Friday, July 26, 2013

Dùng chùa lập mật khu cho Việt Cộng

image
Phật Giáo dùng chùa lập mật khu cho Việt Cộng hoạt động ngay tại Thủ Đô Sàigòn.

Nhằm mục đích  để đưa ra ánh sáng chúng tôi  cố gắng tìm hiểu ,nghiên cứu xem có bao nhiêu  lý do cốt lỏi, đưa đến việc chính quyền miền Nam rơi vào tay CS.
Đã có nhiều nhà sử học, giáo sư, tiến sĩ, nhà văn nhà báo đã đưa ra lý do “ chúng ta (VNCH) bị đồng minh chính là Hoa Kỳ bỏ rơi…” Điều này hoàn toàn đúng trăm phần trăm; Nhưng điều chúng tôi muốn tìm hiểu sâu xa hơn nguyên nhân nào “khiến Hoa Kỳ bỏ rơi” ?

image
Nhiều nhà sử học đã quả quyết  “ Vì anh đồng minh Hoa Kỳ đã liên kết bắt tay với Tàu, Nga nên không ngại CS bành trướng xâm lấn các quốc gia đông nam Châu Á” Điều này cũng đúng nhưng với tầm rộng lớn quá, có tầm mức bang giao quốc tế nên ngoài khả năng của kẻ hèn này.

Chúng tôi chỉ sử dụng sự hiểu biết của “thuyết” thực tế  là sự viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH chống cộng sản Bắc Việt có đem lại kết quả hay không ?

Quân lực VNCH là một quân đội chiến đấu dũng cảm, kiên cường và oai hùng, trong cuộc chiến từ năm 1955 đến 30-4-75. Người chiến sĩ của quân lực VNCH đã anh dũng tái chiếm: Cổ thành Quảng Trị, Kontum, Bình Long. Cũng đã oai hùng tiêu diệt địch khắp 26 tỉnh thành phố trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, gây tổn thất lớn cho quân đội VC…Điều đó không thể chối cãi được, chiến công của người lính VNCH đã ghi vào chiến sử oai hùng . Tháng hai,3 và 4 mnăm 75 những người chiến sĩ “oai hùng” kia đã không được quyền chiến đấu, từ 55 ngày trước theo lệnh của thượng cấp là  “triệt thoái” và buông súng đầu hàng.

image
Với một quân đội hào hùng, chiến đấu anh dũng tại sao đồng minh cắt quân viện?

NGUYÊN NHÂN CHÍNH ĐƯA ĐẾN VIỆC ĐỒNG MINH “BỎ RƠI CẮT VIỆN TRỢ ” LÀ PHẬT GIÁO
image
Các nước Tây phương, văn minh tiên tiến chính quốc hội là nới tâp trung  quyền lực tối cao quyết định tất cả mọi kế hoạch chi phí, viện trợ, chiến tranh… Tổng thống, thủ tướng hành pháp chỉ là cơ chế điều hành, quyết định là  Quốc Hội.

Trong suốt cuộc chiến Quốc Cộng,  Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam là ẩn chứa bao biết bao nhiều bí ẩn có công khai có :

image
Bên trong Việt Nam thì họ,  nhân danh hoà bình, chống chiến tranh đã có những cuộc bạo động tự thiêu, xuống đường tuyệt thực, chống Mỹ đố xe Mỹ, đốt lãnh sự quá, đốt trung tâm văn hoá Hoa Kỳ, Đà Nẳng, Huế, Nha Trang, Saigon… Phật Giáo tranh đấu suốt từ tháng 5 năm 1963.

