“…
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau, để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…”
("Áo
Lụa Hà Đông” - Nguyên Sa)
Lời
mở đầu:
Mặc
dù đã có mơ ước, nhưng tôi không (thể) trở thành một bác sĩ y khoa; và cũng
không thể là một nhà tâm lý học… Tôi đành an phận với danh vị của một phó
thường dân Nam
bộ. Thành thực mà nói, về “Trí” thì có chỉ số thông minh (IQ) của tôi có
lẽ cao hơn nhiệt độ trong nhà một chút đỉnh; về “Tài” thì chỉ tạm đủ kiếm cơm
nuôi vợ con sống qua ngày qua tháng; về “Sức” thì cũng đã đuối, may ra còn đủ
để đẩy mấy cái thùng rác ra trước cửa cho xe rác lấy rác đi mỗi tuần một lần là
cùng… Riêng nhãn quan thì dường như vẫn mạnh giỏi, với tuổi 64 mà chưa
phải đeo kiếng lão, có thể nhận ra không khó khăn lắm đồng 25 xu ai lỡ làm rớt
trên mặt đường… Với cái nhãn quan này, tôi đã nhìn thấy, càng ngày có càng
nhiều, người chung quanh trong số đông “đồng bào người Việt tị nạn cộng sản,”
dưới nhiều hình thức và cường độ khác nhau, mắc phải bệnh tâm lý thời đại
mà các khoa học gia gọi là “Stockholm Syndrome” (tạm dịch là “Bệnh
Stockholm”). TVG
*
Để
giúp quý vị nhận diện được những con “bệnh” của “Bệnh Stockholm” này dễ hơn,
tôi xin phép trình bày một chút chi tiết nguồn gốc và bệnh lý học rất đại cương
mà tôi còn nhớ lại từ môn “Psychology 101” mà tôi đã lấy tại UCLA năm 1980
trước đây cho đủ tình trạng “sinh viên toàn thời gian (full time student).”
Tên “Bệnh Stockholm” lần đầu tiên được Bác sĩ Tâm lý học Nils Bejerot dùng để đặt cho một căn bệnh tâm lý phát hiện từ những người bị bắt làm con tin, bị giam giữ trong các hầm chứa tiền của nhà băng “Kreditbanken” ở Stockholm, thủ đô của Thụy điển, bởi một nhóm cướp nhà băng từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973. Sau 6 ngày bị giam giữ, các con tin đã tỏ ra có cảm tình một cách rất bệnh hoạn (“Traumatic bonding”) với những tên cướp mặc dù họ bị các tên cướp đối xử rất dã man… Các con tin còn lên tiếng bênh vực mục đích cướp bóc và sự đối xử, hành hạ các con tin của các tên cướp. Sau đó, họ từ chối hợp tác với chính quyền để truy tố các tên cướp khi các tên cướp bị bắt và con tin được giải thoát an toàn. Tệ hơn nữa, có 2 trong 4 con tin (đều là nữ nhân viên của nhà băng) sau đó đã đính hôn với 2 tên cướp (?) Chữ “Bệnh Stockholm” cũng được dùng lần đầu tiên trong các buổi phát hình tin tức về vụ cướp náy vào năm 1973. (Theo Wikipedia).
Như vậy, trước khi bị “Bệnh Stockholm” lúc nào không hay, người đang ở trong tình trạng tâm lý khỏe mạnh bỗng nhiên trở bệnh; bệnh nhân đã trải qua tuần tự 3 giai đoạn như sau:
1- Bị áp lực tâm lý (tinh thần) khá nặng và lâu dài (có thể là sự lo âu, sợ hãi, hoang mang, quẫn trí…)
2- Bị một người, một nhóm người, hay một cơ chế độc ác nào đó trực tiếp hành hạ tinh thần và thể xác; hay đối xử một cách mất nhân phẩm; bị gán cho những tội tày trời mà người bệnh chưa bao giờ dám nghĩ đến, chưa nói đến chuyện đã phạm phải.
