là vụ hôm 31/08/2005, với 1.000 người bị chết vì giẫm đạp ở cầu bắc ngang sông ở Baghdad, trong cuộc hành hương Shia.
Các nhân chứng nói khủng hoảng xảy ra khi có tin đồn có kẻ đánh bom liều chết.
IBC nói giai đoạn bạo lực căng thẳng nhất và kéo dài lâu nhất là từ tháng 03/2006 tới tháng 03/2008, khi sát hại giữa các phe phái lên tới đỉnh điểm, và có khoảng 52.000 người thiệt mạng.
“Đất nước vẫn trong tình trạng chiến tranh và ít có thay đổi gì từ đầu năm 2009 tới nay,” IBC cho biết, “với cường độ cơ bản” ở mức bạo lực vũ trang xảy ra hàng ngày và thỉnh thoảng có các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giết hại nhiều người trong một lúc.

image
Lực lượng an ninh Iraq cũng chịu tổn thất lớn về người, trong đó chủ yếu cảnh sát và quân đội là mục tiêu của các xe bom và tấn công.

Tổ chức theo dõi Nhân quyền HRW nói điều kiện ở Iraq vẫn còn hạn chế, nhất là đối với người bị giam giữ, nhà báo, các nhà hoạt động, phụ nữ và trẻ em gái.
HRW báo cáo rằng rất nhiều phụ nữ Iraq, góa chồng do chiến tranh, bạo lực hoặc ly tán, trở thành đối tượng yếu đuối của nạn buôn người hoặc lạm dụng tình dục và mại dâm.
Các nhóm vận động cho quyền phụ nữ nói những người này phải đối mặt với hiểm họa từ khắp phía như bị các nhóm cực đoan tấn công, cả các đối tượng nữ chính trị gia, công chức và giới phóng viên.

Những tội ác được nhân danh vì “danh dự” và các vụ lạm dụng trong gia đình cũng được báo cáo là mối đe dọa đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Iraq là chốn nguy hiểm cho truyền thông, với 151 nhà báo tử nạn, theo con số của Tổ chức Bảo vệ 

Phóng viên, mặc dù IBC nói số những người làm trong ngành truyền thông thiệt mạng là 288 so với 256 người thuộc ngành y và chăm sóc sức khỏe.
Iraq đứng đầu bảng “Quốc gia tử thần của báo giới”, với số phóng viên thiệt mạng gấp đôi nước đứng nhì là Philippines.
Tham nhũng ở Iraq cũng đã không có chút tiến bộ nào đáng kể từ năm 2003.

image
Theo báo cáo Biểu đồ Tham Nhũng Toàn cầu của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, 56% những người được hỏi nói từng hối lộ trong năm 2010. Phần lớn số đó (63%) thấy nỗ lực của chính phủ trong chống tham nhũng là không hiệu quả và có tới 77% cho rằng tham nhũng tăng kể từ năm 2007.

TỴ NẠN VÀ LY TÁN

image
Gần 2.7 triệu người Iraq bị buộc phải bỏ nhà vì bạo lực và rối loạn – nửa số đó tỵ nạn bên ngoài Iraq, trong khi số còn lại vẫn ở trong nước.
Xung đột ở nước láng giềng Syria khiến hàng ngàn người Iraq phải quay về cùng với dòng người Syria sang tỵ nạn tránh chiến tranh. Rất nhiều người sống nhờ vào viện trợ nhân đạo, và vẫn vật lộn với sinh hoạt trong các khu lều trại tạm cư.
Người Iraq vẫn đang xin tỵ nạn ở chủ yếu là các nước châu Âu, năm 2011 có 23.743 đơn của người Iraq.
image

THỰC PHẨM

Số người gặp khó khăn trong việc tìm thực phẩm đã giảm đi trong những năm gần đây. Tỷ lệ người thiếu ăn, những người không có đủ thức ăn để có chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, đã giảm từ 7.1% năm 2007 xuống 5.7% năm 2011, theo Liên Hợp Quốc (UN).
Nhưng thế có nghĩa là vẫn có khoảng 1.9 triệu người đói. Vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là Basra và Thi-Qar, phía Nam, Baghdad và một phần của Ninewa ở phía Bắc.image
Khẩu phần bột, gạo, dầu nấu ăn và đường do hệ thống Phân phối quần chúng đưa ra từ năm 1990 nhằm giúp đỡ các gia đình nghèo nhất do chiến tranh và cấm vận. Chính phủ lên kế hoạch thay đổi hệ thống 5 tỷ đô la một năm này thành hỗ trợ bằng tiền mặt, nhưng bị gỡ bỏ hồi năm trước do gặp phải phản đối mạnh mẽ từ người dân.

PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

image
Iraq xếp hàng thấp hơn các nước Ả rập về diện tích và dân số ở một số vùng, theo báo cáo mới nhất về Phát triển Con người của UN.
Tuổi thọ trung bình của người Iraq được tăng từ 58.8 tuổi giai đoạn năm 2000 – 2005 tới 69.6 tuổi, nhưng vẫn thấp hơn Algeria 73.4 tuổi và Saudi Arabia 74.1 tuổi.
Về cân bằng giới tính, Iraq xếp thứ 120 trên 148 nước. Ở quốc gia này, phụ nữ nắm 25.2% ghế trong nghị viện, và chỉ có 22% phụ nữ được học cao so với 42.7% nam giới. Phụ nữ tham gia vào thị trường lao động là 14.5% so với 69.3% so với nam giới.







image





No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.