Tàu
Vinasun của tập đoàn Vinashin bị bỏ mặc ngoài biển, không đủ nhiên liệu để trở
về nước và thủy thủ không được trả lương
Các
công nhân làm việc cho những doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ đang rơi vào cảnh
lao đao vì phải làm không công nhiều tháng trời.
Tờ
Financial Times trong bài đăng ngày 20/2 gọi những người này là 'xác sống'
(zombies), để nói lên cảnh "sống dở, chết dở" của những người như vậy.
Lao
động không công
Bài
viết của Financial Times dẫn trường hợp của anh Vũ, một công nhân 26 tuổi làm
việc cho một nhà máy thép do Nhà nước quản lý.
Mặc
dù vợ sắp sinh, nhưng Vũ đang rất lo lắng vì không đủ điều kiện để lo cho đứa
con đầu lòng. Đã sáu tháng qua, anh này phải làm việc không lương.
"Nếu
như nghỉ việc, tôi sẽ mất 6 tháng lương họ còn nợ, và trở thành thất
nghiệp," Vũ nói với Financial Times.
Một
trường hợp khác của chị Bùi Thị Hoa, một thư ký 32 tuổi làm việc cho công ty
con của tập đoàn đóng tàu Vinashin đặt tại Hải Phòng, thì đang phải tính tới
chuyện chuyển sang nghề giúp việc vì ba tháng qua không nhận được lương, còn ba
tháng trước đó chỉ được nhận nửa lương.
Hai
người nói trên nằm trong số 10 ngàn lao động khác phải chịu hoàn cảnh tương tự
tại những doanh nghiệp Nhà nước đang ngập trong nợ.
"Những
người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ
không đủ khả năng trả lương cho họ," bài viết nhận xét.
"Không
dám liều lĩnh trước một thị trường lao động mong manh, họ cảm thấy đang bị mắc
kẹt."
Ngập
nợ
Những
người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ
không đủ khả năng trả lương cho họ"
Theo
số liệu từ chính phủ Việt Nam, hiện nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước đã lên
đến hơn 60 tỷ đôla, bằng một nửa Tổng sản phẩm quốc nội năm 2012.
Điều
nguy hiểm hơn ở đây, đó là nhiều công ty có nợ cao gấp nhiều lần vốn sở hữu,
khiến nguy cơ nợ xấu tiềm tàng ở khu vực quốc doanh vẫn rất cao.
Báo
cáo của Bộ Tài chính năm 2011 cho thấy có tới 30 doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ
nợ gấp ba lần vốn chủ sở hữu lớn hơn gấp ba lần.
Ngoài
ra, có ít nhất tám tập đoàn kinh tế tổng công ty nhà nước tỷ lệ nợ phải trả/vốn
sở hữu gấp 10 lần, 10 doanh nghiệp gấp 5-10 lần và 12 doanh nghiệp gấp 3-5 lần.
Trong
một cuộc phỏng vấn hồi tháng Một với BBC, tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh từ
Hà Nội nói: "Rõ ràng là tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng
công ty tiếp tục xấu đi chứ không được cải thiện".
"Vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước tăng rất thấp so với năm 2011 (chỉ tăng
1%, năm 2011 tăng 9% so với năm 2010), nếu trừ đi chỉ số lạm phát thì tăng
trưởng âm".
Ông
cho rằng tình hình tài chính của không ít tập đoàn, tổng công ty "rất mất
an toàn, trong đó có một số tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do
kinh doanh thua lỗ".
Vì
sao thất nghiệp thấp?
Tổng
cục thống kê nhận xét tỷ lệ thất nghiệp thấp một phần do nhiều lao động phải
chấp nhận làm việc phi chính thức, với thu nhập bấp bênh.
Mặc
dù kinh tế tăng trưởng chậm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, ở mức
1.37 triệu người, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam là không cao.
Tuy
nhiên, lý do cho tỷ lệ thất nghiệp thấp tại Việt Nam là do "trình độ phát triển
của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã
hội chưa phát triển", bản báo cáo việc làm năm 2012 của cơ quan này viết.
"Điều
này khiến người lao động không chịu được cảnh thất nghiệp lâu dài và phải chấp
nhận làm công việc nào đó, thường là phi chính thức với mức thu nhập thấp, bếp
bênh để nuôi sống bản thân và gia đình."