3- Quan trọng hơn hết, có một giờ phút, một ngày đẹp trời nào đó, vì bận rộn, vì quên, hoặc vì hoàn cảnh thay đổi bất chợt, bỗng nhiên nhóm người ác độc có thể tạm thời ngừng sự đối đối xử tàn tệ trong một giai đoạn ngắn, hay có thể ngừng hẳn vì không còn khả năng hay quyền hạn để tiếp tục hành hạ nữa…
Nạn (bệnh) nhân, trong giây phút hoang mang này, chợt cảm thấy hình như mình được kẻ ác độc thương tình, tha thứ; rồi tự nhiên có một loại tình cảm, một loại suy nghĩ rất quái gở nẩy nở trong tâm trí của nạn nhân: Thấy người hành hạ mình (hay chế độ gây ra cái cảnh khổ của mình) là một người, một cơ chế đáng yêu, đáng mến, đáng phục… Việc mình bị hành hạ, bị đối xử mất nhân phẩm là chuyện mà nhưng người ác độc phải làm; mình có lẽ xứng đáng bị đối xử tàn tệ để chuộc lại tội (mà mình không bao giờ phạm tội? Cái tâm lý bệnh hoạn mâu thuẫn nhau ở chỗ này!)….
Các nhà Tâm lý học cũng giải thích, ngày qua ngày, dần dà nạn nhân bị bệnh tâm lý trầm trọng hơn vì sự đối xử dã man liên tục, dài hạn triền miên mà không hề dám tỏ ra một thái độ hay một hành động gì để chống đối lại. Họ sợ. Sợ rằng nếu ra mặt chống đối có thể bị giết mất mạng ngay; hay ít nhất cũng sẽ bị hành hạ dã man hơn… Tâm lý thụ động này phát xuất từ sự tuyệt vọng. Họ đã không thể nào tìm ra, hay không thấy được sự giúp đỡ từ bên ngoài; hoặc đôi khi có sự giúp đỡ nhưng chỉ là sự lường gạt để rồi họ không còn tin cẩn vào sự giúp đỡ nữa; dù là sự giúp đỡ kế tiếp là thực tâm thực tình… Sự thụ động dẫn đến cái tâm lý “tự ti,” có nghĩa là nạn nhân nghĩ chuyện mình bị hành hạ, bị đày đọa, gặp những cái bất hạnh là vì lỗi của chính mình… mình có lỗi, mình phải chịu đựng để đền lại cái lỗi đó (?), người hành hạ mình không có lỗi gì cả, họ chỉ làm công việc của họ phải làm. Chung quanh chúng ta, nhiều hoàn cảnh gia đình có người chồng vũ phu, rượu chè say sưa đánh đập vợ con tàn nhẫn hết ngày này qua tháng nọ mà người vợ vẫn chịu đựng, không tố cáo chống với chính quyền; hay bỏ chồng… Nhiều hoàn cảnh tù nhân “cải tạo” bị cs bỏ đói, hành hạ thể xác chết đi sống lại bây giờ vẫn muốn “hòa hợp hòa giải,” “thi hành sự đại đoàn kết” với vc; Dân vượt biên vượt biển tìm tự do bị mất hết tài sản của cải vì bị đánh cướp trên bộ hay gặp hải tặc trên biển; có nhiều trường vợ con bị hãm hiếp, bị giết, bị chết ngay trước mặt; nhưng họ vẫn muốn trở về Việt Nam hợp tác với cs để “quên quá khứ hướng đến tương lai…”
Tóm lại, loại người này là bệnh nhân của cái bệnh tâm thần thời đại gọi là “Bệnh Stockholm.”
Ở hải ngoại, số người lâm phải bệnh tâm thần “Stockholm ” rất đông đảo. Họ thuộc đủ loại, hạng người trong cộng đồng tị nạn cs. Từ dân ngu khu đen (như Trần trường, Nguyễn Phương Hùng) cho đến lãnh đạo cao cấp của quân đội, chính phủ (Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Trần Thiện Khiêm), lãnh đạo tôn giáo (Thích Giác Nhiên, Thích Mãn Giác (chết), Thích Nguyên Hạnh….), văn thi nhạc ca sĩ (Phạm duy, Từ Công Phụng, Thanh Tuyền, Elvis Phương, Chế Linh, Hoài Linh) cho đến trí thức khoa bảng (Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, LS Phùng Tuệ Châu, GS Vũ Đức Vượng)… Có thể nói rằng bệnh (“Stockholm ”) là bệnh truyền nhiễm, lan tràn qua mọi tầng lớp của cộng đồng tị nạn cs. Qua truyền thông tiếng Việt toàn cầu, bệnh này được nhìn thấy dưới nhiều hình thức và nhiều tên khác nhau gọi nghe quen thuộc hơn. Phe ta thì gọi là “Trở cờ,” “Đổi màu, “Phản thùng,” “Phản bội,” “Đâm sau lưng chiến sĩ…” Riêng vc với bản chất cố hữu gian manh thì bọn chúng giảo quyệt hơn. Chúng dùng những danh từ hoa mỹ mồi chài rất hấp dẫn như “Quê hương là chùm khế ngọt,” “Khúc ruột ngàn dậm,” “Quên quá khứ hướng đến tương lai,” “Đại đoàn kết dân tộc,” “Hòa hợp hòa giải xây dựng đất nước…” Nhưng mặt khác vc vẫn gọi người của “bên thua cuộc” với các tên với ẩn ý khinh thị như “Mỹ ngụy,” “Ngụy quân, ngụy quyền”, “phản động.” “Thế lực thù địch…”
Thử nhìn vào một vài bệnh nhân điển hình xem bệnh trạng diễn tiến nặng nhẹ như thế nào qua các lời nói, cử chỉ, hành động của họ… Tất cả các chi tiết đã được ghi lại sống động qua Video clips, hình ảnh và trên điện báo cũng như báo in để tự mình có thể chẩn bệnh của chính mình xem sao!
