Mấy
hôm trước, mọi người ở chỗ Cá cứ hễ đi ra ngoài là lại bàn tán chuyện sao thời
tiết năm nay lạnh thế, nhất là khi bây giờ mới chỉ tháng 8. Riêng Cá thì lại
thấy không lạ lắm, mà lại còn thấy quen quen, vì Cá nhớ lần đầu tiên khi tới
Mỹ, một đứa học sinh Việt Nam người gầy nhom, da bọc xương, đã run cầm cập vì
cái ‘rét’ mùa thu ở Mỹ. Nói là rét thì cũng hơi quá, nhưng nếu ở Việt Nam , thì mọi
người ít nhất cũng phải mặc áo khoác rồi. Đến năm thứ hai quay lại Mỹ, cho dù
sau một năm tăng cân vù vù và khái niệm rét đã được Cá chuyển sang khái niệm
‘mát trời,’ nhưng quả thật là mùa thu ở Mỹ vẫn không thể coi thường. Nhân dịp
không đặc biệt cho lắm với những người không phải là sinh viên, Cá xin viết một
bài dành đặc biệt cho các tân du học sinh Mỹ. (Nhân tiện, có bạn nào giải thích
cho Cá rõ một chút là tại sao cho dù trở thành sinh viên đại học rồi nhưng mọi
người vẫn nói là du học sinh chứ không phải là du sinh viên không?? Câu hỏi
ngoài lề thôi, Cá vốn mắc bệnh tò mò mà…)
Như tiêu đề Cá đã nói, bài này Cá sẽ điểm qua một số điều mà những bạn du học sinh mới chân ướt chân ráo đặt chân đến Mỹ nên và có lẽ cũng cần biết. Những điều này không phải là những ‘nội quy,’ không phải là những ‘chân lý’ từ sách vở, mà tất cả chỉ được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân của Cá. Nó có thể đúng với người này, nhưng có thể không phù hợp với người khác. Cho nên nếu các bạn thấy những điều Cá nói không thuyết phục các bạn thì cũng đừng thắc mắc nha. Còn nếu bạn nào có thêm đóng góp thì cứ để lại comment bên dưới cho những người khác cùng biết nha.
Như tiêu đề Cá đã nói, bài này Cá sẽ điểm qua một số điều mà những bạn du học sinh mới chân ướt chân ráo đặt chân đến Mỹ nên và có lẽ cũng cần biết. Những điều này không phải là những ‘nội quy,’ không phải là những ‘chân lý’ từ sách vở, mà tất cả chỉ được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân của Cá. Nó có thể đúng với người này, nhưng có thể không phù hợp với người khác. Cho nên nếu các bạn thấy những điều Cá nói không thuyết phục các bạn thì cũng đừng thắc mắc nha. Còn nếu bạn nào có thêm đóng góp thì cứ để lại comment bên dưới cho những người khác cùng biết nha.
1_Hành
lý: Khi bạn xuống sân bay và phát hiện rằng người ở đây nhưng hành lý thất lạc
nơi nao thì đừng hoảng hốt. Chuyện thất lạc hành lý là chuyện bình thường,
nhất là đối với những chuyến bay dài từ Việt Nam qua Mỹ, phải chuyển qua 3,4
chặng bay và chuyện chuyến bay bị trì hoãn là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì
những lần trễ, hoãn này mà xác suất hành lý ký gửi bị thất lạc là chuyện không
bất ngờ. Cho nên, nếu khi nhận ra mình là người còn lại duy nhất ở khu lấy hành
lý thì bạn cứ bình tĩnh. Hỏi nhân viên sân bay bốc dỡ hành lý ở đó xem còn hành
lý nào khác không, nếu không thì bạn hãy đến văn phòng phụ trách hành lý mất,
thất lạc gần đó để báo. Thông thường sau khi báo, sẽ mất khoảng 2,3 ngày, thậm
chí một tuần để vật trở về với chủ. Chính vì thế khi xếp hành lý, ngoài tiền
mặt và chút đồ ăn vặt, Cá bao giờ cũng để ít nhất 2,3 bộ trong hành lý xách tay
để đề phòng chuyện này xảy ra còn có đồ mà mặc.
Mà
thường thì du học sinh mới sang còn khá nhẹ cân cho nên như Cá đã nói ở trên,
thời tiết ở Mỹ có thể nóng, có thể lạnh hơn những gì các bạn tưởng, cho nên một
chiếc áo khoác mỏng không bao giờ là thừa.