Bên ngoài Việt Nam nhất là các quốc gia Mỹ, Đức, Pháp … lực lượng “phản chiến” của các thượng Toạ, Đại Đức, Cư sĩ… Những thỉnh nguyện thư, những buồi diễn thuyết, những bài viết đăng trên các báo lớn ở Hoa Kỳ như New York Time, Washington Post…yêu cầu quốc hội Mỹ chấm dứt viện trợ cho VNCH và yêu cầu Mỹ rút quân tức khắc…

image
Điều nguy hiểm cho VNCH, đối với nhân dân Hoa Kỳ, Quốc Hội Hoa kỳ là những nhân vật này là ai, từ đâu đến ? Họ không đến từ miền Bắc, họ không phải là đảng viên “chính thức” của trung ương đảng, của bộ chính trị CSVN :Họ là những nhân vật đến từ nam vĩ tuyến tức là họ chống đối quyết liệt, viện trợ cũng như sự hiện diện của Hoa kỳ gíúp đỡ cho chính quyền và nhân dân  Nam vĩ tuyến đương đầu với CSBV.

image
Quốc hội cũng như nhân dân các nước lớn họ thường “xem mặt để bắt hình dong” nhìn vào bộ mặt ổn định chính trị của chính quyền, của quốc gia để họ duyệt xét viện trợ và duy trì mối bang giao, đó là lý do họ (Hoa Kỳ) phải triệt chính quyền do TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo vì nếu để ông tiếp tục lãnh đạo thì sẽ không yên với Phật Giáo vì “ông là người Thiên Chúa Giáo đàn áp Phật Giáo, một trong  danh sách có tên 100 bạo chúa trên thế giới” (nguồn GS Trần Quang Thuận thư viện Hoa Sen) Có ai điên dại gì tôi cho tiền anh cùng 58,000 công dân Mỹ hy sinh trên đất nước anh mà anh mạt sát chúng tôi thì chúng tôi (người Mỹ ) qúa ngu sao. Đòn này của Phật Giáo quá siêu chắc có chỉ đạo từ bộ Chính Trị, hay Trung ương Cục.
image
Cơ quan tình báo CIA, CID của Hoa kỳ tại Saigon  chắc  nắm vững tình hình ? Một số chùa của các quận quanh Saigon có lập “mật Khu” hầm chứa vũ khí, cán bộ, in truyền đơn chống phá chính quyền VNCH .v.v nhưng đành bó tay vì nếu động tới thì  những ông đảng viên cộng sản đầu trọc áo vàng, áo nâu áo lam kia sẽ dùng  loại vũ khi lơị hại hơn bom nguyên tử là  TỰ THIÊU, tuyệt thực, biểu tình.
image
Trong bài trước người viết có cống hiến đến quý độc giả “chùa mật khu Pháp Quang quận 8 Saigon…
Bài này người viết xin cống hiến đến quý vị độc giả “mật khu thứ hai tại quận 8 chùa Thiên Phước: tại số 1586  Phạm Thế Hiển phường 6, quận 8. Nơi đây cũng thiết lập hệ thống  kiên cố : hầm  trú ẩn, giao thông hào, kho  chôn dấu vũ khí, súng đạn bom mìn… Vách tường của chùa là nơi cất dấu tài liệu, bệ tượng Phật cũng là “bệ kê súng bắn nguỵ”  Sư trù trị là “đồng chí” cán bộ cao cấp lên quận 3,4,5,7,8…


Có công

Các thy được đánh giá cao
Có công giúp đng tiến vào Min Nam
Lúc thì giu mt âm thm
Khi thì l din m m ra quân
Cương,nhu phi hp tuyt trn
Kiên trì đóng cht dưới chân Pht đài
Bc,Nam khi hết chia hai
Có thy th din vai trò QUC DOANH
Quy cho giáo hi tan tành
Chia năm, x by ngn nghành nát tan

SR


Võ Long Ẩn
http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=11257



Chùa Thiên Phước
image
Mặt tiền chùa Thiên Phước

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại số 1581 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8.      
Chùa Thiên Phước do phật tử di cư từ miền Bắc vào Nam lập nên năm 1956 với những vật liệu thô sơ. Thượng tọa Thích Đạt Hảo tiếp quản chùa năm 1963, đến năm 1964 Thượng tọa Thích Nhật Hiện về trụ trì chùa.