Trần Trường
1999
Thật ra, tên tâm thần ngu xuẩn này không đáng được nêu lên ở đây. Nhưng vì hành động điên khùng muốn nổi bật lấy tiếng ngu của hắn đã làm hàng ngàn người Việt tị nạn cs phản ứng biểu tình chống đối ở Little Saigon, thủ đô của dân Việt tị nạn cs… Hắn trờ thành một bệnh nhân tâm thần “Stockholm ” tiêu biểu của thời đại.
Trần Trường cùng gia đình vượt biên năm 1980 và được chính phủ Mỹ cho phép định cư tị nạn cs tại California . Hắn sống bằng nghề sang Băng đĩa Video lậu đem cho dân tị nạn cs thuê. Năm 1999 (sau gần 20 năm sống nghề sang bang đĩa lậu), bệnh tâm thần “Stockholm ” bỗng bùng phát chỉ qua một vài đêm (overnight).
Lợi dụng sự tự do ở Hoa kỳ, hắn đã can đảm (hay ngu xuẩn?) treo cờ đỏ sao vàng và đặt bàn thờ vái lạy hình ảnh hcm ngay trong tiệm cho thuê băng đĩa lậu HiTek của hắn tại khu thương mại Little Saigon. Kết quả đưa đến một cuộc biểu tình đông đảo chưa từng có của cộng đồng tị nạn cs ở hải ngoại sau 30/4/1975. Hắn bị bắt và bị 100 ngày tù ở nhà tù Orange County vì tội sang đĩa lậu. Sau án tù ở, bệnh khùng “Stockholm ” trở nên trầm trọng hơn. Năm 2005 hắn đâm ra mê sảng, bán hết tài sản lấy đô la tiền mặt mà hắn ki cóp qua bao năm cho thuê đĩa lậu độ 200 ngàn đô la; theo tiếng gọi bịp bợm “đại đoàn kết dân tộc (?)” của vi-xi, đem tất cả số đô la này về Việt Nam để mua đất đào ao nuôi cá “góp phần xây dựng đất nước.”
Chỉ được khoảng 2 năm - Năm 2007 - chương trình ao cá đang tiến triển ngon lành thì Trần Trường bị cán bộ cs cưỡng chiếm mất toi. Chuyện bị cưỡng chiếm này đâu có gì lạ dưới chế độ cs ngày nay (cứ xem số rất đông dân oan trường kỳ phản đối việc cs cưỡng chiếm đất đai thì biết!). Đã mất hết của, Trần Trường còn nợ tiền ngân hàng và các nhà thầu cung cấp thực phẩm nuôi cá. Ngân hàng và các nhà thầu lên tiếng sẽ đưa ra Trần Trường ra tòa nếu không thanh toán xong tiền nợ đúng hạn… Trần Trường phải vội vàng bỏ hết của chạy lấy người sang… Mỹ (không phải Mỹ tho!). Bây giờ hắn có vẻ hơi tỉnh táo lại, nhưng túi không còn một xu.
