Tuesday, August 27, 2013

Người giữ hồn cho nhạc dân tộc

image
Hiếm khi cụ Vĩnh Bảo tiếp đón khán giả.
Nhạc tài tử của Việt Nam được so sánh với nhạc thính phòng phương Tây. Những người hâm mộ kiểu nghệ thuật truyền thống Á châu này ca ngợi vẻ đẹp và sự tinh tế của nó, điều khiến phóng viên Justin Rowlatt không mấy trân trọng cho tới khi anh gặp một gương mặt hàng đầu của môn nghệ thuật này.

Năm nay 95 tuổi, cụ được nhìn nhận như một trong những nhạc sư chơi đàn dân tộc hàng đầu của Việt Nam, và là người gìn giữ Nhạc Tài tử Nam Bộ.
Cụ nay không còn di chuyển được nhiều, nên người con gái đón tôi tại cửa căn nhà nhỏ ở một con phố tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bà dẫn tôi tới căn phòng chơi nhạc của cha, nhỏ bé trên tầng một.
Cụ ngồi trên sàn nhà. Nhỏ bé, tinh nhanh, cụ có mái tóc bạc và ánh mắt lấp lánh tinh nghịch. Chỉ ít phút tiếp xúc là ta thấy ngay cụ không hề mất đi chút sắc sảo, hóm hỉnh nào.
Vị nhạc sư cầm lấy một nhạc cụ trông kỳ lạ ở bên cạnh và nói sẽ chơi một bản. Tôi ngạc nhiên nhận thấy có chút gì thách thức trong thái độ của cụ.

image
Cụ nói với tôi đó là loại nhạc cụ mình yêu thích, đàn tranh.
Cây đàn trông rất đẹp, được làm bằng gỗ vàng, bóng loáng, dài chừng một mét và rộng 15cm, mặt đàn cong xuôi với 16 dây, mỗi dây căng trên hai ngựa đàn bằng gỗ.
Ông cụ cúi người trên cây đàn và bắt đầu gẩy bằng một tay, còn tay kia nhấn phím. Đôi bàn tay cụ di chuyển nhanh và chính xác một cách đáng kinh ngạc. Nhưng kết quả thì tôi không mấy ấn tượng.

image
Tôi nghe thấy như một dòng thác những âm thanh ngẫu nhiên. Không mấy nhịp điệu và có rất nhiều nốt mà theo khả năng thẩm âm của tôi thì có lẽ là lạc điệu. Khi cụ chơi xong, tôi miễn cưỡng gật đầu và cố mỉm cười tán thưởng. Tôi nghĩ là ông cụ biết tôi cảm thấy khó nghe loại nhạc này.
"Anh phải quên chuyện âm vực thông thường đi," cụ giải thích. Cụ nói với tôi rằng các nhạc công người Việt thường lên dây đàn phù hợp với giọng của ca sỹ biểu diễn cùng.

image
Nhạc Việt Nam là một sản phẩm âm điệu tự nhiên của ngôn ngữ tiếng Việt. Một từ với âm sắc sẽ không thể hát với một giai điệu trầm xuống, và ngược lại. Cho nên các giai điệu được phát triển nhằm thích ứng với các thay đổi lên xuống của ca từ được thể hiện.
Cụ nói rằng đó là lý do khiến có sự nhấn nhá vào cái mà ông gọi là "tô điểm" khi nhấn, luyến nốt nhạc, một lý do khác nữa khiến nhạc dân tộc Việt Nam thường khiến người phương Tây nghe như "lạc tông".
"Đó là lý do khiến Nhạc Tài Tử Nam Bộ khó duy trì được," ông nói và tỏ rõ sự thất vọng. "Phương Tây chơi nhạc cho thanh niên Việt Nam nghe bằng các nhạc cụ chuẩn xác tới không tì vết, âm độ chính xác, hình thức đa dạng, cách chơi nhạc giao hưởng, và các dàn giao hưởng đầy tính kỷ luật," cụ Vĩnh Bảo nói.

image
Trong phòng, nhạc sư Vĩnh Bảo treo rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác nhau
"Cho nên khó hấp dẫn được họ bằng những nhạc cụ thời trước," cụ nói và chỉ tay về bộ sưu tập các nhạc cụ treo trên tường của căn phòng nhỏ.
Một ví dụ nữa là đàn nguyệt, có hai dây, và đàn bầu, chỉ có một dây với chiếc cần chuốt từ sừng trâu khiến cho âm thanh luyến láy như tiếng đàn guitar Hawaii, và đàn gáo làm từ gáo dừa.
"Thanh niên coi nhạc Việt Nam như một bà già vụng về, lỗi thời," cụ thở dài. Nhưng cụ cảnh báo: "Một dân tộc mất đi văn hóa của mình thì mất nước dễ dàng lắm".