image
Thượng tọa Thích Nhật Hiện – Trụ trì chùa Thiên Phước

image
Bà  Nguyễn Thị Phướng  - Đặc trách Quận ủy liên quận 7 - 8

II. Nhân vật và di tích lịch sử:
Chùa Thiên Phước là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Năm 1964, chùa được sửa chữa lại, đúc bê tông toàn bộ chùa. Đây là thời kỳ chùa được xây dựng lại nhằm phục vụ cho cách mạng (chứa vũ khí, in ấn tài liệu bí mật phục vụ cho cách mạng và nuôi dấu cán bộ cách mạng), nhất là trong hai cuộc tiến công nổi dậy năm 1968.
Nhiều cán bộ cách mạng đến trú ẩn và hoạt động hợp pháp tại chùa như: đồng chí Nguyễn Kim Xuân (Mười Xuân) - nguyên Bí thư Quận ủy quận 7, đồng chí Lê Quốc Sử (Bảy Sử) - nguyên Quận ủy viên liên quận 4, 7, 8, đồng chí Lê Quang Kim (Tư An) - nguyên Bí thư Quận ủy quận 8, đồng chí Đỗ Quang Minh (Hai A) - Quận ủy viên liên quận 7, 8, đồng chí Nguyễn Thị Phướng - đặc trách Quận ủy liên quận 7, 8 và các nhà sư hoạt động hợp pháp như: Thượng tọa Thích Nhật Hiện (Nguyễn Ngọc Ảnh), nhà sư Thích Huệ Hiền (Nguyễn Ngọc Ẩn), nhà sư Thích Huệ Văn,…         
Năm 1965, chùa Thiên Phước sửa chữa đúc bê tông chính diện, thiết kế các loại hầm trú ẩn, cất giấu vũ khí  kiên cố và tạm thời như:

- Dưới bàn thờ chính điện có hầm trú ẩn diện tích 3,4m x 2m x 1,8m, miệng hầm 0,4m x 0,4m. Trên miệng hầm được ngụy trang bằng tủ đựng kinh phật. Hầm có cửa ăn thông với phòng nghỉ của tăng ni để có thể từ đó thoát ra ngoài.

- Bệ phật lộ thiên và sân thượng được đúc bê tông nhằm quan sát địch tình và dùng bệ phật lộ thiên để làm bệ bắn. Sân thượng có diện tích 10m x 12m x 10m, bệ phật cao 12m.

image
Miệng hầm bí mật dưới chính điện, dưới lu nước là miệng hầm bí mật

image
Vách chùa dùng để giấu tài liệu
Chùa là nơi hoạt động vừa công khai vừa bí mật của cách mạng, cất giấu vũ khí để chuẩn bị cho đợt tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968. Những chiến tích đạt được là nhờ sự lãnh đạo của cán bộ cách mạng đó là các đồng chí Nguyễn Văn Thuyền ( Đồng chí Ba Tôn) - nguyên bí thư liên quận 7, 8, đồng chí Nguyễn Thị Phướng – đặc trách quận ủy liên quận 7, 8 và các đồng chí Nguyễn Ngọc Ảnh, Nguyễn Ngọc Ẩn - người của phân ban Tây Nam phân công hoạt động trong giới phật giáo. Lịch sử chùa Thiên Phước cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong quần chúng nhân dân nói chung trong Phật giáo nói riêng và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với cách mạng.