2012
Kể ra, Trần Trường vẫn còn may mắn. Hắn mất hết của nhưng chưa mất mạng. Hắn còn sống để họp báo ở San Jose nam 2012 để xin lỗi cộng đồng tị nạn về chuyện hắn đã làm (Hay thật! Cứ như xem phim hài hước); và xin cộng đồng quyên góp giúp hắn ít tiền để hắn trở lại Việt Nam kiện củ khoai cs. Tên điên này thiệt tình ngu hết biết; lại tưởng dân tị nạn cs ai cũng ngu như hắn. Tôi không phải là thầy tướng số, nhưng có thể thấy tương lai của tên hèn hạ này ra thế nào rồi. May mắn lắm thì có lẽ không bao lâu nữa thì hắn sẽ phải đi ăn mày. “Góp phần xây dựng đất nước” kiểu này đồng nghĩa với “đi ăn mày,” “đang từ mạnh giỏi biến sang từ trần…”
Trần Trường học bài học đầu tiên và cũng là cuối cùng về cs. Trần Trường dù sao cũng là một bằng chứng còn sống, vẫn còn đang thoi thóp thở, nhưng còn đủ sức tuyên bố tuyên mẹ chửi cs… Hy vọng rằng, trong những ngày còn lại của cuộc đời trên đất Mỹ, hắn có thể làm vài bịnh nhân “Stockholm” ở hải ngoại vừa mới manh nha nhuốm bệnh có cơ hội tỉnh táo người ra mà không (chưa) cần phải chữa trị gì cả.
Biết rồi, khổ lắm… nhưng ai mà biết được rằng họ có muốn tỉnh táo hay không là chuyện khác!
Nguyễn
Phương Hùng (NPH)
Trước Tượng đài chiến sĩ
Việt-Mỹ tại Little
Saigon
Tuy
chỉ là một cù lũ nhí (“small fries”) nhưng qua thời gian, con cắc kè NPH này
đổi màu khá ngoạn mục, có thể nói là ngoạn mục nhất trong các con cắc kè tị nạn
cs. Hắn có “trình độ” tài nghệ của một tên danh hề trước mắt cộng đồng tị
nạn cs. Là một anh lính VNCH đã giải ngũ từ khuya (?), cựu nhân viên sở
Mỹ ở Việt Nam (?)… may mắn chạy qua Mỹ tị nạn cs từ năm 1975. Hắn tự
xưng, tự đổi nhiều mầu áo mà bàn dân thiên hạ không ai có thời giờ kiểm chứng
là hắn không có “credits” thật hay không: nhà báo (?), cựu sĩ quan Biệt Động
Quân (?), đại diện cựu chiến sĩ VNCH (?)…
Nhìn
hình ảnh hắn quỳ lạy, khóc lóc với nước mắt nước mũi dàn dụa lau không kịp, mặc
quân phục BĐQ trước tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminster , California .
Rồi cũng lại khóc lóc nước mũi nước dãi lòng thòng, cái miệng khóc méo xệch ở
phi trường Nội bài Hà nội, mếu máo “Ối giời đất ơi! Đáng lẽ tôi phải về nước từ
lâu rồi” thì dù không phải là thầy thuốc, tôi cũng có thể quả quyết là hắn bị
bệnh tâm thần “Stockholm ”
rất loại nặng (hardcore).
Tại phi truờng Nội Bài, Hà
Nội
Báo
lề phải của cs được dịp tuyên truyền nhân dịp cắc kè NPH được phép đi thăm hải
đảo ở biển Đông, vùng đanh có tranh chấp với Trung cộng, viết về con cò mồi
không phải tốn kém bao nhiêu cho công tác “địch vận” như sau:
(nguyên
văn)
“…
Ông cảm thấy ân hận vì đã gần 36 năm mới đặt chân lên nơi mình đã sinh ra. “Tôi
là một người Việt Nam
bỏ đất nước ra đi dù là trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng sao đất nước thống nhất
lâu rồi tôi lại không về?” - ông Hùng tự hỏi. Từng tham gia quân đội Sài Gòn,
ông Hùng đã rời bỏ quê hương và không muốn quay lại bởi những thông tin mù
quáng và bị bưng bít. Thế nhưng, sau 9 ngày về với đất mẹ, ông đã hiểu mình bị
lừa dối. Ông tâm sự: “Ai cũng sung sướng được đặt chân lên hải đảo thiêng liêng
nhưng với tôi còn thêm cảm giác ăn năn của một người con từng bỏ đất nước đang
quay về tạ tội”.