Một
báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong Hội nghị "Nhóm tư vấn
các nhà Tài trợ" hồi tháng 12 năm ngoái cho rằng thu nhập bình quân trên
đầu người của Việt Nam tăng trong những năm qua là do tăng giá tiền đồng trong
bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao.
Trong
giai đoạn 2000 - 2007, mức tăng giá đồng nội tệ chỉ đóng góp 10% vào tăng thu
nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên trong năm 2007 - 2011, mức này đã là 50%.
Vinalines
'bán tàu hoang' để trả nợ
Các
tàu nằm bị bỏ hoang dài ngày ở nước ngoài của Vinashinlines trị giá tới hàng
nghìn tỷ đồng.
Bảy
tàu đã bỏ hoang dài ngày ở nước ngoài của Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin -
Vinashinlines (Vinashinlines), một thành viên của Vinalines sẽ được bán hết để
trang trải nợ và thanh toán lương nhân viên.
Trả
lời báo trong nước chiều ngày 19/3, một lãnh đạo giấu tên của Vinalines nói chủ
trương bán bảy con tàu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng này đã được thông qua.
"Hiện
các chủ nợ đã đồng ý chấp nhận chia sẻ những khó khăn, tổn thất và tháo lệnh
bắt giữ tàu. Còn về người mua, chúng tôi đã tìm được một số khách hàng”, người
này nói.
"Các
tàu nằm trong danh sách bán sẽ khó bán được giá cao, tuy nhiên sẽ không thấp
hơn giá do hội đồng thẩm định đưa ra."
Trang
Vnexpress dẫn lời một nguồn tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc bán tàu
sẽ phải hoàn thành trước tháng 6 năm nay, theo chỉ đạo của Chính phủ.
Phá
sản 'trong năm nay'
Vị
lãnh đạo nói trên tiết lộ Vinashinlines sẽ được cho phá sản trong năm nay, theo
Đề án tái cơ cấu Vinalines đã được phê duyệt.
Nói
về vấn đề tiền lương còn nợ nhân viên, người này nói chỉ có thể giải quyết được
bằng tiền bán tàu:
"Nếu
công ty này phá sản, hoàn tất bán tàu thì quyền lợi thuyền viên và người lao
động là số một. Sẽ không bao giờ có chuyện người thủy thủ rời tàu khi không
nhận được lương, tuy nhiên, phải bán được tàu mới có tiền trả".
Vnexpress
cho biết hiện có 7 con tàu thuộc biên chế Vinashinlines cùng gần 100 thủy thủ
đang mắc kẹt ở nước ngoài.
Những
người này cũng đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu về nước do điều kiện sống thiếu
thốn và nợ lương nhiều tháng, trong đó có trương hợp 18 tháng làm việc không
lương.
Tính
đến giữa năm 2012, Vinalines có con số nợ lên tới 23.062 tỷ đồng (trên 1 tỷ
đôla) kéo dài nhiều năm chưa thu được và có nguy cơ không thu được.
Hàng
loạt lãnh đạo bị bắt
Nguyên
Chủ tịch Vinalines, ông Dương Chí Dũng bị bắt vào ngày 5/9 năm ngoái sau nhiều
tháng truy nã
Ngày
18/5 năm ngoái, Bộ Công An Việt Nam công bố quyết định khởi tố và bắt tạm giam
ông Dương Chí Dũng, người được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ năm 2005
về hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng".
Quyết
định bắt giữ ông Dũng và một số người trong ban lãnh đạo Vinalines được cho
là có liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn của Vinalines trong giai
đoạn 2007-2010 dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Những
sai phạm này đều được xác định là có trách nhiệm tập thể lãnh đạo Vinalines
cùng Chủ tịch Dương Chí Dũng và Tổng giám đốc các công ty thành viên thời kỳ
2005 - 2010.
Tuy
nhiên sau nhiều tháng truy nã, ông này mới chính thức bị bắt vào ngày 5/9.
Nhiều
cán bộ công an sau đó cũng bị bắt vì tội tham gia vào đường dây giúp ông Dũng
bỏ trốn, trong số đó có em trai ông Dũng, ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám
đốc công an Hải Phòng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.