image
Với độ tuổi của vị nhạc sư, và với những gì cụ nói, tôi nôn nóng hỏi cụ về tương lai.
Nhưng tôi đã ngạc nhiên khi cụ cười rạng rỡ và khoác tay về phía chiếc máy tính đặt trên chiếc bàn sau lưng. Tôi thấy một thiết bị thu âm điện tử đắt tiền ở phía sau.
"Tôi có nhiều học sinh hơn bao giờ hết," cụ nói với vẻ hãnh diện rõ rệt. "Tôi có học sinh trên toàn thế giới." Có vẻ như nhạc sư Vĩnh Bảo đã học được cách dùng công nghệ hiện đại vào cuộc chiến bảo tồn di sản âm nhạc Việt Nam.
Theo cụ, cụ đã thu âm rất nhiều giai điệu Nhạc Tài Tử Nam Bộ truyền thống, và cùng với việc dạy trực tiếp, nay cụ còn dạy đàn qua Skype.

image
Thực sự là, cụ nói, cuộc phỏng vấn của chúng ta đã quá giờ, và đã đến lúc cần dạy học. Tôi nhận lời mời của cụ, ngồi lại xem ông dạy đàn.
Ông cụ dùng bàn phím cũng khéo léo như khi chơi đàn gáo. Chỉ trong giây lát, cụ đã kết nối với một phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Texas, và buổi học đàn tranh bắt đầu.
Người phiên dịch nói với tôi rằng nhạc của Vĩnh Bảo rất tinh tế và buồn day dắt, khiến cho cô chảy nước mắt. Cho nên nay, sau khi hiểu hơn tí chút thì tôi muốn có cơ hội thứ hai để tìm hiểu.
Vĩnh Bảo cúi người trên cây đàn và bắt đầu chơi lại.

image
Lần này tôi nghĩ là tôi đã phân biệt được giai điệu nằm ẩn trong dồn dập các âm thanh lộn xộn. Âm nhạc có thể là thứ gây thách thức, nhưng cách mà ông cụ này khai thác công nghệ hiện đại để bảo tồn thứ văn hóa cổ truyền mà cụ yêu mến thì quả là vô cùng ấn tượng.


Justin Rowlatt

Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ

image
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!
Art: Cinemagraphs
Một màn kịch lố bịch: "Bắt học Mác"
Phim Elysium: Bối cảnh Trái Đất năm 2159
Điều tra về 'nô lệ' trẻ em ở Việt Nam
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam, Đàm Vĩnh H...
Anh quốc làm phim về Nguyễn Tường Vân
Bắt thêm người Việt ở Singapore vì ma túy
Một bài phân tích từ một cây bút Hà Nội
Franz Liszt – Cái chết của thiên tài
Bánh ống Sóc Trăng trong ký ức tuổi thơ
PhinDeli: Doanh nhân gốc Việt đi tìm “giấc mơ Mỹ”
Hàng Không Mẫu Hạm tối tân của HK trị giá 11.5 tỉ ...
Những điều tân du học sinh nên biết
Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
Art: Thủy tinh
Quyền lực và chuyển đổi kinh tế
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói gì ?
Ông giáo sư dạy Sử
Cướp ngân hàng
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Tương lai bất định của cầu Long Biên
Cà phê chồn
Body art in Vietnam
5 loài chim được chọn làm "Quốc điểu"
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
New Inventions
Sự dẫy chết của văn hóa Việt
Chuyện tiếu lâm thời hiện đại
Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới
Những cái chết lãng xẹt
Lập đảng mới: "Chồn Lùi"
Hàng hiếm
10 tiếng nói trong cuộc biểu tình ở Long An
Ca dao thời sản
Đài báo Việt Nam tự do làm hàng chợ?
Những triết lý về ly cà phê!
Sống ở thành phố thông minh
Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc
Cơ hội cuối cùng
Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Truy tìm Tên & Tài sản của các lãnh đạo CSVN
Người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ
Xin các Ông đừng dối trá và ngụy biện nữa
Báo chí nước ngoài bình về Nghị định 72 & Wikipedi...
Phép thử của Socrates
Đạo Hồ
Thứ nhất hậu duệ…
Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam...
Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam
Đài TQ nói về 'nhập khẩu' phụ nữ Việt
Ông Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc
Tướng Cộng sản Trung Quốc dám nói rõ sự thật
Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản ...
Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow
Cộng sản Việt Nam và chiêu đánh đổ niềm tin tôn gi...
Canon, Nikon lao đao vì điện thoại thông minh
Nữ 'thầy bói' Anh chết ở Sài Gòn
Bí ẩn: một linh mục 'xuất hiện rồi biến mất'
Sến già nam
Chuyện “thả rông”
Tam giác quỷ !
Nước mận khô và chứng táo bón
Mục đích thật sự của Nghị định 72?
Tôi khát khao vào đảng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.