(hết
trích)
Tình
trạng bệnh lý của bệnh nhân “kbchanoi” này đang đi vào cấp 4 - thời kỳ chót,
xem như đã hết thuốc chữa. Cộng đồng tị nạn cứ việc ngồi thong thả gãi…
trán để nhìn hắn “cash” thêm độ vài check SSI nữa là sẽ hắn hết mầu để đổi, hết
hơi để khóc… Nếu thật tình muốn ăn năn quay về tạ tội với “tổ quốc” thì
nhân tiện tôi đề nghị hắn nên chơi cho ngon, lên tiếng “chống Mỹ kí nước” bằng
cách cụ thể từ bỏ luôn mấy cái checks SSI cuối cùng của đế quốc Mỹ gởi mỗi
tháng; về sống vĩnh viễn ở Việt Nam (Mà nè! Nhớ đừng có đào ao nuôi cá nhe cha
nội!) để mà bắt tay với cs đóng góp xây dựng đất nước cs (“Đảng và tổ quốc là
một,” “Yêu tổ quốc là yêu XHCN!”) Đi về Việt Nam 3 lần rồi, suy nghĩ sao mà trở
về Mỹ để làm chi những chuyện oan trái vậy hà?
Nguyễn
Cao Kỳ (NCK)
1965
“..
Chúng ta (VNCH) thua là phải rồi… Họ (VC) có công thống nhất đất
nước. Họ làm được cái mà chúng ta không làm được. Tôi phải thán
phục họ…”
Qua
bất cứ một cơ hội được phỏng vấn nào ở trong cũng như ngoài nước, NCK, nhân vật
đứng thứ hai của chính thể Cộng hòa Nam Việt Nam, không bao giờ quên ca đi ca
lại cái lời ca rất “hữu nghị” này.
Nhìn
lại những lời lẽ mị dân rất đanh thép nặng ký ngày trước như “Phải Bắc tiến để
tiêu diệt cộng sản (trước năm 1975),” “Quyết ở lại (miền Nam ) đành cộng
sản đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng (vào tháng 4/1975),”
bây giờ lại lột lưỡi tuyên bố ngon ơ:
“…
Nhiều người cùng lứa già với tôi nay không còn phản đối chế độ trong nước nữa.
Khi biết tôi có ý định về Việt Nam
ở hẳn, có người bảo tôi rằng “Khi nào ông về thì tôi về theo.” Rồi chim lại bay
về tổ mà. Bây giờ tôi đã 75, chắc là cũng chỉ có thể cố gắng được trong khoảng
3 năm nữa để góp phần xây dựng những nhịp cầu của sự nghiệp đại đoàn kết dân
tộc. Nhưng tôi tin là cùng lắm 5 năm nữa là sẽ không còn vấn đề trong nước và
ngoài nước.” (Thứ bảy, 27 Tháng 11 năm 2004)
Tôi
đã viết khá nhiều về me xừ “Bú đà chai” NCK trở cờ này rồi. Ở đây tôi chỉ
xin phép vắn tắt thêm vài hàng:
2005
Trong
đám bệnh nhân “Stockholm ,”
NCK, với cương vị “cựu Phó Tổng thống, cựu thủ tướng VNCH” trước đây, là người
gây đã thiệt hại lớn lao nhất cho chính nghĩa, cho các nỗ lực chống độc tài cs
của các tổ chức, cộng đoàn người Việt tị nạn. Sau 7 năm về Việt Nam rồi
hui nhị tì ở Mã lai ngày 23 tháng 7 năm 2011, NCK không có đến mảy may một hành
động gì tạm gọi cho gần đúng nghĩa là của việc “đại đoàn kết dân tộc,” “hòa hợp
hòa giải dân tộc…” Tóm lại , NCK chỉ thỉnh thoảng nói lên
được vài tiếng ca ngợi sự chiến thắng của cs và còn lại thời giờ để… đánh
Golf… thiệt bótay.cơm.
