Thưa
quí vị trong tiết mục Câu chuyện Phụ nữ kỳ này, Minh Anh xin giới thiệu đến quí
vị nữ nhạc sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh, người đã từng đoạt nhiều giải thưởng âm
nhạc quốc tế trong đó có giải Emmy năm 2009 cho bản nhạc nền trong phim tài
liệu Bolinao 52 do cô đồng sáng tác và thu âm. Nghệ sĩ Vân Ánh cũng là người
rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện để gây quĩ cho trẻ em nghèo và
người khuyết tật Việt Nam .
Hiện tại cô đang giới thiệu tiếng đàn tranh tới với cộng đồng người Việt và
người dân Mỹ qua các lớp dạy nhạc của mình ở California .
Vân
Ánh nói điều quan trọng nhất đối với người nghệ sĩ chơi nhạc dân tộc ở nước
ngoài là phải giữ được cái hồn nhạc Việt.
Sinh
ra trong một gia đình nghệ sĩ, Vân Ánh đã có niềm đam mê âm nhạc từ khi còn rất
nhỏ. Tuy nhiên, dù có bố là một nghệ sĩ guitar, nhưng cô bé Vân Ánh khi đó mới
4 tuổi lại quyết định chọn cho mình một nhạc cụ dân tộc để theo học. Vân Ánh
nhớ lại:
“Mình đến với cây đàn tranh thì hết sức tình cờ, bởi vì lúc đó vẫn còn nhỏ lắm, mới 4 tuổi thì chưa thể nào nghĩ được trong tương lai mình sẽ làm gì. Lúc ban đầu bố, mẹ mình cũng muốn mình học đàn cello, nhưng lúc đó còn bé thì chỉ thấy là đàn cello quá to mà dáng ngồi của đàn cello hơi lạ kỳ đối với mình, cho nên mình nói là mình không thích học đàn cello. Nhưng sau đó mình có nhìn thấy một cô giáo, sau này là cô giáo dậy đàn tranh đầu tiên của mình, chơi đàn tranh. Lúc đó mình thấy đẹp quá, mình nói với bố, mẹ: “trời ơi, cái đàn này trông đẹp quá, con muốn học chơi đàn này!.”
“Mình đến với cây đàn tranh thì hết sức tình cờ, bởi vì lúc đó vẫn còn nhỏ lắm, mới 4 tuổi thì chưa thể nào nghĩ được trong tương lai mình sẽ làm gì. Lúc ban đầu bố, mẹ mình cũng muốn mình học đàn cello, nhưng lúc đó còn bé thì chỉ thấy là đàn cello quá to mà dáng ngồi của đàn cello hơi lạ kỳ đối với mình, cho nên mình nói là mình không thích học đàn cello. Nhưng sau đó mình có nhìn thấy một cô giáo, sau này là cô giáo dậy đàn tranh đầu tiên của mình, chơi đàn tranh. Lúc đó mình thấy đẹp quá, mình nói với bố, mẹ: “trời ơi, cái đàn này trông đẹp quá, con muốn học chơi đàn này!.”
Người Việt có câu “khổ luyện thành tài”, và Vân Ánh khi đó đã tự nguyện gác lại mọi chuyến đi chơi xa, hay đi thăm quan, cắm trại cùng bạn bè chỉ để ở nhà luyện đàn và đọc sách.
Những nỗ lực không mệt mỏi của Ánh đã được đền đáp bằng tấm bằng tốt nghiệp đại học loại ưu và mở ra cho cô nhiều cơ hội trong sự nghiệp của người nghệ sĩ.
Vân
Ánh đã trở thành một nghệ sĩ quốc tế có tên tuổi từ khi cô sáng tác và chơi
nhạc cho bộ phim mang tựa đề “Người con gái Đà Nẵng” – “Daughter from Da Nang”,
một bộ phim nửa truyện nửa tài liệu kể về hoàn cảnh éo le của người mẹ Việt và
đứa con lai. Bộ phim đã đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim Sundance năm 2002
và đề cử Oscar năm 2003.
