Cuộc
đời ông Mandela
1918
Sinh tại Eastern Cape
1944 Gia
nhập Đại hội Dân tộc Phi (ANC)
1956
Bị xử tội phản quốc nhưng tòa bác cáo trạng
1962
Bị bắt và xử vì tội phá hoại, án 5 năm
1964 Bị
xử lần nữa, nhận án chung thân
1990
Được thả khỏi tù
1993 Nhận
giải Nobel
1994 Trúng
cử tổng thống da đen
1999 Rời
chính trường
Đến
thăm nhà tù trên đảo Robben, nơi chính quyền Nam Phi thời kỳ phân biệt
chủng tộc đã giam ông Nelson Mandela 18 năm, Tổng thống Hoa Kỳ, Barack
Obama bày tỏ cảm xúc rằng đây là một trải nghiệm sâu sắc.
Sau
đó, đến thăm Đại học Cape Town ,
ông Obama phát biểu:
“Nelson
Mandela cho chúng ta thấy lòng dũng cảm của một người có thể thay
đổi thế giới.”
Tại
học đường từng chỉ dành cho người da trắng, ông Obama gặp mặt những
sinh viên nhiều màu da, biểu hiện của viễn kiến ‘quốc gia cầu vồng’
mà ông Mandela từng nêu ra và phấn đấu cả đời để Nam Phi đạt được.
Sự
nghiệp chính trị của Nelson Mandela, 94 tuổi, người hiện đang trong
bệnh viện ở tình trạng rất yếu nhưng ổn định, không chỉ là giai
đoạn thắng cử và tự nguyện rời bỏ chính trường, mà còn cả một
thời kỳ đấu tranh lâu dài.
Luật
sư nhân quyền
Thăm
xà lim trên đảo Robben, tổng thống Barack Obama ca ngợi lòng quả cảm
Nelson Mandela
Tổng
cộng trong cuộc đời nhiều biến động, ông đã bị tù 27 năm và trong
những giai đoạn không bị bắt giam hoặc ngồi tù, Nelson Mandela làm
luật sư đấu tranh cho các bị cáo người da đen.
Xuất
thân từ nông thôn, vài nămn 1942 ông nhận được việc hành chính tại một
văn phòng luật sư da trắng có thiện chí cho người da đen làm việc.
Cùng
lúc, Nelson Mandela ghi danh học luật bán trú tại Đại học Witwatersrand .
Luôn
trung thành với tư tưởng nhà nước và xã hội pháp quyền, và tin rằng
đấu tranh bằng con đường pháp lý là cách tốt nhất để thúc đẩy
quyền lợi của người da đen, ông Mandela lập ra công ty luật đầu tiên
của người châu Phi bản địa vào giữa thập niên 1950.
Cùng
Oliver Tambo, người sau trở thành một lãnh đạo của ANC, ông Mandela đã
nhận nhiều vụ bào chữa của giới đấu tranh nhân quyền.
Chính
quyền apartheid đã dùng nhiều cách để ngăn cản hoạt động của công ty
luật nằm tại trung tâm Johannesburg .
Các
vụ phá phách, khám văn phòng chỉ là chuyện nhỏ.
Nelson
Mandela và cộng sự bị hăm dọa, dọa giết, bị đánh, bắt và bỏ tù
nhiều lần trong suốt thập niên 1960.
Chính
quyền cũng tìm cách xóa tên ông khỏi danh sách Luật sư đoàn Nam Phi
với lý do các hoạt động chính trị của ông thuộc loại ”vi phạm đạo
đức nghề nghiệp”.
Nhưng
niềm tin của Mandela vào sự công bằng của hệ thống pháp luật, dù bị
ảnh hưởng của ý thức hệ chủng tộc, phần nào được củng cố khi một
thẩm phán da trắng đã bác bỏ đơn của Hội Luật gia Nam Phi.
Nelson
Mandela không chỉ hành nghề luật mà còn vận động cho các hoạt động
nhân quyền của người đa den và đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng cho ANC.
Đòi
công lý cho người da đen Nam Phi, nhóm công dân chiếm đa số nhưng bị
tước các quyền chính trị, kinh tế và quyền sở hữu đất dù họ sống
chủ yếu bằng nghề nông, ông cũng thách thức cả hệ thống chính trị apartheid.
Theo
luật sư Sir Jeffery Jowell từ Anh và Giáo sư luật Hugh Corder từ Đại
học Cape Town, Nelson Mandela trong lần bào chữa cho chính mình bị buộc
tội “kích động biểu tình” trước tòa án ở Pretoria năm 1962 đã đặt
câu hỏi về tính chính danh của chế độ.
Ông
nói:
“Tôi
e ngại rằng tôi sẽ không có một phiên tòa công bằng và chính đáng vì
bản thân tôi cũng không bị ràng buộc cả về đạo đức và pháp luật
bởi một Quốc hội tôi không có đại diện.”
Ông
kết thúc bằng lời nói nêu bật tinh thần dân chủ và bình quyền như
truyền thống của xã hội châu Phi và “tính luân lý nội tâm” của con
người mà theo hệ thống apartheid đã không chấp nhận.
Sau
khi lên cầm quyền, ông Nelson Mandela tiếp tục đề cao tinh thần pháp
quyền và tuân thủ các quyết định của Tòa Bảo hiến kể.
Hai
ông Mandela và De Klerk được giải Nobel Hòa bình vì tinh thần hòa giải
Kể
cả khi tòa thách thức quyết định của ông ở cương vị tổng thống trong
vụ xử năm 1994 là do Đảng cũ của ông, ANC nêu ra chống lại nghị viện,
ông Mandela vẫn tỏ thái độ tôn trọng tòa, lúc này đã thuộc hệ thống
tư pháp dân chủ.
Chính
quyền của ông Mandela đã lập ra Ủy ban Sự thật và Hòa giải nhằm nói
cho hết các vấn đề của xã hội Nam Phi thời apartheid nhưng nhằm hàn
gắn, chứ không trả thù những đối thủ chính trị cũ.
Ngày
nay, sự nghiệp đấu tranh của ông Nelson Mandela đã trở thành biểu
tượng đấu tranh cho nhân quyền toàn cầu, các nhân vật từ phe tả và
phe hữu đều có thể rút ra bài học, hoặc lấy cảm hứng từ cuộc đời
ông.
Lý
do là những gì ông Nelson Mandela nêu ra luôn mang tính phổ quát và
vượt lên các lằn ranh chủng tộc, gia cấp, đảng phái và quốc gia.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.