Trong
một bài phỏng vấn đăng trên báo tamnhin.net ngày 23/6/2013, ông Lê Doãn Hợp,
cựu Phó Ban tuyên huấn trung ương và cựu Bộ trưởng Văn hóa thông tin (sau đổi
thành bộ Thông tin và Truyền thông), hiện đang làm Chủ tịch Hội Truyền thông số
Việt Nam, có một nhận định rất thú vị: “Riêng ở Việt Nam có một cái hay là hệ
thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ
báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa.”
Đọc nhận định ấy, thấy hơi là lạ, tôi vào Google, thử gõ mấy chữ “chính phủ sợ báo chí” (hoặc “nhà báo”) (government fears journalist/journalism), tôi thấy hiện lên, trong phần kết quả, toàn những chuyện ngược lại: nhà báo sợ chính phủ. Ngoài những nước đang loạn lạc, nơi các nhà báo có thể dễ dàng bị mất mạng khi đang tác nghiệp, những địa điểm đáng sợ nhất là các xứ độc tài (kể cả Nga), ở đó các nhà báo thường bị bắt bớ, bỏ tù, đánh đập hoặc có khi bị giết chết khi lên tiếng tố cáo tham nhũng và lạm quyền. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ ký giả (Committee to protect journalists), từ năm 1992 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 982 nhà báo bị giết chết, trong đó nhiều nhất là các phóng viên báo in (30%), tiếp theo là phóng viên truyền thanh và truyền hình (24%). Số người chết vì bị lạc đạn ngay trên trận địa tương đối ít (19%), trong khi đó chết vì bị sát hại thì rất nhiều (68%). Ai giết họ?
Đọc nhận định ấy, thấy hơi là lạ, tôi vào Google, thử gõ mấy chữ “chính phủ sợ báo chí” (hoặc “nhà báo”) (government fears journalist/journalism), tôi thấy hiện lên, trong phần kết quả, toàn những chuyện ngược lại: nhà báo sợ chính phủ. Ngoài những nước đang loạn lạc, nơi các nhà báo có thể dễ dàng bị mất mạng khi đang tác nghiệp, những địa điểm đáng sợ nhất là các xứ độc tài (kể cả Nga), ở đó các nhà báo thường bị bắt bớ, bỏ tù, đánh đập hoặc có khi bị giết chết khi lên tiếng tố cáo tham nhũng và lạm quyền. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ ký giả (Committee to protect journalists), từ năm 1992 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 982 nhà báo bị giết chết, trong đó nhiều nhất là các phóng viên báo in (30%), tiếp theo là phóng viên truyền thanh và truyền hình (24%). Số người chết vì bị lạc đạn ngay trên trận địa tương đối ít (19%), trong khi đó chết vì bị sát hại thì rất nhiều (68%). Ai giết họ?
Con
số sau tên mỗi nước là số nạn nhân bị giết chết.
Việt
Sống trong một đất nước không có tự do báo chí như thế, tất cả các nhà báo có chút tinh thần độc lập đều phập phồng lo sợ bị mất việc hoặc bị bắt bớ. Sợ, như lời thú nhận của Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu ngày trước, đến độ đâm ra hèn. Vậy mà ông Lê Doãn Hợp lại nói một điều ngược ngạo: chính phủ sợ báo chí.
Ông còn ngược ngạo hơn nữa khi nói thêm: Đó là một “thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa”. Dường như ông xem đó là một biểu hiện của dân chủ. Nhưng vấn đề là: ở tất cả các quốc gia dân chủ thực sự, chính phủ lại không sợ báo chí. Họ có thể e dè báo chí nhưng không sợ báo chí. Ở các nước dân chủ, tất cả các nguyên thủ quốc gia đều thường xuyên đối diện với báo chí, trả lời đủ mọi thứ chất vấn của báo chí, dưới hình thức họp báo hoặc xuất hiện trên các đài truyền hình và truyền thanh. Hầu như ngày nào cũng vậy. Có ngày nhiều lần. Từ sáng sớm đến tối mịt.
Sợ báo chí không phải là dấu hiệu của dân chủ.
Vậy tại sao chính phủ Việt
Câu trả lời, thật ra, rất đơn giản. Có mấy lý do chính:
“Tôi rất quen thuộc với truyền thông và báo chí bởi vì chính tôi cũng đã từng là nhà báo từ 1967 đến 1996 và sau đó, làm Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, tạp chí lý luận của đảng. Chức năng của truyền thông không phải là tuyên truyền chống lại nhà nước. Các nhà báo chỉ được tường thuật các sự kiện và không nên góp ý truyền bá hệ thống đa đảng trên các bài xã luận hay trên mạng. Các cơ quan truyền thông ngoại quốc như RFA, VOA và BBC đã nhanh nhảu phát đi những lời bình luận như thế đến người dân Việt Nam dưới lớp vỏ các tin tức và thông tin ‘độc lập’ ngoài sự đồng ý của chúng tôi.
Tất cả những kẻ kêu gọi cải tổ trong mấy tháng vừa qua đều phạm tội phá hoại chính trị, ý thức hệ và đạo đức. Khi tôi nhậm chức, chủ nhiệm tờ báo đảng Nhân Dân cũng đã từng lên án những kẻ kêu gọi chủ nghĩa đa nguyên.
Một kẻ như vậy mà sợ báo chí, kể cũng hơi lạ.
À, mà ở Việt
Nguyễn
Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.