“Em
nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ
điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng tâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt . . .” (NTN)
Nhớ dịu dàng nhưng tâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt . . .” (NTN)
Tuổi
mới lớn thời trung học nhị cấp, chúng tôi có được cái may mắn có
lẽ từ Trời ban xuống, qua một Nguyễn Tất Nhiên với những dòng thơ trữ
tình kín đáo nhưng mơn trớn, nhẹ nhàng tráng lệ nhưng hắt hiu ...
Anh
tặng cho chúng tôi những hình ảnh rất gần của thực tại, của những
vỡ tan tình đầu …”Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên” rồi
thì “Thà như giọt mưa khô trên tượng đá . .Có còn hơn không”
nhưng
rất từ bi chưa hề oán hận cuộc đời, tuy nó bẻ bàng thật .
Để
cho “Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao ... em có lẽ tính toan lọc
lừa . . . anh thiết tha hơn tín đồ, xin được làm cây thánh giá trên nóc cao
nhà thờ… để rồi trước ngày lên ngôi Chúa, chưa chắc ai dạ khờ ?”
Sao
đám con trai chúng tôi phải hy sinh nhiều như thế ? Dẫu biết rằng Yêu
là khổ, nhưng không Yêu sẽ lỗ . Thà bị khổ cho được tình em, dù
rằng anh chịu làm những giọt mưa long lanh vỡ mãi trên mặt người . Lạy
trời mưa xuống …!
Mời
bạn đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên qua slideshow đơn sơ nhưng trang trí khá đẹp với vài bài ca của Phạm Duy phổ nhạc mà thời ấy bạn và tôi, ai cũng ngâm nga suốt buổi .
Thơ
Nguyễn Tất Nhiên . . .
Nguyễn
Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30-5-1952 tại xã Bình Trước,
quận Đức Tu tỉnh Biên Hòa. Sau 5-1975 sống tại Hoa Kỳ. Mất ngày 3-8-1992 tại California . Lúc còn trẻ
ông còn
có biệt danh là Hải khùng.
Theo lời nhà thơ Thái Thụy Vy (người cùng quê với ông) "Hồi chưa nổi
tiếng, trời nắng chang chang
mà anh ưa mặc cái manteau mua ở Khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em
Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên; anh nhỏ hơn tôi đúng một con giáp, tuổi Thìn; anh thường làm thơ in
ronéo đi phát không cho nữ sinh, họ đều quăng vào thùng rác, đến lúc Vĩnh Phúc và Nguyễn Xuân
Hoàng dạy trường Ngô Quyền gửi đăng ở tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo, được Phạm Duy và
Nguyễn Đức Quang phổ các bản Thà như giọt mưa, Trúc đào, Vì tôi là linh mục, Em hiền như ma soeur, Cô em Bắc kỳ nho nhỏ, Hai năm tình lận đận thì nữ sinh ùn ùn kiếm mua thơ anh; Nguyễn Tất Nhiên sau lấy Minh Thủy, xóm Cây Me, chú út tôi là kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam lấy chị thứ ba là Minh Vân...
có biệt danh là Hải khùng.
mà anh ưa mặc cái manteau mua ở Khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em
Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên; anh nhỏ hơn tôi đúng một con giáp, tuổi Thìn; anh thường làm thơ in
ronéo đi phát không cho nữ sinh, họ đều quăng vào thùng rác, đến lúc Vĩnh Phúc và Nguyễn Xuân
Hoàng dạy trường Ngô Quyền gửi đăng ở tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo, được Phạm Duy và
Nguyễn Đức Quang phổ các bản Thà như giọt mưa, Trúc đào, Vì tôi là linh mục, Em hiền như ma soeur, Cô em Bắc kỳ nho nhỏ, Hai năm tình lận đận thì nữ sinh ùn ùn kiếm mua thơ anh; Nguyễn Tất Nhiên sau lấy Minh Thủy, xóm Cây Me, chú út tôi là kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam lấy chị thứ ba là Minh Vân...
Tác phẩm đã in:
- Nàng thơ trong mắt (thơ, 1966, in cùng Đinh Thiên Phương)
- Dấu mưa qua đất (thơ, 1968, in cùng bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
- Thiên tai (thơ, 1970)
- Thơ Nguyễn Tất Nhiên (thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á - Paris in lần đầu tiên 1982)
- Những năm tình lận đận (tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam)
- Chuông mơ (thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ - California)
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và vụ kiện bản quyền đình đám
Người
ta gọi Nguyễn Tất Nhiên với rất cái tên “nhà thơ thất tình”, “nhà thơ điên”...
nhưng không ai có thể phủ nhận được tài thơ đặc biệt có một không hai này.
Nguyễn
Tất Nhiên là một tài thơ của Sài Gòn trước năm 1975. Tài thơ ấy, sớm nổi tiếng
và Nguyễn Tất Nhiên cũng sớm ra đi. Một sự ra đi định mệnh, nhưng những vần thơ
lạ còn ở lại reo lên cùng những nốt nhạc đắm say lòng người. Tự nhận mình là kẻ
ngông cuồng, phá phách, vô đạo, ác quỷ sa-tăng nhưng thực tế “gã bán thơ” này
rất hiền và trong tình yêu luôn chịu thua cuộc để đa mang một mình... nỗi buồn
thiên thu.
Cố
thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (thứ 2 từ trái sang) và một số bạn hữu là ca sĩ, nhạc
sĩ tại tư gia.
