Mỹ
- Việt cần cân nhắc yếu tố TQ trong quan hệ song phương, theo tác giả.
Tòa
Bạch Ốc vừa loan báo Tổng thống Barack Obama sẽ đón Chủ tịch Trương Tấn Sang
vào ngày 25-7 tới đây.
Tin
này gây ít nhiều ngạc nhiên cho một số dân cử trong Quốc hội Mỹ, những tổ chức
bảo vệ nhân quyền và cộng đồng người Mỹ gốc Việt vì tình hình nhân quyền tại
Việt Nam gần đây xấu đi với bắt giam, xử án nhiều người có quan điểm bất đồng
với Hà Nội.
Mới
nhất là việc tuyên án tù hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha;
vụ bắt luật sư Lê Quốc Quân và nhà báo Trương Duy Nhất.
Vụ
xử Lê Quốc Quân đã lên lịch ngày 9-7, giờ chót Hà Nội cho hoãn lại với lý do
chánh án ốm đột xuất. Ngay sau đó tin Tổng thống Barack Obama gửi lời mời đến
Chủ tịch Trương Tấn Sang được loan báo.
Đây
là dấu chỉ Việt Nam
chiều ý Hoa Kỳ để hy vọng nâng quan hệ hai nước lên mức cao hơn, cũng như giúp
Hà Nội cân bằng quan hệ với Bắc Kinh.
Quan
hệ Việt-Trung những năm qua trở nên căng thẳng khi Trung Quốc muốn xác định chủ
quyền lãnh hải bằng đường lưỡi bò kéo dài xuống tận Malaysia ,
bao gồm hết biển Đông Việt Nam
và Tây Philippines .
Động
thái của Trung Quốc làm các nước ASEAN và cả Hoa Kỳ quan ngại. Tổng thống Obama
đã đề xuất chiến lược chuyển trọng điểm, tái cân bằng lực lượng quân sự để ngăn
chặn Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng và kiểm soát biển Đông, là thủy lộ chính từ
Đông Á qua biển Ấn Độ, tới Trung Đông.
Đây
là một thay đổi chính sách mang tính chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực kể
từ năm 1975.
Một
lần nữa địa chính trị vùng Đông nam Á lại trở nên nóng, tuy không có bom rơi,
súng nổ mà là tấn công kinh tế của Trung Quốc đối với các quốc gia trong vùng,
trong đó Việt Nam phải chống đỡ nhiều nhất vì ở sát bên cạnh.
Ngày
nay bối cảnh là với một Trung Quốc ít cộng sản tính hơn nửa thế kỷ trước, không
còn ào ạt xuất khẩu súng đạn, xuất khẩu chính sách cải cách ruộng đất, hợp tác
xã, thay vào đó là đổ tiền và các sản phẩm mà sức mạnh của nó có thể đánh sập
nền kinh tế của Việt Nam.
'Trung
Quốc thay đổi'
Thời
Chiến tranh Lạnh, với chủ trương ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông
Nam Á, Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam qua cuộc chiến với kết thúc là
chiến thắng về phía cộng sản.
Lý
giải lịch sử của giai đoạn này có hai hướng. Một khuynh hướng cho rằng Hoa Kỳ
đã thất bại trong mục tiêu ngăn chặn làn sóng đỏ.
Nhận
định khác coi sự kiện năm 1972 khi Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc bắt
tay với Mao Trạch Đông thì cuộc chiến ngăn chặn cộng sản không còn là mục tiêu
nữa.
Với
Thông cáo chung Thượng Hải 1972, hai nước đã đặt phát triển quan hệ Mỹ-Trung
tập trung vào trao đổi thương mại.
Từ
hơn ba thập niên qua, công ty Mỹ đổ vào Trung Quốc hàng năm cả trăm tỉ đô-la.
Đổi lại, người dân Mỹ có hàng tiêu dùng với giá thật rẻ.
Nhờ
đầu tư quốc tế và thị trường tiêu dùng khắp thế giới, nền kinh tế Trung Quốc
nay có tổng sản lượng quốc gia chỉ thua Hoa Kỳ. Theo dự đoán, con số này sẽ
vượt Mỹ trong vài năm tới.