Tuy nhiên, đối với những bạn nào vẫn muốn dùng điện thoại ngay thì cũng không phải là không thể. Ở Mỹ bạn có thể dùng điện thoại theo hai cách chính. Cách thứ nhất là ký hợp đồng (contract) với một công ty mạng nào đó ít nhất hai năm và chọn một plan nào đó. Cách này gọi ngắn gọn là trả sau. Tuy nhiên, để dùng cách này thì bạn cần phải có số Social Security Number thì mới có thể đăng ký được plan với nhà mạng. Nhưng nếu bạn có bạn bè, người quen bên này đã có sẵn plan thì có thể xin cùng vào chung. Dùng trả sau theo dạng này thì số tiền điện thoại một tháng trung bình trong khoảng $30-$60, tùy thuộc vào việc bạn có dùng mạng (data plan) hay không và có bao nhiêu người trong gói điện thoại đó. Càng nhiều người thì càng rẻ, nhưng tối đa chỉ có năm người trong một gói thôi nhé.
Cách
thứ hai là trả trước (prepaid). Giống như ở Việt Nam , bạn mua điện thoại, nạp tiền,
và dùng thôi. Tuy nhiên, riêng loại prepaid cũng lại có một vài sự lựa chọn.
Lấy ví dụ, nếu bạn không quan tâm lắm tới dùng mạng, điện thoại cùi hay đẹp,
bạn chỉ cần nghe, gọi, nhắn tin, thì bạn cứ dùng dịch vụ kiểu như tracfone. Mua
một chiếc điện thoại, kèm theo thẻ kích hoạt, và cứ vậy mà nạp thẻ thôi. Nhưng
loại này không có sim, cho nên về sau nếu bạn có muốn thay đổi điện thoại mà
vẫn muốn giữ số thì là điều không thể. Nếu không, bạn đơn giản tìm một nhà mạng
nào đò và tìm hiểu các gói trả trước của họ như thế nào và cân nhắc.
Một điều lưu ý là có nhiều bạn nói với Cá là đã mua sẵn sim ở ViệtNam , theo Cá,
điều này là không cần thiết vì mang sim sang bên này bạn sẽ phải cắt sim hoặc
sẽ phải chịu cước roaming (phí gọi quốc tế) rất cao. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn
có thể mang sẵn điện thoại ở Việt Nam của mình sang nếu không muốn
mua máy mới. Khi đăng ký dùng trả trước của một hãng nào đó (T-mobile chẳng
hạn) thì hãng đó sẽ bắt bạn phải mua máy của họ. Bạn cứ chọn đại một chiếc máy
rẻ thôi, chủ yếu để lấy sim, và dùng sim đó lắp vào máy điện thoại của mình là
ổn. Nhưng nói chung, không phải hãng nào cũng cho bạn làm như vậy. Vì thế, vào
website của từng hãng để tìm hiểu bạn nhé. Hiện tại có một số hãng mà Cá biết
như AT&T, Verizon, T-mobile, Sprint, Virgin Mobile. T-mobile thường được
chọn vì giá phải chăng. Mặc dù AT&T đắt nhưng lại có chất lượng sóng khá
tốt và ổn đinh. Verizon cũng khá tốt. Còn hai hãng còn lại thì Cá không rõ…Bạn
có thể thử.
Có lẽ Cá nói quá nhiều cho vấn đề điện thoại, cho nên Cá sẽ chuyển sang vấn đề tiếp theo.
Một điều lưu ý là có nhiều bạn nói với Cá là đã mua sẵn sim ở Việt
Có lẽ Cá nói quá nhiều cho vấn đề điện thoại, cho nên Cá sẽ chuyển sang vấn đề tiếp theo.
3_Textbook
(sách giáo khoa): Nhiều bạn mới sang thường không biết nhiều về chuyện này nếu
chưa hỏi qua các anh chị đi trước. Thường, cả sinh viên Mỹ và sinh viên
quốc tế đều đau đầu với chuyện mua sách mỗi đầu học kỳ vì chúng quá đắt. Trung
bình một cuốn sách giáo khoa được cho là rẻ thì cũng phải $20, $30. Cá đang nói
tới những quyển sách rẻ nhất được bán trong nhà sách của trường. Và nhà sách
của trường cũng hay bán đắt hơn ở trên mạng, cho nên bạn không nên mua sách của
trường ngay lập tức nhé. Còn sách được coi là đắt ở đây thì $400, $500/một cuốn
(ở nhà sách hay cả trên mạng) là chuyện bình thường. Và thường những cuốn sách
kinh tế, tài chính, kỹ thuật, toán, khoa học có giá như vậy vì hàng năm họ phải
tái bản sách, cập nhật các thông tin mới. Vì thế, giá sách từ phiên bản cũ với
phiên bản mới có thể cách xa nhau một trời một vực. Còn những sách các môn xã
hội thì giá mềm hơn và không phải năm nào họ cũng phải cập nhật thông tin mới
cho nên nhiều khi họ cũng không ra phiên bản mới.
