Thursday, June 27, 2013

Chuẩn bị xử vụ tranh chấp lãnh thổ Campuchia-Thái Lan

image
Nhân viên bảo vệ Campuchia canh gác tại đền Preah Vihear. Hồi thập niên 1960, Tòa án Quốc tế đã tuyên bố một ngôi đền cổ ở biên giới là thuộc về Campuchia nhưng không quyết định về phần đất xung quanh ngôi đền.

BANGKOK — Tòa án hàng đầu của Liên Hiệp Quốc, theo dự liệu, sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới đây đối với yêu cầu của Campuchia muốn họ xác định quyền sở hữu của phần đất có tranh chấp ở biên giới giáp với Thái Lan. Hồi thập niên 1960, Tòa án Quốc tế đã tuyên bố một ngôi đền cổ ở biên giới là thuộc về Campuchia nhưng không quyết định về phần đất xung quanh ngôi đền. Một số nhà phân tích cho rằng một phán quyết rõ ràng về phần đất này có thể lại gây thêm căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
image 
Những người Thái Lan theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan hai năm trước đây đã đòi tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc loại đền Preah Vihear của Campuchia ra khỏi danh sách địa điểm Di sản Thế giới.

Họ xem sự công nhận này là một sự thiệt hại cho chủ quyền của Thái Lan phát sinh từ một quyết định năm 1962 của Tòa án Quốc tế.

Tòa án này đã đưa ra phán quyết về quyền sở hữu của ngôi đền, nhưng cho tới năm nay, họ đã từ chối quyết định về vấn đề nước nào làm chủ phần đất xung quanh ngôi đền.


image 
Giáo sư Thitinan Pongsudhirak của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc tế ở Bangkok cho rằng tốt nhất là tòa án để cho vấn đề quyền sở hữu tiếp tục có tính chất mơ hồ.

Ông Thitinan nói: "Tôi hy vọng là lần này chúng ta sẽ thấy một sự mơ hồ tương tự và sự mơ hồ này sẽ buộc chính phủ Campuchia và chính phủ Thái Lan ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết vấn đề. Bởi vì hiện nay chúng ta có hai chính phủ dường như có thể nói chuyện với nhau."

Những mối căng thẳng vì vấn đề này đã đưa tới những vụ đụng độ dọc theo biên giới, gây tử vong cho khoảng 20 người và làm cho hàng vạn dân làng phải phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Đền Preah Vihear - ngôi đền Ấn Độ giáo của người Khmer được xây cách nay 900 năm, đã bị hư hại trong cuộc giao tranh.


image 
Nhà phân tích chính trị Thitinan cho biết vụ tranh chấp biên giới này đã bị khích động bởi những người chống đối ông Thaksin Shinawatra, cựu Thủ tướng Thái Lan đang sống lưu vong.

Ông Thitinan nói: "Việc ngôi đền được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới đã bị chính trị hóa và trở thành một yếu tố gây tranh cãi trên chính trường Thái Lan. Trong khi đó, về phía Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cũng đã không giúp ích gì cho vấn đề này vì ông ấy ngã về một bên trong vụ tranh cãi qua việc ngã về phía của ông Thaksin Shinawatra."

Indonesia đã tìm cách điều giải cho vụ tranh chấp, nhưng quân đội Thái Lan không chịu để cho các giám sát viên đến hoạt động ở vùng biên giới.


image 
Mặc dù vậy, các mối quan hệ giữa Bangkok và Phnom Penh đã được cải thiện sau khi em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, được bầu làm thủ tướng và quân đội Thái Lan đã có thái độ hòa hoãn hơn trước. Về việc này, giáo sư Thitinan cho biết như sau.

"Hiện giờ không có sự hậu thuẫn trực tiếp nào từ những nguồn khác để kích động, để thúc giục quân đội có những hành động kịch liệt. Vì vậy cho nên, so với năm 2011, tình hình hiện nay có phần thuận lợi hơn để quân đội Thái Lan tuân hành phán quyết mà Tòa án Quốc tế sẽ đưa ra."


image 
Ông Thitinan nói thêm rằng bất kể là phán quyết của Tòa án Quốc tế có lợi cho bên nào thì những người dân trong vùng biên giới vẫn muốn có hòa bình để họ có thể tiếp tục sinh sống và mua bán qua lại như bình thường.



Daniel Schearf

image


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.