Hai
blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng
Đánh
giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ'
trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn
tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Bình
về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan
sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn
chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn
nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.
Blogger
Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ
việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương
Duy Nhất tại Đà Nẵng.
Nay,
trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các
vụ này:
"Người
ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng
rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa
bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức
hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"
"Điều
đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu
tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy
họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.
“Họ
bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe
dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách
làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”
Cùng
lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua
mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn
huệ từ Trung Quốc.
Theo
ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh
quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.
Riêng
về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:
“Tôi
đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng
đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”
"Các
đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê
phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ
và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger
muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn."
Bực
giận lan rộng
Trung
Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân
quyền
Từ
Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:
“Vụ
bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng
Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho
tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước.
Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay
về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với
hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền
lâu của Đảng.
Chỉ
trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị
bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm
luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.
AP
cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán
những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có
phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.
Giáo
sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:
"Chính
quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây
viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu
gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình."
Cùng
thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận
đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.
Bài
ký tên Đàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm
nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai
người:
"Trong
khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết
trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh
và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết
Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào..."
Bài
viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, "cũng
như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong
cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện 'văn chương thế sự' như ông
tự nhận khi tạo trang blog cá nhân".
"Ông
Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong
guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân
ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa
bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với 'phong
thái' 'bắt người định tội' của chính thể này.
Còn
trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia
các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối
13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không
còn truy cập được nữa.
Vào
ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng
chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu
tháng tạm giam.
Còn
cây bút, Hồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương
Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng "nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một
lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều
luật 258 là chuyện rất bình thường".
"Và
thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả
dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.