Trần
Thiện Khiêm (TTK)
Một
nhân vật chính, có tên công khai trong sổ lương của CIA Mỹ, đã khuynh loát,
quậy nát chính trị miền Nam: đảo chính TT Ngô Đình Diệm nền Đệ nhất Cộng hòa,
giữ rất dài hạn vai trò quan trọng thứ hai (Đại tướng Thủ tướng chính phủ VNCH
/ so sánh ngang hàng với NCK) của nền Đệ nhị Cộng hòa. Bao nhiêu năm TTK ngậm
miệng như hến, thong thả ăn trên ngồi trốc một cách rất êm thắm từ sau năm
1963. Đến khi miền Nam
lâm nguy vào tháng 4/1975, hắn là một trong những tẩu tướng nhanh chân
nhất… Sau suốt 36 năm nín thở qua sông, tiếp tục ngậm miệng, âm thầm
hưởng thụ tài sản đã vơ vét rất kỹ lưỡng từ miền Nam Việt Nam; bỗng nhiên bệnh
“Stockholm” làm hắn đưa cái đầu rùa ra khỏi mu rùa và tuyên bố này nọ chỉ tổ
khai thiệt cái trí thấp của một tên lính đánh thuê (cho CIA):
“…
Dù ‘Cộng Sản’ hay ‘Không Cộng Sản’ thì họ cũng có tinh thần dân tộc yêu nước.
Kết án (họ) bây giờ hẵn có sự sai lầm chăng?”
(TTK
– Trong cuộc phỏng vấn của Việt Dzũng trên đài SBTN tháng 10/2010).
Tiếp
theo, TTK hiến kế miễn phí cho dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước:
“Đảng
cs đang tổ chức họp đảng và lấy ý kiến của người dân đề thay đổi chế độ.
Người dân cứ đưa ý kiến cho đàng csvn…”
(TTK
– cùng trong cuộc phỏng vấn của Việt Dzũng trên đài SBTN tháng 10/2010).
Chỉ
qua một hai câu trả lời đã thấy TTK chẳng hiểu cs cái “son-mother” gì
ráo. Các hội đoàn tị nạn cs chớ có dại mời anh đại chướng óc tầu hũ tương
chao (stinking tofu) này làm cố vấn… Nghe lời cố vấn của hắn thì lần này có thể
cả lũ tị nạn phải chạy vượt biên sang đất Mễ mà sống. Tới đây, tính
ra cũng hết đất dung thân rồi… Ở Mễ, chính phủ không nuôi nổi dân Mễ thì làm
sao họ nuôi nổi dân tị nạn csvn…??? (No SSI checks please!)
Phạm
Duy (PD)
Bệnh
nhân Phạm Duy cũng là con cắc kè loại độc đáo; có “102” (một không hai).
Tất cả các con cắc kè tên tuổi khác như (Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ mậu, Trần thiện
Khiêm…) chỉ đổi mầu một lần; riêng con cắc kè PD đổi màu tới lui 2-3 bận
lựng! Trước năm 1951 theo Việt Minh (tiền thân của đảng csvn) kháng chiến
chống Pháp, PD đã viết một số bài nhạc hùng ca ngợi kháng chiến (Đường ra biên
ải, Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ
xương máu) , những bài nói lên sự bi sự khổ của người dân nghèo theo
kháng chiến chống Pháp (Bao giờ anh lấy được đồn tây (sau đổi thành Quê nghèo),
Bà mẹ Gio Linh); các bài dân ca kháng chiến (Nhớ người Thương binh, Ru con, và
Nương chiều), PD có sáng tác cả bài chỉ để riêng ca ngợi HCM (Bên ni bên tê)
loại nhạc “Suy tôn Ngô Tổng Thống” ở miền Nam.
Rồi
năm 1951, PD bỗng đổi mầu mà không (dám) thông báo trước. “Dinh tê” về Hà nội,
làm việc cho Pháp. Năm 1954 theo làn song di cư vào Nam chạy trốn
cs. Từ 1954-1975 viết, sáng tác rất dồi dào nhờ sự tự do của miền Nam . PD
làm nhiều bài tình cà, trường ca và một số bài ca ngợi sự chiến đấu chống cộng
sản của quân dân miền Nam ,
Năm
1975 di tản sang Mỹ tị nạn cs. Trong những năm đầu tị nạn, PD viết nhiều
bài lên án cs với những chữ rất gay gắt: như gọi csvn là “bạo cường,” “loài quỷ
dữ,” gọi thủ đô Sài gòn là thành phố “phải mang tên xác người,” người ở lại
không chạy kịp phải mang “vạn tủi oán…”
Vừa
đặt chân tị nạn cs trên đất Mỹ, về hai lần phải bỏ quê hương ra đi, PD ghi lại
trong ca khúc: “54 cha bỏ quê, 75 con bỏ nước” như sau:
Một ngày 54, cha lìa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày 75, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!...
Một ngày 75, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài Gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày 54, cha lìa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày 75, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!...