Nghệ sĩ
Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Gần đây nhất, tác phẩm nhạc nền mà cô đồng sáng tác cho bộ phim tài liệu
‘Bolinao 52’ đã đoạt giải Emmy năm 2009, giúp Vân Ánh trở thành nghệ sĩ chơi
nhạc dân tộc đầu tiên của Việt Nam tham gia được vào những giải thưởng âm nhạc
quan trọng trong dòng âm nhạc chính thống của nước Mỹ. Vân Ánh chia sẻ cảm
tưởng khi nhận được những giải thưởng lớn này:“Tất nhiên là mình rất vui, bởi vì mình nghĩ ai cũng vậy thôi khi mà bắt đầu làm công việc thì cũng có những ước mơ, cũng có những điều kỳ vọng đặt vào. Tuy nhiên, đối với mình thì đầu tiên cứ phải làm công việc đó cho tốt với hết sức mình và đặt hết những cảm tưởng, cảm hứng của mình cho âm nhạc vào trong công việc của mình, rồi sau đó thành tựu ra sao thì phải để dành cho khán giả cũng như những nhà chuyên môn đánh giá.”
Kể từ khi theo chồng sang Mỹ định cư, Vân Ánh đã tham gia vào rất nhiều buổi trình diễn gây quĩ cho người nghèo, cho các em nhỏ và người tàn tật. Một buổi biểu diễn năm 2006 với sự tham gia của cô đã thu về 150.000 đôla cho người nghèo, cùng với hơn 1.000 xe lăn cho người tàn tật Việt Nam.
Vân Ánh cho biết khi cô bước chân sang nước Mỹ, cô không có ý thức nhiều về việc làm từ thiện và cô cảm thấy đó là những công việc hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, chính anh Steven Huỳnh là người đã giới thiệu cô đến với những hoạt động đó.
“Anh Steven Huỳnh đã ở Mỹ lâu rồi và anh đã làm rất nhiều những công việc tình nguyện như dạy tiếng Việt cho các em học sinh ở trường, làm những chương trình gây quĩ khác nhau để giúp đỡ trẻ em và những chương trình giáo dục khác nhau ở Việt Nam. Anh đã giới thiệu để mình tham gia những hoạt động đó. Đồng thời, khi mà mình sống ở bên Mỹ, mình mới càng ngày càng hiểu được là trong lúc mình sống ở Mỹ cũng như ở Việt Nam thực ra thì cộng đồng đã cho mình rất là nhiều, cộng đồng đã yêu thương mình và cũng là nơi vun xới cho mình, để mình lớn lên và có được những thành công của ngày hôm nay. Chính vì thế mà mình muốn làm gì đó để mà trả lại cho cộng đồng của mình. Mình nghĩ với mình là một người nhạc sĩ thì điều tốt nhất là mình có thể tham gia vào các cuộc gây quĩ từ thiện để mà lấy chính cái tài năng của mình để đóng góp và giúp những trẻ em nghèo khó và những chương trình giáo dục ở Việt
“Mình muốn dậy đàn tranh vì mình muốn chia sẻ những kiến thức về văn hóa Việt
Vân Ánh nói rằng sau nhiều năm sinh sống và biểu diễn ở nước ngoài, theo cô điều quan trọng nhất của một người nghệ sĩ khi chơi nhạc dân tộc ở nước ngoài là phải giữ được cái hồn nhạc Việt.
“Mình nghĩ cái quan trọng của một người chơi nhạc dân tộc Việt
Ngoài đàn tranh, nghệ sĩ Vân Ánh còn trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc khác như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn t’rưng, hay k’longput.
Quý
vị có thể thưởng thức một số bản nhạc của nghệ sĩ Vân Ánh tại trang web: www.vananhvo.com
Minh
Anh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.