Đó
là vấn đề về sách. Vậy đâu là cách giải quyết?
Nguồn
đầu tiên bạn nên tìm là hệ thống thư viện ở trường. Bạn không phải lên tận thư
viện trường mà tìm sách đâu. Hiện tại, các hệ thống thư viện ở các trường đại
học ở Mỹ đều được máy tính hóa, cho nên trong những ngày orientation (giới
thiệu tổng quát về trường, môi trường học v..v..) bạn hãy chú ý xem trường có
nói về vấn đề thư viện không nhé. Nếu không thì bạn cần phải hỏi nhân viên nhà
trường, bạn bè, người quen đi trước để tìm hiểu. Thường nếu bạn mượn được sách
trên thư viện thì bạn giải quyết được cả một vấn đề lớn đó. Nhưng số lượng ở
thư viện là có hạn nên bạn cần phải nhanh tay, nếu không người khác sẽ mượn
trước bạn đó.
Ngoài thư viện, bạn có thể còn một số cách khác để có sách.
Vì tuần đầu tiên của các bạn thường chưa có gì ngoài việc tìm hiểu, tập thích ứng với môi trường mới, kết bạn, và đăng ký môn học cho nên Cá xin tạm dừng ở đây. Trong bài tuần sau, Cá sẽ chia sẻ với các bạn một vài cách nữa để kiếm textbook bên cạnh các vấn đề khác. Bây giờ thì Cá xin chào các bạn và chúc các bạn vượt qua hoặc sẽ vượt qua jetlag sớm nhé.
3) Texbook:
Ngoài thư viện, bạn có thể còn một số cách khác để có sách.
Vì tuần đầu tiên của các bạn thường chưa có gì ngoài việc tìm hiểu, tập thích ứng với môi trường mới, kết bạn, và đăng ký môn học cho nên Cá xin tạm dừng ở đây. Trong bài tuần sau, Cá sẽ chia sẻ với các bạn một vài cách nữa để kiếm textbook bên cạnh các vấn đề khác. Bây giờ thì Cá xin chào các bạn và chúc các bạn vượt qua hoặc sẽ vượt qua jetlag sớm nhé.
3) Texbook:
Ở Việt Nam ,
nếu không nói đến trường hợp các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa miền núi hải đảo
v..v.. khó có cơ hội được mua sách vở đầy đủ, học sinh thường không để tâm tới
chuyện mua sách giáo khoa dễ hay khó, giá tiền đắt hay rẻ, mua ở đâu cho tiện.
Lý do thì có vô vàn, nhưng điều quan trọng Cá muốn nói đến ở đây là mang theo
tâm lý đó, khi các bạn sang Mỹ du học cũng thường lo lắng đến nhiều thứ khác
như là nhà ở, tiếng anh, học môn này môn kia khó không, hay đi làm thêm v..v..
Đây là điều vừa hay vừa dở. Cái hay ở chỗ đó là bạn không tự tạo cho mình thêm
áp lực, căng thẳng: Rất tốt. Nhưng cái dở lại là chính vì các bạn không biết
hoặc không để ý lắm tới chuyện sách giáo khoa mà có khi lại hoàn toàn xao lãng
đến nó và cứ thế tiêu hết số tiền có sẵn cho những thứ khác không mấy cần thiết.