Một ngày 75, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài Gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Đôi
hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải
nuôi ngày về ôm Tổ quốc.…
(“54
cha bỏ quê, 75 con bỏ nước”)
Năm
1978, PD viết về tâm trạng của người dân Việt tị nạn cs tạm dung ở nước ngoài,
và được nhiều người chia sẻ:
Ở
bên nhà đôi tay ngà em vục bùn đen
Ở
bên nhà đôi môi mềm thu vạn tủi oán
Ở
bên này sống với ác mộng
Từng
đêm ngày anh ra biển rộng khóc thương em.
(“Ở
bên nhà em không còn đứng chờ đợi anh”)
Một
số bài có nội dung chống cộng khác được PD phóng tác phản ảnh đời sống dân miền
Nam sau 30/4/1975 như “Học Tập cải tạo,” “Phụ nữ Sài gòn” và bài đặc biệt lời
bài hát “Độc Lập Tự Do” đã trực tiếp mỉa mai cá nhân HCM, chửi cái khẩu hiệu
long trọng của chính quyền csvn (qua câu nói của HCM) trên các văn bàn có tính
cách quốc gia:
Độc
lập là mất Cam Ranh,
Tự
do là bán dân mình cho Nga,
No
là cơm độn bo bo,
Ấm
là quần rách để thò Bác ra…
(“Độc Lập Tự Do”)
(“Độc Lập Tự Do”)
Từ
năm 1999, cắc kè PD đã có dấu hiệu bắt đầu dọn sân sửa soạn cho việc đổi mầu
lần thứ hai. Năm 2004, khi được hỏi về nội dung lời nhạc của bài “54 cha
bỏ quê, 75 con bỏ nước” thì PD đã trả lời rất lập lờ, mơ hồ, gần như vô
nghĩa chứng tỏ sự “phản tỉnh,” “hối hận” muốn “về cội!” (một cách nói khác của
“đổi mầu…”).
Khi
được hỏi về một số lời hát có nội dung chống cộng viết sau 1975 thì PD nói là:
“Tôi
làm bài này trong lúc hoang mang”
Gặp
những trường hợp câu hỏi khó trả lời quá thì lấp liếm:
“Tôi
quên rồi… thôi nói lại làm gì”
“Tôi
chỉ chống gậy chứ không chống cộng”
Mặc
dù là một nhạc sĩ có tài; sáng tác rất phong phú cả ngàn bài ca được mọi giới
quần chúng ưa chuộng; nhưng vì lập trường chính trị nồi chõ, cộng thêm đức hạnh
lem nhem, đạo đức quá kém cỏi, ăn nói tiền hậu bất nhất như (giả) điên:
“Làm
văn hóa cái con mẹ gì?”
“Chỉ
hát những bài tôi viết lúc đi ỉa…”
“Cho
tôi 10 ngàn đô la để viết bài ca ngợi HCM thì tôi làm ngay!”
…
Thành
ra, ở trong nước cũng như hải ngoại, PD chưa hề bao giờ được chính thức vinh
danh là nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt Nam .
PD
chính thức trở về định cư tại Việt Nam ngày 17 tháng 5 năm 2005.
Con cắc kè này dù đã có cố gắng lấy lòng cs bằng cách hết lòng ca ngợi chính
sách “hòa giải hòa hợp” của chính quyền cs, PD vẫn bị văn nghệ sĩ, báo chí lề
phải trong nước ganh tị, chỉ trích quá khứ chính trị của PD. Nói chung,
dù đã được cấp “Chứng minh nhân dân,” được phép mua nhà nhưng chính quyền cs
cũng như văn công cs trong nước đối xử lạnh nhạt với PD. Chỉ có độ 100
bài hát (10%) của PD được phép hát ở Việt Nam . Bệnh nhân PD không thể
nào so sánh với bệnh nhân NCK – NCK được cs o bế đánh bóng kỹ lưỡng tốn kém hơn…
Đến
khi chết ở Việt Nam ngày 27 tháng Giêng năm 2013, “cây cổ thụ âm nhạc Việt Nam”
này không có được một lời phân ưu của các hội Văn hóa trong nước; chẳng có nhân
vật văn nghệ sĩ cỡ “ưu tú nhân dân” nào đưa đám ma… Nói tóm lại, chính
quyền cs đã ra lệnh ngầm là phải làm ngơ trước cái chết của PD. Chỉ thấy
duy nhất một văn công cs là Phạm Tuyên (con trai Phạm quỳnh, - Nên biết thêm là
anh chàng nhạc sĩ vô liêm sỉ này cố tình quên rằng bố mình bị cs thọc tiết thủ
tiêu không tìm ra xác, đã giả ân giả nghĩa nuốt nhục sáng tác bài hát “bất
hủ” “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng!”) viết bài phúng điếu kể
công trạng đóng góp của PD trong nền âm nhạc Việt Nam cận đại.