Gã
lang thang bán thơ
Nguyễn
Tất Nhiên là một tài thơ đã làm bùng nổ Sài Gòn những năm trước đây, người thơ
hồn nhiên và có nhiều “máu điên” được xếp ngang Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Ý. Họ
giống nhau đều trở thành ‘thượng khách” của Bệnh viện tâm thần Biên Hòa. Tất
Nhiên, “gã bán thơ” này cũng điên lắm chứ, hắn làm thơ, tự in thơ rồi đem thơ đi
bán khắp Sài thành. Sau này, khi định cư ở Mỹ, Nguyễn Tất Nhiên vẫn cứ lang
thang khắp nẻo đường miền đất lạ bán thơ.
Nơi
đất khách quê người, tại bang California
của nước Mỹ xa xôi, Nguyễn Tất Nhiên bị chứng trầm cảm nặng. Một ngày tháng
8/1992, Nguyễn Tất Nhiên đã tự ra đi trên chiếc hơi xe cũ, đậu dưới bóng cây,
trong vườn một ngôi chùa, khi tuổi đời vừa tròn 40.
Xin
mãi gọi tài thơ là anh, bởi đời anh lúc nào cũng đi sớm hơn, trẻ hơn kẻ khác.
Chỉ biết, trong dòng tiếc thương, một người yêu thơ anh đã viết: “Đời không
ruồng bỏ anh, cũng chẳng người tình nào ruồng bỏ anh (không ai có thể ruồng bỏ
một người đáng yêu như thế! mà cũng chẳng ai có thể ruồng bỏ được một gã yêu
tha thiết, yêu miệt mài, yêu thủy chung suốt đời như thế!). Chỉ có anh, tự ý đi
thật sớm, rời bỏ cuộc đời, để lại một cõi thơ bát ngát. Không cần phải tội
nghiệp cho anh, và đừng tưởng anh khổ đau cùng tận! Anh là kẻ hạnh phúc vô cùng
tận với tình yêu bất diệt và tấm lòng bao dung hiếm có. Và thơ anh, đã hóa thân
khắp nơi khắp chốn: là ngọn cỏ mềm, là gió mơn man, là dòng sông êm, là bàn ghế
lặng thinh, là đất trời mênh mang vô hạn... Nơi đó, có đủ hương vị của tình yêu
cũng như những hỉ, nộ, ái, ố... bình thường của một con người, dù là con người
thi sĩ, hay văn sĩ. Nhưng tất cả đều được dung chứa trong một cõi lòng thật
rộng”.
Để
tìm hiểu về con người và thơ Nguyễn Tất Nhiên, tôi đã cố công tìm kiếm và bất
ngờ gặp đoạn viết của một học giả, cảm nhận tinh tế về thơ anh: “Thơ Nguyễn Tất
Nhiên đi nhanh hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước
sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ và
qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến
tranh. Anh mạnh dạn nói được tiếng nói của tình yêu tuổi trẻ với sân trường, kỳ
thi, mất mát, hoài vọng, tuyệt vọng... Chẳng phải sớm gì trong thể loại thơ, mà
sớm trong phong cách biểu hiện. Anh dùng thứ ngôn ngữ của thời đại, rất hiện
thực, không đẽo gọt; vậy mà thứ ngôn ngữ ấy bỗng nhiên mới, lạ và được đón nhận
nồng nhiệt” .
Đồng
cảm... tình ca hồn nhiên
Hầu
hết những người yêu nhạc, đắm say với dòng nhạc xưa đều đã hơn một lần nghe
nhạc phẩm “Thà như giọt mưa” của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ từ “Khúc tình buồn”
của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên.
Nhớ
lại lúc bắt gặp ý thơ lạ của Nguyễn Tất Nhiên để khuông nhạc của Phạm Duy reo
lên bản tình ca mới, không bi lụy, phá bức tường mộng mị, ông chia sẻ: “Ngày ấy
tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống
với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca... Tôi thèm
thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ...”.
Thời
ấy, nói như Phạm Duy, tất cả văn nghệ sỹ đều thu mình lại, rầu rĩ... Tài hoa
như Trịnh Công Sơn thì ru con người ta vào cõi hư vô, mộng mị. “Thế rồi tôi gặp
Nguyễn Tất Nhiên. Trong bầu không khí thơ ở miền Nam hơi nặng nề vào lúc đó, đầy rẫy
những bài thơ chủ đề về chiến tranh, hòa bình... thì thơ của chàng thư sinh mới
17 tuổi này là thơ phi chính trị. Thơ rất hồn nhiên, rất ngộ nghĩnh.
Tôi nghĩ
nếu đem phổ nhạc thì sẽ rất hợp với giọng hát trẻ trung Duy Quang (con trai
nhạc sỹ- PV) trong ban nhạc gia đình là ban THE DREAMERS mà tôi đang cần ''lăng
xê'', nhạc sỹ Phạm Duy cho biết.
Cũng
theo nhạc sỹ của những bản tình ca này, sau khi ông phổ bài “Thà như giọt mưa”
được công chúng đón nhận quá trời, tác giả thơ Nguyễn Tất Nhiên còn cung cấp
cho ông thêm nhiều bài thơ khác nữa. Ông đã biến thơ thành những ca khúc trẻ
trung của thời đại như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như ma soeur, Anh vái trời,
hay Anh nam kỳ dễ thương, Hãy yêu chàng, Hai mươi năm tình lận đận...Và cho
đến bây giờ, nhiều người vẫn hát vẫn yêu những ca từ ấy.
Minh
Khánh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.