Ví
dụ, lúc trước, một bạn sinh viên mới đến trường Cá cũng có mang theo tiền mặt
để mua sắm những vật dụng cá nhân. Chỉ sau có một hôm trường đưa các bạn sinh
viên quốc tế đi siêu thị mua đồ mà bạn ấy đã vác đồ về chật kín cả phòng. Nào
là đèn, nào là chăn gối, nào là thùng lớn thùng nhỏ để đồ này đồ kia v..v.. Dĩ
nhiên cũng là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải mua mới vì bạn có thể tiết
kiệm tiền nếu mua đồ cũ. Chắc nhiều người đang hơi khựng lại ở chỗ này một chút
phải không? Cá sẽ chia sẻ ngay sau đây thôi. Lý do như Cá đã nói nhiều lần,
sách giáo khoa phiên bản mới được giáo sư yêu cầu thường rất đắt. Cách khắc
phục được các bạn du học sinh hay chọn đó là:
Hỏi
các anh chị khóa trên xem còn giữ sách không và nhanh tay ‘xếp gạch’ đặt hàng
xin mượn. Dĩ nhiên có nhiều trường hợp không phải ai cũng cho mượn mà sẽ bán
lại cho bạn, cho nên bạn cũng phải trổ tài thuyết phục, đàm phán của mình ra để
lấy được sách với giá ‘ưu đãi’ nhất có thể.
Mượn
thư viện: cách này thì bạn phải nhanh nhẹn một chút vì thường sách ở thư viện
trường các bạn chỉ có một vài cuốn, nếu không nhanh tay thì sẽ bị người khác
lấy mất. Mượn sách ở thư viện tại Mỹ khá đơn giản. Thông thường trong những
ngày đầu tới trường, tham gia buổi giới thiệu thông tin chung về trường
(orientation) là các bạn sẽ nắm được cách dùng thư viện ở trường như thế nào.
Lấy ví dụ như trường của Cá có một hệ thống mượn sách chung bao gồm nhiều
trường trong cùng một vùng. Bạn chỉ cần lên trang web của thư viện, gõ số ISBN
hoặc tên sách là có thể đặt mượn được ngay. Nhưng nên nhớ là bạn cần nhanh tay
vì số lượng có hạn.
Nếu
chậm tay và không còn sách thì bạn chuyển sang kế hoạch B, lùng sách tại các
trang bán sách giá rẻ như half.com hay dealoz.com.
Mua
sách bản ebook, thường giá bản ebook rẻ hơn sách thường rất nhiều, có thể lên
tới 50-75%, tùy vào sách bạn mua, nhưng chắc chắn luôn luôn rẻ hơn giá gốc.
Thuê
sách: nếu bạn phải học những lớp bắt buộc phải có sách nhưng môn đó không thuộc
chuyên ngành của bạn và bạn cũng không có hứng thú muốn mua thì có thể nghĩ tới
lựa chọn thuê sách. Giá thuê sách cũng rất rẻ so với việc mua sách giá gốc. Bạn
có thể thuê tới tận một kỳ học. Nhưng trong thời gian đó bạn có thể trả sách
bất cứ lúc nào bạn muốn. Những trang bạn có thể dùng như textbookrentals.com
hay chegg.com
Share
(dùng chung) sách với bạn. Nếu bạn không ngại dùng chung sách với người khác
thì cách này cũng là một phương án tốt. Nếu là ebook thì sẽ đơn giản, nhưng nếu
là sách thường thì các bạn phải tự mình sắp xếp thời gian hợp lý để share sách.
Cuối
cùng, nếu thử tất cả những cách trên mà vẫn thấy giá sách đắt quá thì bạn có
thể hỏi giáo sư là có thể dùng phiên bản sách cũ được không. Ví dụ bản giáo sư
yêu cầu 33rd edition và bạn tìm thấy cuốn 32nd edition ở thư viện hay
trên mạng thì hãy hỏi giáo sư, nếu giáo sư đồng ý thì bạn đã giải quyết xong
vấn đề rồi.
Nhưng
tất cả những cách này chỉ là giúp bạn mua sách rẻ hơn để học. Nếu thực sự không
cách nào giải quyết được thì bạn bắt buộc phải đầu tư cho cuốn sách thôi. Sự
học vẫn là hàng đầu mà.
4) Chuyện mua đồ dùng cá nhân
4) Chuyện mua đồ dùng cá nhân
Ngoài
ra, bạn có thể tìm hiểu những trang facebook bán đồ cũ của riêng trường bạn
(cái này thì bạn cũng phải hỏi các anh chị cùng trường thôi); hoặc có thể tìm
mua đồ cũ trên các trang như ebay hay amazon hoặc craiglist. Craiglist thì bạn
chỉ cần cẩn thận khi trao đổi với người bán thôi vì nhiều khi bạn phải ra mặt
trực tiếp thì mới thỏa thuận việc mua bán được.
Nói tóm lại, đừng chần chờ gì mà tận dụng mua lại thôi. Ở Mỹ, việc mua đồ cũ là chuyện rất bình thường. Nếu ở ViệtNam , bạn đã quen với việc dùng đồ
mới, hàng hiệu, thì khi sang Mỹ, để tránh việc đốt tiền phung phí thì việc mua
đồ cũ là chuyện bạn nên tập.