Nguyễn
Hữu Liêm (NHL)
NHL
Tự truyện:
(Nguyên
văn)
“…
Trưa ngày 30 tháng 4, 1975, đeo đu đưa trên chân đáp của chiếc trực thăng cuối
cùng rời phi trường Cần Thơ, trên vai vẫn đeo súng, và vai kia mang túi xách,
tôi đã thoát đi trong tiếng la hét hoảng sợ và cuồng nộ, bắn giết của đoàn quân
đang tan vỡ. Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần về lại Việt Nam . Lần nào
bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng vẫn luôn mang một nỗi sợ hãi thầm
kín. Không biết là lần này mình có bị trục xuất hay không? Những ngày còn ở
trong nước thì vẫn nghĩ đến chuyện công an “mời lên làm việc”. Tôi đã như là
một đứa con ghẻ trên chính quê hương mình. Nhưng lần này, tôi về lại quê nhà
với một tâm trạng khác. Tôi được chính thức mời trở lại Việt Nam .
...Ngày
thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến
quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc
ca Việt Nam
(này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát
Quốc ca của miền Nam, trước năm 1963 thì cùng với bài hát buồn cười “Suy tôn
Ngô Tổng thống.” Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled
Banner. Nay thì tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người
là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận
được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là
khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini. Tôi nhìn lên phía
trước, khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa
lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi
nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả
những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam ! Hồ Chí
Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên
mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước.
...Xin
chân thành cảm ơn tất cả. Ôi hỡi quê hương Việt Nam . Lần này, tôi đã thực sự trở về!
(“Nơi
giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi bình an” của Nguyễn Hữu Liêm - Ngày 27/11/2009)
(hết
trích)
(Nguồn: talawas.org)
Bệnh
nhân gốc lính VNCH liều mạng đeo càng trực thăng chạy trốn cs năm 1975, rồi trở
thành khoa bảng (Gíao sư, luật sư) trên đất Mỹ này tự mình khai bệnh trạng
“Stockholm” khá đầy đủ. Không cần thiết phải để chuyên gia chẩn bệnh.
Oái
oăm là cái “Nỗi Bình an” mà NHL nêu ra ở đây, ngày trước TT Nguyễn Văn Thiệu đã
gọi là “Bình an của nhà mồ (Peace of grave!!)” sau khi VNCH thỏa thuận ký Hiệp
ước Ba-lê với vc năm 1973…
Thiệt
tình… Sao cha nội NHL không “thực sự” trở về VN luôn tìm cách đào ao nuôi cá
cho nó biết rõ trắng đen?! Khoa bảng chi chi mà trình độ chính trị còn
kém cỏi quá. CS nó xỏ mũi, giựt dây chiều nào cũng xong… hết biết.
Kết
luận
Để
kết thúc, tôi xin mượn một câu nói của Bác học Albert Einstein gói bài nhận định
về “bệnh Stockholm ”
này:
“Chỉ
có hai thứ vô tận: Đó là vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người…”
“Two
things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about
the universe.”
―
Albert Einstein
Trần
Văn Giang
14
tháng 6 năm 2013
_______
Phụ
chú:
Trái
nghịch với “Bệnh Stockholm” là “Bệnh Lima (Lima syndrome).”
“Bệnh
Lima” là bệnh tâm lý của người độc ác bỗng nhiên yêu, thương, có cảm tình với
nạn nhân của mình… Trường hợp tâm lý này rất hi hữu và nếu có thực sự xẩy
ra đi nữa thì câu chuyện cũng khó lòng thuyết phục người nghe, người đọc (là
chuyện có thật!) Chỉ thấy lác đác một vài trường hợp của “Bệnh Lima” trên
các mạng tiếng Việt. Chẳng hạn Đại úy quản giáo cs Nguyễn Văn Thà
đã có cảm tình lén lút giúp đỡ tù nhân VNCH trong trại cải tạo cs trong câu
chuyện “Ở cuối hai con đường” của ông bạn Phạm Tín An Ninh.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.