image
Quang cảnh tại buổi lễ trao bằng di tích
Là di tích có giá trị lịch sử, chùa Thiên Phước là nơi học tập truyền thống yêu nước của dân tộc ta, là nơi ghi nhớ những đóng góp của nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

image
Trao Bằng di tích lịch sử chùa Thiên Phước
                
III.  Khảo tả di tích:
Chùa  quay về hướng Đông Nam và có tổng diện tích mặt bằng là  700m2 . Mặt tiền có cổng tam quan, phía trên có hình lưỡng long triều nguyệt, hai bên cổng phụ có hai miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương. Bên trái chính điện có đền Tứ Phủ. Giữa sân chùa có tượng Nam Hải Quan Âm Bồ Tát đứng trên con kình ngư. Phía trước chính điện có 2 lớp cửa, xây liền với chính điện là bệ phật lộ thiên, chính giữa là phòng nghĩ (tăng xá).
Năm 1965, chùa Thiên Phước sửa chữa đúc bê tông chính điện, thiết kế các loại hầm trú ẩn, cất giấu vũ khí kiên cố và tạm thời ở một có điểm như:

- Dưới bàn thờ chính điện có hầm trú ẩn , miệng hầm được ngụy trang đặt tủ dựng kinh Phật, có cửa ăn thông với phòng nghĩ của tăng ni để có thể từ đó thoát ra ngoài.

- Bệ Phật lộ thiên và sân thượng được đúc bê tông với ý định của Cách mạng là quan sát địch tình và dùng bệ Phật lộ thiên làm bệ bắn.

- Hầm ở dãy nhà vệ sinh bên trái đền Tứ Phủ là một thùng phi chôn âm dưới đất, miệng hầm bằng với mặt đất được nguỵ trang bằng lu nước tráng men trơn màu vàng đặt ở trên.

- Giếng nước gần nhà bếp khi cần cũng được tận dụng làm nơi giấu vũ khí (dùng bịch ni lông cột lại rồi cho xuống giếng).

- Trong dãy phòng học cũng được thiết kế một số hầm dưới dạng thùng phi chôn âm dưới đất, trên miệng được ngụy trang kỹ lưỡng.

- Vách chùa được xây bằng gạch lóc hình khối chữ nhật rỗng ỡ giữa được tận dụng để cất giấu tài liệu.

Nhìn chung chùa Thiên Phước được xây theo kiểu hiện đại, đúc bê tông chắc chắn, ngoài mục đích thờ Phật, chùa còn được xây dựng với hầm bí mật và các vị trí bí mật khác  để phục vụ cho việc che giấu cán bộ Cách mạng và giấu tài liệu mật, vũ khí. Chùa đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ của mình.

IV. Giá trị của di tích:
Chùa Thiên Phước là cơ sở Cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ:
Chùa là nơi in ấn tài liệu bí mật phục vụ cho Cách mạng.
Chùa là nơi cất giấu vũ khí để chuẩn bị đợt tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968. Như vậy chùa vừa hoạt động công khai vừa bí mật ủng hộ Cách mạng. Lịch sử chùa Thiên Phước cho ta thấy sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong quần chúng nhân dân nói chung và trong Phật giáo nói riêng, cho ta thấy sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với Cách mạng.
Chùa Thiên Phước là di tích có giá trị lịch sử. Đây sẽ là nơi học tập truyền thống yêu nước của dân tộc ta, là nơi ghi nhớ những đóng góp của nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
                                       
V. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:
Ngày 24/4/2009 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1763/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố. Chùa Thiên Phước được khoanh vùng bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam.   
                                            
VI. Tài liệu tham khảo:
- Phiếu sưu tầm tư liệu (viết tay) - Nguyễn Ngọc Ảnh (Thích Nhật Hiện).
- Phiếu sưu tầm tư liệu (bản đánh máy) - Nguyễn Thị Phướng.
- Phiếu sưu tầm tư liệu (bản đánh máy) - Nguyễn Thị Hai.
- Phiếu sưu tầm tư liệu (bản đánh máy) - Nguyễn Ngọc Ẩn (Thích Huệ Hiền).
- Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tập II (1954 - 1975) sơ thảo – NXB TPHCM.
- Lịch sử truyền thống chống Mỹ của Đảng bộ và nhân dân quận 8 (1954 – 30/04/1975)

image
image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.