Không chỉ có đồ nhỏ, lặt vặt như vậy, những đồ lớn, bạn cũng có thể mua. Thứ mà Cá đang nói đến là xe hơi (ô tô) cũ.
5) Mua xe
Nói tóm lại, đừng chần chờ gì mà tận dụng mua lại thôi. Ở Mỹ, việc mua đồ cũ là chuyện rất bình thường. Nếu ở Việt
Không chỉ có đồ nhỏ, lặt vặt như vậy, những đồ lớn, bạn cũng có thể mua. Thứ mà Cá đang nói đến là xe hơi (ô tô) cũ.
5) Mua xe
Chuyện mua xe thì còn tùy thuộc vào chỗ bạn sinh sống, người bán đòi hỏi giấy tờ ra sao, rồi làm thủ tục như thế nào cho nên Cá không thể nói ở đây được. Cách tốt nhất là bạn hỏi bất cứ đã có xe ở chỗ bạn sống thì sẽ tìm hiểu được ngay mua xe như thế nào.
6) Mở tài khoản ngân hàng
Nhiều
người quen làm sẵn thẻ visa/mastercard từ Việt Nam và mang sang. Điều này cũng
không có gì to tát nếu bạn chỉ muốn tiêu xài và không đi làm. Không nói đến
trường hợp các bạn du học theo dạng một năm J1 (không được phép đi làm), đối
với những bạn du học theo dạng F1 thì việc đi làm thêm là chuyện bình thường.
Nếu bạn không mở tài khoản ngân hàng bên Mỹ thì bạn cũng sẽ không nhận lương
được, nhất là đối với những nơi chỉ trả lương bằng cách trả tiền trực tiếp
(direct deposit) vào tài khoản của bạn. Hơn nữa, tại nhiều nơi khi bạn đi ăn
hay mua sắm, vì lý do nào đó mà máy sẽ không đọc được thẻ của bạn, cho dù là
Visa hay Mastercard. Chính vì thế, tốt nhất hãy mở tài khoản riêng ở bên này để
thuận tiện mọi việc.
Ngoài ra, việc mở tài khoản và bắt đầu đăng ký mở thẻ credit card (thẻ tín dụng) sẽ rất có lợi cho bạn sau này khi bạn có thể phải chuyển nhà và chủ nhà muốn biết điểm tín dụng (credit score) của bạn là bao nhiêu. Nếu điểm tín dụng của bạn thấp thì sẽ rất vất vả cho bạn không chỉ trong việc tìm nhà mà còn nhiều vấn đề khác có thể phát sinh nữa.
Trên đây là những gì cần thiết mà Cá nghĩ các bạn cần biết nhất khi mới sang Mỹ. Dĩ nhiên là còn nhiều vấn đề khác và Cá cũng có thể thiếu sót ở đâu đó, nhưng hy vọng có thể giúp bạn và gia đình của các bạn ít nhiều. Cho dù bạn chưa phải là du học sinh thì Cá cũng mong những thông tin trên đây có ích để gia đình và các bạn có thể hiểu nhiều hơn về cuộc sống của du học sinh bên Mỹ. Chúc các bạn một năm học mới vui vẻ và thuận lợi.
Ngoài ra, việc mở tài khoản và bắt đầu đăng ký mở thẻ credit card (thẻ tín dụng) sẽ rất có lợi cho bạn sau này khi bạn có thể phải chuyển nhà và chủ nhà muốn biết điểm tín dụng (credit score) của bạn là bao nhiêu. Nếu điểm tín dụng của bạn thấp thì sẽ rất vất vả cho bạn không chỉ trong việc tìm nhà mà còn nhiều vấn đề khác có thể phát sinh nữa.
Trên đây là những gì cần thiết mà Cá nghĩ các bạn cần biết nhất khi mới sang Mỹ. Dĩ nhiên là còn nhiều vấn đề khác và Cá cũng có thể thiếu sót ở đâu đó, nhưng hy vọng có thể giúp bạn và gia đình của các bạn ít nhiều. Cho dù bạn chưa phải là du học sinh thì Cá cũng mong những thông tin trên đây có ích để gia đình và các bạn có thể hiểu nhiều hơn về cuộc sống của du học sinh bên Mỹ. Chúc các bạn một năm học mới vui vẻ và thuận lợi.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.