Một
Trung Quốc phát triển đã vươn ra các châu lục tạo ảnh hưởng, không phải quân
sự, mà về kinh tế.
Quan
hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức và đặc biệt
với Hoa Kỳ là quan hệ tài chính, thương mại đa chiều đan xen chằng chịt với
nhau. Sẽ không thể có chiến tranh nóng với Trung Quốc, ngay cả chiến tranh kinh
tế cũng khó, vì nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu toàn cầu.
Điều
mà giới lãnh đạo tài chánh, các nhà đầu tư không bao giờ muốn.
'Ai
quan trọng hơn'
Việc
giải quyết những tranh chấp biển Đông vì thế sẽ không thể thiếu Hoa Kỳ vì nơi
đó vừa là nguồn tài nguyên năng lượng, lương thực, vừa là huyết mạch vận chuyển
hàng hoá đường biển.
Nhìn
dưới góc độ giao thương, sau khi bắt tay nhau thì quan hệ Mỹ-Trung trở nên quan
trọng hơn quan hệ Mỹ-Việt.
Năm
1973 Mỹ đã đồng ý rút khỏi Việt Nam ,
không muốn tiếp tục đối đầu bằng chiến tranh với Trung
Quốc. Năm 1974 Mỹ làm
ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.
Đầu
năm 1979 Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và quan hệ Việt-Trung
trở nên cực xấu với cuộc chiến biên giới, mà Mỹ đứng ngoài.
Hoa
Kỳ đã không mở ra quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến năm 1995, sau khi quan
hệ Việt-Trung đã được bình thường hoá.
Từ
bốn thập niên qua, quan hệ Mỹ-Trung đã trở thành trọng tâm của chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ. Các tổng thống Mỹ, từ sau Richard Nixon, trừ Gerald Ford, đều
có những chuyến thăm viếng chính thức Trung Quốc khi làm lãnh đạo Hoa Kỳ.
Dù
còn những khác biệt về cơ chế chính trị, hai nước ngày nay đã trở thành đối tác
không thể thiếu nhau trong quan hệ tài chính, thương mại.
'Điều
kiện đồng minh'
Quan
hệ Mỹ - Việt chịu tác động ở việc VN thoát khỏi ảnh hưởng của TQ và hội nhập
dân chủ, theo tác giả
Nhưng
Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không là đồng minh vì nhiều khi còn bùng lên những căng
thẳng, như vụ sinh viên nổi dậy đòi dân chủ ở Thiên An Môn 1989 bị đàn áp, vụ
máy bay Mỹ ném bom đại sứ quan Trung Quốc ở Belgrade 1999, vụ va chạm trên
không giữa máy bay quân sự Mỹ và Trung Quốc năm 2001 trong không phận gần đảo
Hải Nam.
Trong
vùng Đông nam Á, Hoa Kỳ đã có những đồng minh lâu đời là Nhật, Nam Hàn, Thái
Lan và khối ASEAN, trong đó Việt Nam là một quốc gia hội viên.
Tuy
quá khứ là kẻ thù, từ hai thập niên qua Hoa Kỳ đã mở rộng quan hệ với Việt Nam và muốn
phát triển lên mức như đang có với các nước ASEAN.
Tổng
thống Obama là lãnh đạo Mỹ thứ hai đón tiếp lãnh đạo Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc.
Người tiền nhiệm, Tổng thống George W. Bush đã đón Thủ tướng Phan Văn Khải và
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Với
vị trí địa chính trị của Việt Nam và sự quan trọng của quan hệ Mỹ-Trung, quan
hệ Mỹ-Việt cũng sẽ chỉ ở mức đối tác chứ chưa thể trở thành đồng minh của Hoa
Kỳ như nhiều nước khác trong vùng.
Ít
nhất là cho đến khi Việt Nam nhất quyết tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và
hội nhập chính trị với các quốc gia tự do, dân chủ trong vùng.
Bùi
Văn Phú
Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.